Khi nói đến thuốc trị nấm miệng, Daktarin là một trong những cái tên đầu tiên được nhiều người nghĩ tới. Nghiên cứu lâm sàng và thực tế sử dụng đều chứng minh khả năng diệt nấm vô cùng hiệu quả của loại thuốc này. Để thuốc phát huy tác dụng tối ưu, việc hiểu về thuốc và cách sử dụng đúng là vô cùng quan trọng. Qua bài viết này, hãy cùng cập nhật những thông tin hữu ích để trị nấm miệng bằng Daktarin an toàn nhất.
I. Daktarin là thuốc gì? Thuốc dùng cho trường hợp nào?
1. Dạng đóng gói và giá tiền
- Dạng bào chế: dạng gel, màu trắng, vị cam.
- Quy cách đóng gói: tuýp trắng 10g, tương đương 20mg hoạt chất kháng nấm
- Giá tham khảo: 49.000vnđ/tuýp.
2. Thành phần dược chất và tá dược
Thành phần chính cho tác dụng kháng nấm của Daktarin là Miconazole. Đây là một hoạt chất kháng nấm thuộc nhóm Imidazole.
Miconazole có hoạt tính kháng nấm khá mạnh, tiêu diệt được nấm Candida (nguyên nhân chính gây nấm miệng) và một số loài nấm da thông thường khác. Ngoài ra, Miconazole còn có hoạt tính kháng khuẩn, đã được chứng minh hiệu quả trên một số loài trực khuẩn gram dương và cầu khuẩn.
Cơ chế tác dụng của Miconazole là ức chế sinh tổng hợp ergosterol – thành phần cấu tạo nên màng tế bào nấm. Do sự thay đổi cấu trúc của lớp vỏ lipid này, tế bào nấm bị hoại tử và dần chết đi.
Ngoài Miconazole, trong thành phần gel Daktarin còn có các nhóm tác dược khác:
- Cồn (hàm lượng 7.85mg/ 1g gel thuốc): dung môi hòa tan
- Nước tinh khiết: dung môi hòa tan
- Glycerol: dung môi hòa tan
- Tinh bột khoai tây: tá dược độn
- Polysorbate 20: chất diện hoạt
- Natri saccharin: chất tạo vị ngọt
- Hương ca cao: chất tạo vị ngọt
- Hương cam: chất tạo hương thơm
3. Đối tượng sử dụng và cách dùng
Thuốc Daktarin được dùng cho trẻ trên 4 tháng tuổi và người lớn trong các trường hợp: Nấm Candida ở miệng và hầu họng.
Thuốc Daktarin chữa nấm miệng cho trẻ sơ sinh
3.1. Cách sử dụng thuốc trị nấm miệng Daktarin:
- Đối với trẻ sơ sinh từ 4 -24 tháng tuổi: Đong khoảng 1.25ml gel Daktarin (khoảng 1/4 thìa cà phê), thấm gel vào gạc rơ lưỡi hoặc ngón tay sạch để thoa lên vùng bị nấm. Thực hiện 4 lần/ngày sau bữa ăn.
- Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Đong khoảng 2.5ml gel Daktarin (khoảng 1/2 thìa cà phê), thấm gel vào gạc rơ lưỡi hoặc ngón tay sạch để thoa lên vùng bị nấm. Thực hiện 4 lần/ngày sau bữa ăn.
3.2. Một số lưu ý khi dùng thuốc Daktarin trị nấm miệng
- Tránh thoa gel vào sâu trong cổ họng, nhất là với đối tượng sử dụng là em bé vì có thể gây nghẹt thở.
- Không nuốt gel ngay và cố gắng giữ gel trong miệng càng lâu càng tốt sau khi bôi.
- Việc điều trị nên được tiếp tục trong ít nhất một tuần sau khi các triệu chứng đã biến mất.
- Nếu người bệnh sử dụng răng giả, nên tháo răng mỗi tối trước khi đi ngủ và chà rửa vệ sinh răng bằng gel Daktarin.
- Trong trường hợp dùng quá liều, người bệnh có thể bị nôn mửa và tiêu chảy. Giải pháp cho các tình trạng này chỉ là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ vì chưa có thuốc giải đặc hiệu.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nấm miệng.
4. Thời hạn sử dụng và cách bảo quản
- Daktarin có thời hạn sử dụng 3 năm (kể từ ngày sản xuất)
- Điều kiện bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30°C
- Nếu thuốc có mùi vị bất thường, cần ngừng sử dụng vì thuốc đã bị biến chất trong quá trình bảo quản.
II. Thuốc Daktarin có an toàn không?
1. Tính an toàn của Daktarin
- Daktarin không gây kích ứng tại chỗ, không gây độc khi dùng đơn liều hay lặp lại.
- Daktarin không gây độc tính di truyền và không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2. Những đối tượng chống chỉ định hoặc cần thận trọng khi dùng Daktarin
Daktarin chống chỉ định cho các đối tượng bệnh nhân:
- Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi; hoặc trẻ trên 4 tháng tuổi mà có phản xạ nuốt chưa hoàn thiện.
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan.
- Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chuyển hóa chính qua enzym CYP3A4:
- Thuốc điều trị rối loạn lipid máu (gây ức chế enzym HMG-CoA reductase) như Simvastatin và Lovastatin.
- Thuốc an thần, gây ngủ như Triazolam và Midazolam.
- Thuốc có chứa hoạt chất Ergot Alkaloids
- Các hoạt chất có tác dụng kéo dài khoảng QT như astemizole, cisapride, dofetilide, mizolastine, pimozide, quinidine, sertindole và terfenadine.
Daktarin cần được dùng thận trọng cho các trường hợp:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 4 tháng đến 2 tuổi): Theo dõi tình trạng bé trong quá trình dùng thuốc để đảm bảo gel Daktarin không làm tắc cổ họng bé.
- Phụ nữ mang thai: Chưa có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc cho đối tượng này. Vì vậy, nên tránh dùng Daktarin cho phụ nữ mang thai nếu có thể.
- Phụ nữ cho con bú: Không rõ Daktarin có bài tiết qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến em bé bú mẹ hay không. Do đó, cần cẩn trọng kê đơn cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
3. Bốn tác dụng không mong muốn phổ biến nhất của Daktarin
3.1. Gây nghẹt thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Do cấu trúc gel đặc, thuốc trị nấm miệng Daktarin có thể gây nghẹt thở cho em bé, đặc biệt trong độ tuổi từ 4 tháng đến 2 tuổi. Để tránh tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý khi dùng thuốc cho bé:
- Không bôi gel vào sâu trong cổ họng của bé.
- Trong mỗi lần dùng thuốc, nên chia lượng gel cần dùng thành nhiều phần nhỏ để bôi từ từ.
- Quan sát bé cẩn thận để xem bé có dấu hiệu nghẹn hay không.
- Không bôi gel vào núm vú của mẹ để trị nấm trong trường hợp mẹ vẫn còn trong thời gian cho con bú.
3.2. Gây rối loạn tiêu hóa
Đây được coi là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc trị nấm miệng Daktarin. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến là:
- Khô miệng
- Buồn nôn
- Khó chịu ở miệng
- Nôn mửa
- Chảy máu
Theo các nghiên cứu lâm sàng, các tác dụng phụ này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Cụ thể, tỷ lệ buồn nôn và nôn ở trẻ em là 13.0%; tỷ lệ nôn trớ là 8.7%. Trong khi đó, tỷ lệ gặp biến chứng tiêu hóa ở người lớn là ít hơn: buồn nôn (4.5%), khó chịu ở miệng (3.4%), khô miệng (2.3%), nôn (1.1%).
Daktarin có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn ở cả trẻ em và người lớn
3.3. Gây tương tác bất lợi khi dùng cùng thuốc khác
Miconazole – thành phần hoạt chất chính trong Daktarin làm ức chế sự chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa qua hệ thống enzym CYP3A4 và CYP2C9. Từ đó, Daktarin làm tăng và/hoặc kéo dài tác dụng của các thuốc bị ức chế, bao gồm cả các tác dụng phụ.
Một ví dụ điển hình của trường hợp này là việc sử dụng đồng thời thuốc chống đông máu wafarin và gel trị nấm Daktarin. Tương tác giữa hai thuốc làm tăng quá mức tác dụng chống đông máu của wafarin, gây hiện tượng chảy máu cam, nôn ra máu, đi tiểu ra máu…
Để ngăn ngừa các tương tác này, cần tránh dùng Daktarin trị nấm miệng khi đang dùng các thuốc chuyển hóa qua CYP3A4 và CYP2C9. Nếu vẫn dùng, cần giảm liều các thuốc đang sử dụng và theo dõi nông độ thuốc trong huyết tương để có điều chỉnh phù hợp.
3.4. Cẩn trọng nếu tổn thương lớn, dùng lâu ngày
Thuốc kháng nấm nhóm imidazole thường có độc tính cao hơn nhóm triazole do tính chọn lọc trên enzym của tế bào nấm và người chưa cao. Enzyme 14-α- demethylase ở người tham gia tổng hợp cholesterol – nguồn gốc các hormone sinh dục. Khi thuốc hoạt động không chỉ ức chế enzym của vi khuẩn mà còn ức chế enzyme này của cơ thể. Từ đó, Daktarin sẽ ức chế tổng hợp các steroid của tuyến thượng thận gây ra các tác dụng phụ trên hệ sinh dục nếu sử dụng lâu ngày hoặc hấp thu thuốc quá nhiều.
>>> Xem thêm: Chế độ ăn khi bị nấm miệng.
III. Giải pháp xử lý nấm miệng an toàn, hiệu quả bằng Dizigone
1. Giới thiệu về Dizigone
Daktarin có hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt nấm Candida, nhưng vẫn còn một số tác dụng phụ. Với trẻ dưới 4 tháng và các đối tượng đang dùng các thuốc như đã nêu ở mục 3.3, nấm miệng cần được xử lý theo cách khác.
Một giải pháp hữu hiệu được áp dụng để đánh bay nấm miệng là sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Tuy nhiên, không phải dung dịch sát khuẩn nào cũng có thể dùng được cho khoang miệng. Chúng chỉ được dùng để xử lý nấm miệng nếu đạt các tiêu chí khắt khe dưới đây:
- Tác dụng diệt nấm mạnh, phổ kháng nấm bao gồm Candida.
- Hiệu quả nhanh, không cần tiếp xúc với khoang miệng quá lâu những vẫn đảm bảo tác dụng diệt nấm.
- Không gây đau xót, không kích ứng cho niêm mạc miệng – họng, không cần súc miệng lại với nước.
- Không tác dụng phụ, không gây đề kháng, an toàn với cả trẻ nhỏ.
- Màu trong suốt, dễ quan sát tiến triển các mảng tưa lưỡi.
- Đã được kiểm định về chất lượng, hiệu quả và cấp phép lưu hành
Một trong số ít các dung dịch sát khuẩn đảm bảo được các tiêu chí trên là Dizigone. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn hiện đại EMWE từ Châu Âu.có thể tiêu diệt tận gốc các mảng nấm miệng. Công nghệ EMWE kháng khuẩn nhờ các chất và ion oxy hóa mạnh – tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể nên rất an toàn và không gây đề kháng. Sản phẩm hiện đã và đang được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để xử lý nấm miệng.
2. Cách súc miệng với Dizigone loại bỏ tưa lưỡi ở người lớn
- Súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone không pha loãng.
- Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây.
- Nhổ ra và không cần súc lại bằng nước.
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng
3. Cách xử lý tưa lưỡi với Dizigone ở trẻ nhỏ bị nấm miệng
- Cha mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thao tác đánh tưa lưỡi.
- Đặt trẻ nằm ngửa thoải mái, kê đầu cao nhẹ
- Dùng 1 miếng gạc (khăn xô) mềm, sạch quấn quanh ngón tay trỏ và nhúng vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
- Lau nhẹ nhàng mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Nếu các mảng tưa lưỡi còn nhiều, thay băng gạc để lau lại lần nữa. Nếu 2 bên má, trên vòm miệng, môi cũng thấy nấm, dùng miếng gạc mới vệ sinh cả các vùng này.
Mẹ hài lòng khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng cho con
Nếu các triệu chứng của nấm miệng không được cải thiện.sau khi đã sử dụng nước sát khuẩn thì nên đến ngay trung tâm y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng nấm hoặc phác đồ điều trị bổ sung phù hợp.
Bài viết hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức về thuốc Daktarin và cách đẩy lùi nấm miệng tận gốc. Mọi thắc mắc về Dizigone xin vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482