Sẹo rỗ ở mũi là những vết sẹo sâu thường không tự khỏi. Bị sẹo rỗ tuy không gây nguy hại tới sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Vậy có thể ngăn ngừa và khắc phục sẹo rỗ ở mũi bằng cách nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu cách xóa sẹo rỗ ở mũi tại nhà hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây sẹo rỗ ở mũi
Bất kỳ tổn thương ngoài da nào đều có khả năng để lại sẹo. Trong đó, nguyên chính gây sẹo rỗ ở mũi gồm có:
- Mụn: Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn. Các loại mụn như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ sau khi khỏi đều có khả năng để lại sẹo rỗ. Tình trạng sẹo rỗ ở mũi thường gặp ở lứa tuổi dậy thì do thay đổi nội tiết tố. Rối loạn hoặc các bệnh gây ra mụn trên da đều có khả năng gây ra sẹo rỗ.
- Thủy đậu: có thể gây ra các mụn nước nhỏ li ti trên da. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, bệnh nhân thường hay gãi làm vỡ mụn nước. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị sẹo rỗ ở mũi.
- Bệnh nhiễm khuẩn: do tụ cầu hoặc liên cầu gây viêm nhiễm ở nang lông hoặc vết thương hở nhiễm trùng đều có khả năng để lại sẹo rỗ.
- Chăm sóc da sai cách: việc nặn mụn và sử dụng sai mỹ phẩm có thể làm tổn thương da dẫn tới sẹo rỗ ở mũi. Do không vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là không loại bỏ dầu thừa vùng mũi là nguyên nhân chính gây mụn và sẹo rỗ.
II. Cách ngăn ngừa sẹo rỗ ở mũi hiệu quả
1. Chăm sóc da mụn đúng cách
Để loại bỏ mụn và ngăn ngừa sẹo rỗ ở mũi, bạn cần thực hiện các bước chăm sóc da sau đây:
- Làm sạch da gồm 2 bước: làm sạch sơ bộ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Sau đó, bạn nên sử dụng dung dịch sát trùng như dung dịch kháng khuẩn Dizigone để loại bỏ vi khuẩn gây mụn P.acnes.
- Tẩy tế bào chết vùng mũi: giúp bề mặt da thông thoáng, loại bỏ dầu thừa, hạn chế mụn. Bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết 1 – 2 lần trên ngày bằng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học.
- Sử dụng kem trị mụn: giúp làm khô cồi mụn và loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
- Dưỡng ẩm da: sau khi làm sạch da và lấy nhân mụn, bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da, giảm kích ứng. Việc dưỡng ẩm còn giúp da phục hồi nhanh hơn, tránh để lại sẹo rỗ. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm như Dizigone Nano Bạc, Vaseline,…
- Chống nắng cho da: bạn cần sử dụng kem chống nắng ban ngày để bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời như giảm vết thâm mụn, tăng tốc độ hồi phục da, giảm hình thành sẹo rỗ ở mũi.
Với các trường hợp tổn thương da do thủy đậu hoặc vết thương hở, bạn cần thực hiện 2 bước làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn và dưỡng ẩm để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, giúp hạn chế sẹo rỗ ở mũi.
Bộ sản phẩm kháng khuẩn Dizigone
>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo
2. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Ngoài chăm sóc da, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa sẹo rỗ. Các chú ý trong ăn uống và sinh hoạt giúp bạn tăng sức đề kháng và cải thiện làn da tổn thương:
- Không ăn các thực phẩm gây mưng mủ, tạo sẹo, tăng tiết bã nhờn như rau muống, thịt gà, xôi nếp, thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ hoặc các đồ ăn cay nóng.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa vitamin C như cam, quýt, bưởi,…
- Uống đủ nước, tránh uống rượu, nước ngọt có ga, đồ uống nóng.
- Không hút thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc, tránh stress, căng thẳng, vận động quá sức.
- Không nặn mụn, gãi ngứa làm vỡ mụn nước, hạn chế chạm tay lên mặt.
- Vệ sinh khăn mặt, chăn màn thường xuyên.
III. Cách cải thiện sẹo rỗ ở mũi tại nhà
1. Cải thiện sẹo rỗ ở mũi bằng phương pháp dân gian
Sử dụng phương pháp dân gian để cải thiện sẹo rỗ ở mũi là cách làm mà nhiều người áp dụng. Đây là cách tương đối an toàn, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả khá tốt.
Để làm mờ vết sẹo rỗ, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu dưới đây:
- Vitamin E: có khả năng chống oxy hóa, dưỡng ẩm và phục hồi da. Đồng thời, vitamin E còn kích thích sản sinh collagen tự nhiên, giúp làm đầy sẹo lõm. Cách làm: sử dụng 1 viên nang vitamin E và thoa đều lên vùng sẹo rỗ ở mũi. Giữ nguyên 15 phút sau đó rửa sạch với nước hoặc sữa rửa mặt.
- Nghệ và sữa chua: kết hợp 2 thành phần này vừa giúp giảm sẹo thâm và sẹo rỗ ở mũi. Thành phần curcumin có khả năng giảm tổng hợp melanin, chống viêm và tăng sinh collagen. Acid lactic trong sữa chua giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và dưỡng ẩm cho da. Bạn có thể đắp mặt nạ nghệ và sữa chua cho vùng mũi từ 3 – 4 lần/tuần.
Một số chú ý khi áp dụng phương pháp tự nhiên trị sẹo rỗ ở mũi:
- Không áp dụng cho sẹo rỗ sâu, sẹo rỗ lâu năm.
- Sử dụng nguyên liệu sạch, nguồn gốc rõ ràng.
- Không dùng cho sẹo bị chảy mủ hoặc có vết thương hở trên da.
- Bạn cần sử dụng liên tục trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần mới có hiệu quả rõ ràng.
2. Sử dụng kem trị sẹo rỗ
Kem trị sẹo rỗ là giải pháp hiệu quả nhanh chóng hơn các biện pháp tự nhiên. Cơ chế hoạt động của kem trị sẹo rỗ là kích thích sản sinh collagen tự nhiên, lấp đầy vết sẹo. Ngoài ra, các loại kem này còn kết hợp tác dụng chống viêm, ngăn ngừa mụn, dưỡng ẩm và trẻ hóa làn da.
Cách sử dụng kem trị sẹo rỗ hiệu quả:
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt kết hợp dung dịch kháng khuẩn.
- Thoa kem trị sẹo lên vùng mũi. Massage nhẹ nhàng để kem thấm đều.
- Sau đó, bôi một lớp mỏng kem dưỡng ẩm để thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Lưu ý khi dùng kem trị sẹo rỗ ở mũi:
- Không bôi kem lên sẹo rỗ chưa khô hoặc chảy mủ.
- Sử dụng liên tục từ 4 – 8 tuần.
Hiện nay, có rất nhiều loại kem trị sẹo rỗ đem lại hiệu quả tốt và an toàn cho da. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm kem trị sẹo sau đây:
- Kem trị sẹo Scar Esthetique.
- Hiruscar Post Acne.
- Kem trị sẹo rỗ Scar Care.
IV. Can thiệp y tế điều trị sẹo rỗ ở mũi
1. Ghép da
Ghép da là phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị sẹo rỗ ở mũi, đặc biệt là sẹo rỗ đáy nhọn.
Cách thực hiện ghép da gồm 2 bước: loại bỏ vết sẹo và ghép da thay thế. Da thay thế được các bác sĩ sử dụng là da sau tai của bệnh nhân. Khi ghép da xong, vết sẹo sẽ được khâu lại hoặc sử dụng steri – strips (băng dính thay thế chỉ khâu) hay keo dán làm lành vết thương.
Lưu ý khi ghép da:
- Không được lột hoặc bóc da đang bong ra để tránh chảy máu.
- Hạn chế phơi nắng.
- Tránh dùng các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da trong quá trình hồi phục vết thương.
2. Chấm sẹo TCA
Chấm sẹo TCA hay còn gọi là TCA cross là phương pháp được sử dụng để điều trị sẹo rỗ ở mũi hiệu quả. Phương pháp này sử dụng acid trichloroacetic (TCA) giúp tái tạo da mới.
Loại acid này khi tiếp xúc với sẹo có tác dụng phá hủy nền sẹo, loại bỏ lớp da chết và tạp chất gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, TCA cũng kích thích tăng sản sinh collagen và elastin làm đầy sẹo.
Sau khi áp dụng phương pháp này, tình trạng sẹo rỗ sẽ được cải thiện, màu sắc da cũng tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, acid trichloroacetic còn có khả năng chống lão hóa da, giúp da săn chắc, mịn màng hơn.
Lưu ý: TCA có thể gây bỏng da, đặc biết là những làn da đang dùng retinoid, AHA, BHA. Vì vậy, bạn nên tránh dùng các sản phẩm chứa những chất trên ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện chấm sẹo TCA. Ngoài ra, trước và sau khi dùng TCA, bạn cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da tốt nhất.
3. Siêu mài mòn da
Phương pháp siêu mài mòn da hay mài da vi điểm (microdermabrasion) là thủ thuật y tế áp dụng nhiều trong điều trị sẹo rỗ. Mục đích của phương pháp là tái tạo bề mặt da bằng cách ma sát và đánh bóng da. Sau đó, sử dụng dụng cụ chuyên dùng làm sạch da chết và các tinh thể sót lại.
Có hai kiểu siêu mài mòn da sử dụng tinh thể thạch anh hoặc dùng mũi kim cương. Trong đó, siêu mài mòn da bằng mũi kim cương được đánh giá là an toàn hơn khi điều trị ở khu vực gần mắt và vùng da nhạy cảm.
Áp dụng phương pháp này có thể gây sưng tấy hoặc kích ứng da tạm thời. Vì vậy, bạn cần thực hiện chăm sóc da theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để làm dịu làn da, giúp vết thương mau hồi phục.
4. Lăn kim vi điểm RF
Lăn kim vi điểm RF sử dụng sóng điện từ RF có nhiệt độ từ 52 – 55ºC
Sóng RF sẽ thâm nhập vào sâu trong lớp hạ bì để kích thích sản sinh collagen. Khi đó, sẹo rỗ sẽ được lấp đầy khiến da trở nên mịn màng hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là giảm nguy cơ tăng sắc tố da sau điều trị và an toàn đối với da.
Công nghệ RF thường được kết hợp với PRP (huyết tương giàu tiểu cầu). Sau khi lăn kim vi điểm, bác sĩ sẽ thoa trực tiếp PRP lên vùng sẹo. PRP cũng giúp tăng sinh collagen, tái tạo tế bào và chữa lành các tổn thương nhanh chóng. 2 phương pháp kết hợp sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị sẹo rỗ ở mũi.
5. Chiếu laser
Chiếu laser để điều trị sẹo, trong đó có sẹo rỗ là phương pháp không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, chi phí điều trị sẹo bằng laser tương đối đắt đỏ. Đồng thời, phương pháp này cũng có nguy cơ gây tổn thương da nghiêm trọng nếu áp dụng không đúng cách.
Hiện nay có 2 loại laser được sử dụng là laser bóc tách và laser không bóc tách. Điểm khác biệt cơ bản giữa 2 loại laser này là:
- Laser bóc tách: tác dụng trên bề mặt giúp loại bỏ lớp tế bào chết ngoài cùng. Những tổn thương nhỏ do tia laser gây ra sẽ kích hoạt hệ thống tự chữa lành của cơ thể bằng cách tăng sinh collagen làm đầy sẹo. Loại tia laser được áp dụng: laser CO2 fractional, laser erbium.
- Laser không bóc tách: có khả năng thâm nhập sâu hơn, phá vỡ mạch máu bên dưới. Da sẽ tự bong tróc một cách tự nhiên. Phương pháp này không gây tổn thương tới lớp tế bào trên cùng. Đồng thời, nó cũng được coi là cách trị sẹo rỗ ở mũi an toàn do không gây ra vết thương hở. Tuy nhiên, người điều trị có thể gặp tác dụng phụ như sưng đỏ, nổi mụn hoặc nhiễm trùng.
Trên đây là những phương pháp giúp khắc phục sẹo rỗ ở mũi hiệu quả và an toàn. Trước khi áp dụng các cách trị sẹo rỗ trên, bạn cần tới khám bác sĩ da liễu để xác định đúng loại sẹo rỗ. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sẹo rỗ ở mũi nếu chăm sóc da đúng cách. Nếu cần tư vấn cách xử lý sẹo tại nhà, bạn vui lòng gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.