Hiện nay, quan hệ tình dục không an toàn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh ngoài da. Trong đó, sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Mặc dù sùi mào gà không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng chúng tôi tìm hiểu những biểu hiện của bệnh và nguyên tắc điều trị để khỏi nhanh trong bài viết dưới đây.
I. Triệu chứng bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có thể tiến triển theo 2 giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn toàn phát với các triệu chứng khác nhau.
1. Thời kỳ ủ bệnh
Rất khó để xác định chính xác thời điểm bạn nhiễm HPV. Bệnh sùi mào gà có thể tiến triển âm thầm từ vài tuần tới vài tháng, thậm chí vài năm mới xuất hiện.
Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân hầu như không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một vài trường hợp bệnh nhân xuất hiện mụn nhỏ rất khó phát hiện và thường bị nhầm lẫn với bệnh khác.
Mặc dù không có biểu hiện bệnh nhưng người nhiễm virus vẫn có khả năng lây truyền cho người khác khi quan hệ tình dục. Vì vậy, khi quan hệ tình dục, tất cả mọi người nên sử dụng biện pháp an toàn như dùng bao cao su.
2. Thời kỳ toàn phát
Hình ảnh nốt sùi mào gà ở bộ phận sinh dục
Trong thời gian phát bệnh sùi mào gà, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng điển hình:
- Xuất hiện nốt sần hoặc mụn cóc trên bộ phận sinh dục. Chúng có thể mọc đơn độc hoặc thành chùm giống hình cây súp lơ. Bề mặt trơn nhẵn, thường nhấp nhô khi bạn chạm tay vào. Kích thước tổn thương có đường kính từ 1 – 10mm.
- Cảm giác ngứa rát, đau và khó chịu khi vận động.
- Có thể chảy máu khi quan hệ tình dục nếu bệnh nhân không phát.
- Bệnh nhân nữ còn có thể xuất hiện khí hư do viêm nhiễm âm đạo.
Các tổn thương thường chia làm 3 loại: sùi mào gà nhọn, sùi mào gà dạng sẩn và sùi mào gà khổng lồ. Màu sắc các nốt sần có thể có màu hồng tươi, đỏ, hoặc màu xám trắng hoặc nâu đen tùy vào vị trí và mức độ tổn thương.
Virus có thể tấn công vào nhiều vị trí khác nhau:
- Nữ giới: vùng âm hộ, âm đạo và thành ngoài cổ tử cung. Ngoài ra, nốt sùi có thể xuất hiện ở vùng đáy chậu và hậu môn.
- Nam giới: xuất hiện ở đầu và thân dương vật, tinh hoàn và hậu môn.
- Ngoài ra, sùi mào gà có thể xuất hiện ở môi, họng, vòm họng ở người có tiền sử quan hệ bằng miệng.
Mỗi bệnh nhân sẽ có triệu chứng và vị trí tổn thương khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị hợp lý, an toàn.
II. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do Human papilloma virus (viết tắt là HPV). HPV là virus có ít nhất 35 tuýp gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Trong đó, tuýp 6 và 11 chiếm tới 90%. Ngoài ra, một số tuýp khác có khả năng gây loạn sản tế bào và phát triển thành ung thư như tuýp 16, 18, 35,…
Virus HPV nguy hiểm nhưng hầu hết những người nhiễm virus HPV thường không có biểu hiện lâm sàng của bệnh. Chỉ có ngoài 1 – 2 % người bệnh có triệu chứng.
Những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV:
- Có nhiều bạn tình.
- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục đồng giới.
- Quan hệ tình dục khi còn quá trẻ.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó.
III. Khả năng lây lan và cách phòng ngừa
1. Khả năng lây lan
Bệnh sùi mào gà có thể lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua hậu môn cũng có khả năng lây nhiễm bệnh. Virus xâm nhập vào niêm mạc sinh dục thông qua các tổn thương nhỏ. Người bình thường cũng có thể mắc bệnh từ người mang virus HPV nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con. Trong quá trình sinh nở tự nhiên, virus HPV có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh qua đường sinh dục của người mẹ hoặc nhiễm bệnh trong thai kỳ.
2. Cách phòng ngừa
Sử dụng bao cao su là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm sùi mào gà hiệu quả
Với nam giới, cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà cho bạn tình hiệu quả nhất là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Tiêm vắc xin phòng HPV là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho phụ nữ . Phương pháp này được khuyến cáo dùng cho đối tượng trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi chưa từng quan hệ tình dục.
Một số biện pháp khác để phòng ngừa sùi mào gà ở cả hai giới như:
- Chia sẻ với bạn tình nếu bạn đang nhiễm bệnh. Sau khi điều trị khỏi, bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su để phòng lây nhiễm.
- Thực hiện xét nghiệm để xác định khả năng nhiễm HPV.
- Chủ động dự phòng những nguy cơ lây nhiễm khác ngoài quan hệ tình dục như không dùng tay hoặc miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục hoặc dùng chung đồ cá nhân có lẫn dịch tiết sinh dục,…
- Khám và tầm soát sùi mào gà và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác: giang mai, HIV,…
- Nếu bệnh nhân đang được điều trị sùi mào gà bằng đốt điện thì nên sử dụng kim đốt điện dùng một lần. Điều này sẽ hạn chế lây truyền bệnh sùi mào gà và các bệnh virus khác như HIV.
IV. Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà
Nếu không điều trị thì bệnh sùi mào gà có tự hết không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh này không tự khỏi nếu không điều trị. Thậm chí, nếu để lâu, bệnh có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm.
Với sùi mào nhẹ, các u nhú ở bộ phận sinh dục có thể ít gây đau đớn. Tuy nhiên, khi để u nhú phát triển to có thể gây đau, khó chịu khi đi lại. Các u nhú có thể bị cọ xát gây chảy máu, mưng mủ, sốt và nổi hạch. Đặc biệt, ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần và dễ gặp biến chứng:
- Ở nữ giới: sùi mào gà có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ,…
- Ở nam giới: biến chứng hay gặp là ung thư dương vật dẫn tới bệnh vô sinh, hiếm muộn.
Sùi mào gà có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm
Phụ nữ có thai mắc sùi mào gà trong thai kỳ có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Em bé khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là sinh thường.
Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi định kỳ trong thời gian dài sau khi đã khỏi bệnh. Nếu là bệnh nhân nữ, cần làm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm để tầm soát ung thư cổ tử cung.
V. Nguyên tắc điều trị để khỏi nhanh – ngừa tái lại
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus HPV. Vì vậy, nguyên tắc chung là phá hủy các u nhú ở cơ quan sinh dục. Đồng thời, tư vấn các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân. Các phương pháp thực hiện bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ để phá hủy nốt sùi mào gà và hạn chế lây lan virus.
- Can thiệp ngoại khoa: sử dụng kỹ thuật áp lạnh, đốt điện, đốt laser hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
Cụ thể các phương pháp này như sau:
1. Điều trị tại chỗ
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các thuốc bôi tại chỗ giúp phá hủy các nốt sần, mụn cóc sinh dục được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân gồm:
- Podophyllotoxin, Podophyllin là loại thuốc chống phân bào ít gây độc toàn thân.
- Kem imiquimod 5% kích thích sản xuất interferon và các cytokin.
- Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) được bôi cho các tổn thương nhỏ, ẩm ướt. Bệnh nhân không thể tự bôi thuốc này mà phải cần sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Trước khi sử dụng các thuốc bôi thì bệnh nhân cần làm sạch tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn. Sử dụng dung dịch sát khuẩn giúp ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.
Tuy nhiên các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn, oxy già, povidone iod,… thường gây đau xót và khiến vết thương chậm lành.
Trong số các dung dịch sát khuẩn, Dizigone là sản phẩm đang được nhiều bệnh viện và phòng khám khuyên dùng. Nhờ ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion, Dizigone có hiệu lực mạnh, cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên. Đồng thời, khi sử dụng Dizigone cũng không gây đau xót hay kích ứng da, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
>>> Xem bài viết: Công nghệ kháng khuẩn ion EMWE và sản phẩm Dizigone
2. Loại bỏ cơ học
Phương pháp này bao gồm: nạo bỏ tổn thương, đốt điện, laser, phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị áp lạnh. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương lớn và phụ nữ có thai. Vì những phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao nên bệnh nhân cần tới những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng sau phẫu thuật.
Chú ý: Bệnh nhân cần theo dõi sau điều trị để phòng ngừa tái phát. Các phương pháp loại bỏ tổn thương theo cách cơ học đều gây đau đớn, kích ứng và ảnh hưởng tới cơ thể.
VI. Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp về bệnh
1. Phân biệt sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) và herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục)
Hình ảnh mụn rộp sinh dục do virus herpes gây ra
Sùi mào gà và herpes sinh dục đều lây truyền qua đường tình dục. Cả hai bệnh có một số triệu chứng giống nhau khiến nhiều bệnh nhân nhầm tưởng, dẫn tới điều trị sai cách. Chúng ta có thể phân biệt 2 bệnh này dựa vào các đặc điểm sau:
- Tác nhân gây bệnh: Virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà. Trong khi đó, herpes sinh dục do virus Herpes simplex virus (HSV) gây ra.
- Thời gian ủ bệnh: Bệnh mụn rộp sinh dục có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, khoảng 6 – 10 ngày.
- Triệu chứng: Mụn cóc sinh dục là các nốt sùi nhỏ, mềm, hình đĩa dẹt, màu đỏ thường có mủ, tập trung thành từng đám hoa mào gà. Trái lại, herpes sinh dục bắt đầu xuất hiện các vết đỏ sau đó nhanh chóng phát triển thành mụn nước hình tròn, tập trung thành cụm. Mụn rộp dễ vỡ, khô và đóng vảy, bong ra nhưng không để lại sẹo. Bệnh nhân herpes sinh dục còn có triệu chứng sốt, đau bắp thịt, đau rát và ngứa cơ quan sinh dục.
- Biến chứng: Bệnh sùi mào gà gây biến chứng ung thư âm đạo, tử cung, ung thư dương vật, vòm họng. Trong khi đó, biến chứng lớn nhất của herpes sinh dục là nhiễm trùng. Nếu không điều trị dứt điểm, người bệnh có nguy cơ mắc viêm cổ tử cung, viêm nội tâm mạc tử cung ở nữ và viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
2. Sùi mào gà cần kiêng gì khi điều trị?
Sùi mào gà là bệnh lây qua đường tình dục. Do đó, bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục trong khi điều trị và sau 2 tuần sau khi điều trị khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên sử dụng bao cao su khi quan hệ trong 6 tháng đầu khi đã điều trị khỏi để bảo đảm an toàn.
Ngoài biện pháp trên, khi điều trị sùi mào gà, bệnh nhân cũng cần lưu ý:
- Không dùng chung đồ cá nhân với người khác, không đưa đồ cá nhân cho người khác sử dụng.
- Kiêng dùng chung bồn tắm và phải lau rửa bồn vệ sinh sau khi sử dụng.
- Kiêng ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ vì thực phẩm này làm tăng tiết dịch, khiến vết thương nặng thêm.
- Bệnh nhân cũng cần hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích như cà phê, thuốc lá.
Quá trình điều trị sùi mào gà thường kéo dài, đòi hỏi bệnh nhân kiên trì tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Chính vì thế, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để không bỏ dở liệu trình điều trị.
3. Tại sao sùi mào gà mọc ở miệng, mặt, tay? Điều trị có khác sùi mào gà sinh dục?
Hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi
Vị trí gây bệnh sùi mào gà phổ biến nhất là cơ quan sinh dục ở nam và nữ. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục cũng có thể mọc ở miệng, lưỡi, họng qua 3 con đường chính:
- Quan hệ tình dục bằng miệng.
- Hôn người mắc sùi mào gà.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, thìa,… với người bệnh.
Sùi mào gà ở miệng, lưỡi thường ủ bệnh từ 3 – 8 tuần. Sau thời gian đó, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện u nhú trong khoang miệng và trên lưỡi.
Điều trị mụn cóc sinh dục mọc ở miệng, lưỡi, họng cũng tương tự như sùi mào gà sinh dục. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng các thuốc bôi để phá hủy các u nhú trong khoang miệng. Vì chúng thường gây kích ứng niêm mạc dẫn tới tổn thương khoang miệng.
4. Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Do đó, bệnh sùi mào gà không thể tự khỏi được.
Theo ý kiến của một số bác sĩ, nếu bệnh không có triệu chứng và chủng HPV không nguy hiểm hay gây ra bất kỳ khó khăn nào thì người bệnh có thể không cần điều trị.
Khi bệnh nhân thấy có triệu chứng ngứa rát, bỏng cần phải tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc bôi phá hủy u nhú trên da hoặc đốt điện, laser chỉ có tác dụng hạn chế lây lan virus, không thể tiêu diệt hoàn toàn. Vì vậy, chúng ta cần dùng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm.
5. Có cách nào ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do sùi mào gà?
Bệnh sùi mào gà có thể gây ra biến chứng ung thư cổ tử cung nếu không điều trị triệt để.
Mặc dù vậy, bệnh nhân nữ cũng có thể phát hiện sớm biến chứng này bằng cách làm phiến đồ cổ tử cung hàng năm để theo dõi những thay đổi ở cổ tử cung.
Cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất là tiêm phòng vắc xin HPV và quan hệ tình dục an toàn ở cả nam và nữ.
VII. Kết luận
Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh thầm kín khiến nhiều người e ngại, tự ti. Nếu không chữa trị sớm, bệnh nhân có thể gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… Khi mắc bệnh, bạn cần hạn chế quan hệ tình dục, chú ý thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh các tổn thương hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Nếu cần tư vấn về cách điều trị và phòng ngừa sùi mào gà, bạn hãy gọi ngay tới số HOTLINE: 19009482 để gặp các chuyên gia của Dizigone.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế