Sẹo thâm ở mặt là tổn thương thường gặp gây ra bởi mụn trứng cá, thủy đậu, viêm da,… Những đốm thâm này khiến da kém sắc, không mịn màng. Vậy sẹo thâm trên mặt phải xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu 3 bí quyết loại bỏ sẹo thâm của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây sẹo thâm ở mặt
Sẹo thâm ở mặt hình thành khi da sản xuất quá nhiều sắc tố melanin. Đây được gọi là chứng tăng sắc tố da, gây ra các đốm thâm trên mặt. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do:
- Quá trình lão hóa da tự nhiên.
- Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh ở phụ nữ.
- Tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài.
Các tổn thương da cũng có thể gây ra chứng tăng sắc tố da sau viêm (PIH). Một số tổn thương da gây ra sẹo thâm ở mặt là:
- Mụn
- Vết xước, vết cắt, vết bỏng
- Tổn thương do tẩy lông mặt
- Lông mọc ngược
- Sử dụng mỹ phẩm sai cách khiến da nhạy cảm, mỏng hơn
- Sẹo thâm do bệnh lý ngoài da: vảy nến, thủy đậu, viêm da tiếp xúc,…
Tăng sắc tố da không phải nguyên nhân duy nhất gây ra sẹo thâm ở mặt. Vì vậy, để biết chính xác, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa khi thấy có bất kỳ dấu hiệu da đổi màu.
>>> Xem ngay: Chăm sóc da sau nặn mụn không thâm, không sẹo
II. 3 cách xử trí sẹo thâm ở mặt bằng phương pháp thiên nhiên
Phương pháp thiên nhiên để xử lý sẹo thâm được áp dụng phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp. Bạn có thể tham khảo một số cách để loại bỏ sẹo thâm đỏ tại nhà dưới đây:
1. Nước cốt chanh
Trong quả chanh có chứa acid citric và vitamin C. Đây là hai thành phần có khả năng làm sạch, tẩy tế bào chết và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới. Do đó, dùng nước chanh là một trong những phương pháp hiệu quả để loại bỏ các vết sẹo thâm mụn.
Cách làm:
- Nguyên liệu: 1 quả chanh, 30ml nước ấm.
- Vắt nước cốt chanh, pha với 30ml nước ấm.
- Thoa hỗn hợp nước chanh lên vùng da sẹo thâm. Massage trong 1 – 2 phút sau đó để nguyên 30 phút.
- Rửa lại mặt bằng nước ấm.
Lưu ý: Với da nhạy cảm, bạn có thể pha loãng nước chanh hơn nữa để không bị xót, kích ứng da.
2. Nghệ tươi
Nghệ tươi là nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp. Thành phần curcumin trong nghệ có tác dụng làm mờ sẹo thâm nhanh chóng. Ngoài ra, nó cũng kích thích quá trình tổng hợp tế bào mới, ngăn hình thành sắc tố da melanin. Nghệ cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp vết thương mau lành.
Cách làm:
- Nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi.
- Rửa sạch, cắt bỏ vỏ, xay hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
- Dùng nước cốt đó thoa lên vết sẹo thâm. Giữ nguyên 15 – 20 phút.
- Rửa sạch bằng nước.
Bạn nên sử dụng phương pháp này vào buổi tối vì nghệ có thể gây vàng da mặt tạm thời. Ngoài sử dụng nước nghệ, bạn có thể thái lát nghệ và đắp vào các đốm thâm.
3. Tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng khuẩn. Vì vậy, sử dụng tỏi có thể ngăn vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong da. Bên cạnh đó, hoạt chất allicin có công dụng thúc đẩy tái tạo da mới đồng thời ngăn chặn hình thành sắc tố melanin. Vì vậy, sử dụng tỏi có thể làm mờ sẹo mụn ở mặt.
Cách làm:
- Nguyên liệu: 1 củ tỏi
- Bóc vỏ, ép lấy nước, pha loãng với vài giọt nước.
- Dùng tăm bông chấm dung dịch tỏi lên vết sẹo thâm.
- Để yên trong 15 phút sau đó rửa sạch với nước.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Tỏi có tính oxy hóa nên bạn không nên dùng nước tỏi nguyên chất cho da, đặc biệt là da nhạy cảm.
III. 4 cách điều trị tại chỗ cho sẹo thâm ở mặt bằng hoạt chất trị thâm
Điều trị sẹo thâm đỏ ở mặt bằng cách hoạt chất trị thâm là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Bởi phương pháp này tương đối an toàn và cho hiệu quả cao. Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi ngoài da chứa 4 thành phần sau đây:
1. Hydroquinone
Hydroquinone là thành phần phổ biến nhất trong các sản phẩm trị tăng sắc tố da và sẹo thâm. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này là làm giảm sản xuất melanin.
Mặc dù có thể làm mờ vết thâm hiệu quả nhưng hydroquinone cũng có một số tác dụng phụ như:
- Kích ứng da, đặc biệt khi sử dụng nồng độ cao từ 6 – 10%.
- Làm sáng vùng da xung quanh.
Hàm lượng hydroquinone tương đối an toàn là 2 – 4%, có thể sử dụng trong thời gian dài.
Lưu ý khi sử dụng sản phẩm chứa hydroquinone:
- Không kết hợp với thành phần peroxide, resorcinol: benzoyl peroxide, hydrogen peroxide.
- Có thể kết hợp với retinoids hoặc AHA, BHA.
- Sử dụng kem chống nắng hàng ngày và tẩy tế bào chết thường xuyên.
2. Acid kojic
Nhiều người lựa chọn sử dụng acid kojic bôi ngoài da để điều trị sẹo thâm mụn. Đây là acid có nguồn gốc từ nấm Aspergillus oryzae có khả năng ức chế tyrosinase – loại enzym tham gia tổng hợp melanin. Vì vậy, acid kojic có thể làm mờ vết sẹo thâm ở mặt hiệu quả.
Nồng độ acid kojic 0,75% có hiệu quả tương đương với hydroquinone 4%. Để tăng hiệu quả, acid kojic thường kết hợp với acid glycolic (AHA).
Dù hiệu quả nhưng acid kojic cũng gây kích ứng da như ban đỏ, ngứa,… Vì vậy, bạn nên kiểm tra thử độ tương thích với da trước khi sử dụng. Ban đầu, có thể dùng 2-3 lần/tuần để theo dõi phản ứng da. Nếu sau 2 tuần da vẫn còn kích ứng, nên ngừng sử dụng acid kojic để chuyển sang sản phẩm khác.
3. Retinoids
Một nhóm chất khác cũng được sử dụng trong điều trị sẹo thâm ở mặt là retinoids. Đây là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm mờ vết thâm theo thời gian.
Các hoạt chất chính được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da là retinol, adapalene, tretinoin. Trong đó, tretinoin được sử dụng để xử lý chứng tăng sắc tố da nghiêm trọng.
Để phát huy tối đa tác dụng, bạn cần dùng liên tục trong thời gian dài từ 3 – 6 tháng. Sử dụng nồng độ càng cao thì hiệu quả càng mạnh nhưng nguy cơ kích ứng da càng lớn.
Bên cạnh đó, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng tretinoin. Nhóm chất này không được sử dụng cho phụ nữ có thai vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, retinoids cũng làm tăng độ nhạy cảm của da với tia UV. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da.
4. Tẩy tế bào chết hóa học
Chất tẩy tế bào chết hóa học acid có tác dụng loại bỏ lớp da trên cùng. Hai thành phần hay được sử dụng nhất là AHA (alpha hydroxy acid) như acid glycolic và BHA (beta hydroxy acid) như acid salicylic. Trong đó, AHA được ưu tiên hơn do nó hoạt động chủ yếu trên bề mặt da.
AHA phù hợp với da khô trong khi BHA phù hợp với da dầu và da nhạy cảm. Nhưng cũng giống với retinoids, tẩy tế bào chết AHA và BHA cũng làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Nếu dùng nồng độ cao từ 10% trở lên, da có thể bị kích ứng, ngứa, bong tróc da.
Để sử dụng hiệu quả các hoạt chất này, bạn cần có một quy trình chăm sóc da sẹo thâm mụn hiệu quả. Thứ tự sử dụng các sản phẩm trị sẹo:
- Làm sạch da bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Bạn nên kết hợp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone để ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn.
- Toner cấp ẩm, cân bằng da.
- Tẩy tế bào chết hóa học hoặc serum trị thâm.
- Dưỡng ẩm: sử dụng các thành phần như hyaluronic acid, panthenol, lô hội, tràm trà,… Bạn có thể tham khảo kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc, kem dưỡng ẩm Kiehl’s hoa cúc,…
IV. Đánh bay sẹo thâm ở mặt bằng 3 phương pháp công nghệ cao
Hiện nay, có một số thủ thuật thẩm mỹ được sử dụng để loại bỏ sẹo thâm ở mặt:
- Liệu pháp laser: bác sĩ sẽ chiếu laser để loại bỏ vết sẹo thâm. Đây là phương pháp hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chiếu tia laser cũng tiềm ẩn nguy cơ làm thay đổi màu da, ngứa và kích ứng da, đặc biệt với da nhạy cảm.
- Peel da hóa học: là một phương pháp mạnh hơn so với các sản phẩm tẩy tế bào chết acid thông thường. Peel da sẽ tác động vào các lớp sâu dưới da. Vì vậy, nó loại bỏ hầu hết sẹo thâm nhưng cũng cần thời gian phục hồi da lâu hơn. Peel da gây bong tróc, kích ứng da nghiêm trọng.
- Microdermabrasion hay mài da vi điểm: là thủ thuật xâm lấn tối thiểu áp dụng cho trường hợp sẹo thâm mụn, đốm đồi mồi, nám. Quy trình này bao gồm dùng một dụng cụ có bề mặt mài mòn để loại bỏ lớp tế bào chết trên da. Sau đó, phun các hạt oxit nhôm hoặc natri carbonat mịn để đưa da về trạng thái bình thường. Phương pháp này có thể khiến da bị kích ứng hoặc sưng tấy tạm thời.
Điều trị sẹo thâm mụn ở mặt bằng công nghệ cao là lựa chọn sau cùng vì chi phí khá cao. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp sẹo thâm lâu năm khi các phương pháp không có hiệu quả. Do đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và máy móc hiện đại nên bạn cần tới các cơ sở làm đẹp uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Các phương này không áp dụng cho những người dễ bị tăng sắc tố sau viêm (PIH) hoặc người sử dụng isotretinoin trong vòng 6 tháng qua.
V. Những điều cần tránh khi điều trị sẹo thâm ở mặt
Vì da mặt khá nhạy cảm nên bạn cần thận trọng khi lựa chọn các phương pháp điều trị sẹo thâm. Sau đây là những điều cần tránh khi xử trí sẹo thâm:
- Không dùng các chất tẩy trắng trên da vì chúng có thể gây bỏng nghiêm trọng, đặc biệt với vết thương mới lên da non hoặc ngay sau khi nặn mụn.
- Không sử dụng sản phẩm trị thâm chứa steroid. Ngoài ra, cần thận trọng với thành phần chứa thủy ngân như mercuric, calomel, quicksilver,…
- Tránh bóc tách, làm trầy xước sẹo thâm mụn để không làm tổn thương da nặng hơn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cản trở quá trình lành vết thương như rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, hải sản, đồ ăn cay nóng,…
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, không tẩy trang kỹ, lạm dụng tẩy tế bào chết,…
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, bạn cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong nhiều trường hợp, sẹo thâm ở mặt có thể tự mờ đi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, để nhanh chóng xóa sẹo thâm, bạn nên sử dụng các phương pháp điều trị sẹo thâm. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để điều trị sẹo thâm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá mức độ và kích thước sẹo thâm. Nếu cần giải đáp thắc mắc về cách xử lý sẹo thâm tại nhà, bạn vui lòng gọi tới số HOTLINE: 19009482 để gặp chuyên gia của Dizigone.