Sẹo lồi là một vết sẹo lớn, dày hơn so với bề mặt da. Sẹo lồi có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể khi bạn bị chấn thương. Sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể nguyên nhân dẫn tới sẹo lồi và cách xử lý an toàn – hiệu quả nhất.
I. Sẹo lồi là gì? Dấu hiệu nhận biết sẹo lồi
1. Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là kết quả của sự phát triển quá mức các nguyên bào sợi sau tổn thương da. Chúng tạo một vết sẹo dày, rộng, nhô cao hơn bề mặt da, có thể có màu hồng, đỏ, màu da hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh. Những đối tượng từ 10 đến 30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất, trong đó nữ giới có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn nam giới.
2. Dấu hiệu nhận biết sẹo lồi?
Sẹo lồi có thể hình thành trong vòng vài tháng đến vài năm sau khi gặp chấn thương. Các dấu hiệu nhận biết sẹo lồi đó là:
- Sẹo lồi thường xuất hiện ở các vùng da căng, cử động thường xuyên đó là: ngực, lưng, bả vai. Một số trường hợp gặp ở vùng da ít cử động, ít sức căng như dái tai.
- Sẹo nhô cao hơn bề mặt da, không đều.
- Da bóng, không lông, không sần nổi lên.
- Kích thước các vết sẹo đa dạng, tùy thuộc vào kích thước của vết thương ban đầu và khi sẹo lồi ngừng phát triển. Chúng có thể phát triển vượt ra khỏi ranh giới của tổn thương da ban đầu.
- Kết cấu đa dạng, từ mềm đến cứng.
- Màu sắc đa dạng: hồng, đỏ, nâu hoặc đỏ tía, tùy thuộc vào màu da của bạn.
- Ngứa ngáy, khó chịu, không được thoải mái tại vùng da bị sẹo lồi.
II. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra sẹo lồi
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành sẹo lồi là do sự sản sinh collagen quá mức của các nguyên bào sợi tại vị trí có thương tổn như: vết rách da do tai nạn, vết cắt do phẫu thuật, bỏng da, mụn trứng cá, nhiễm trùng da,….
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng việc hình thành sẹo lồi đó là:
1. Tổn thương không được xử lý đúng cách
Khi gặp vết thương hở ngoài da, bạn cần tiến hành quá trình vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, dị vật tồn tại trên bề mặt da, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Đồng thời, khi băng bó vết thương cần tạo độ thoáng nhất định, nếu băng chặt quá sẽ làm gia tăng sự phát triển của vi sinh vật yếm khí. Đồng thời vết thương bị căng kéo, xê lệch, không bằng phẳng.
Với những ai gặp vấn đề về mụn, việc nặn mụn trứng cá không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong, gây hại cho da và nguy cơ để lại sẹo lồi rất cao.
2. Chế độ ăn uống không khoa học
Trong quá trình điều trị vết thương hở, đặc biệt là quá trình vết thương bắt đầu lên da non, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa việc hình thành sẹo xấu, trong đó có sẹo lồi. Các thực phẩm như: rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng, đồ nếp làm tăng sản sinh quá mức lượng collagen, dẫn đến nguy cơ cao xuất hiện sẹo lồi. Vì vậy, mọi người cần lưu ý tránh dùng những thực phẩm này trong quá trình điều trị vết thương hở.
3. Các yếu tố khác
- Cơ địa: Những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ gặp các vết sẹo lồi cao hơn người bình thường.
- Di truyền: Sẹo lồi có thể xuất hiện trong cùng một gia đình.
- Màu da: Sẹo lồi thường xuất hiện ở những người có nước da nâu hoặc da đen, người da trắng sẽ ít gặp sẹo lồi hơn.
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị sẹo lồi hơn nam giới.
- Tuổi: Sẹo lồi xuất hiện nhiều nhất trong độ tuổi từ 10 đến 30.
III. Cách phòng ngừa sẹo lồi
1. Bảo vệ làn da tránh khỏi những tổn thương
Hãy cố gắng tránh làm da bị tổn thương vì ngay cả những vết thương nhỏ như tình trạng lông mọc ngược, vết cắt, vết xước cũng có thể kích thích sẹo lồi phát triển. Bên cạnh đó, việc xỏ khuyên trên cơ thể, xăm hình, phẫu thuật thẩm mỹ,… cũng là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gặp sẹo lồi.
2. Thực hành chăm sóc tốt vết thương hở
Trong cuộc sống hằng ngày, việc tránh được các vết thương hở là điều hết sức khó khăn. Do vậy, bạn cần bỏ túi cho bạn thân cách chăm sóc tổn thương da đúng nhất để ngăn ngừa tình trạng xuất hiện sẹo lồi. Dưới đây là bước chăm sóc da cơ bản bạn cần biết.
2.1. Vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vùng da tổn thương. Việc loại sạch bụi bẩn, các tế bào chết giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của làn da, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là lựa chọn tối ưu giúp sát trùng, làm sạch vết thương hiệu quả. Dizigone được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ châu Âu, chứa các ion muối khoáng như: OH-, ClO-, HClO,…, Sản phẩm có công dụng:
- Tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong vòng 30 giây.
- Không kích ứng, không gây đau xót cho da, có thể dùng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
- Không ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguyên bào sợi của vết thương.
- Không nhuộm phẩm màu, không làm mất thẩm mỹ.
Sản phẩm có mặt tại nhiều bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc và được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.
Cách sử dụng:
Dùng bông đã thấm dung dịch Dizigone vệ sinh vùng da bị tổn thương. Để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày với những vết thương nhỏ, và có thể tăng tần suất lên 4-5 lần/ngày với những tổn thương trên diện rộng.
2.2. Dưỡng ẩm cho da
Dưỡng da giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, tăng độ đàn hồi cho vùng da tổn thương, hạn chế tình trạng căng kéo, thúc đẩy quá trình hồi phục của da.
Kem dizigone nano bạc là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, có chứa các thành phần an toàn – lành tính như:
- Nano bạc: công nghệ nano tiên tiến từ châu Âu giúp tiêu diệt 650 loại vi sinh vật gây bệnh mà vẫn dịu nhẹ, an toàn cho làn da.
- D-panthenol kết hợp với lô hội có tác dụng dưỡng ẩm, dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Tinh chất cúc la mã kết hợp với tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, phục hồi tái tạo vùng da bị hư tổn, ngăn ngừa sẹo và thâm xuất hiện.
Như vậy, ngoài khả năng dưỡng ẩm, dizigone nano bạc còn là loại kem kháng khuẩn, chăm sóc vết thương, giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Lưu ý: Bạn chỉ sử dụng dizigone nano bạc hay bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm nào khi vết thương đã khô se, không còn hiện tượng chảy dịch.
>>>Xem ngay: Dizigone Nano Bạc – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
2.3. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)
Trong các trường hợp chấn thương nặng, ngoài vệ sinh da sạch sẽ bạn cần sử dụng thêm các loại thuốc điều trị, ví dụ như:
- Các thuốc kháng histamin H1: loratadin, clopheniramin,… để giảm ngứa ngáy khó chịu.
- Các thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen, natri diclofenac,….
- Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi để phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm trùng như: các cephalosporin, penicillin,….
2.4. Xây dựng chế độ ăn uống – sinh hoạt hợp lý
Chế độ ăn uống:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình lành thương.
- Hạn chế ăn rau muống, thịt bò, trứng, thịt gà, đồ nếp khi bị vết thương hở, đặc biệt là khi vết thương đang trong quá trình lên da non. Không nên ăn hải sản, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ vì dễ gây kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu tại vùng tổn thương.
Chế độ sinh hoạt:
- Ngủ nghỉ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, lo âu.
- Tạo không gian thoáng mát, tạo độ thông thoáng cho vết thương.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh bó sát vào vết thương.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân thường xuyên.
IV. Cách xử lý sẹo lồi an toàn – hiệu quả
Xử lý sẹo lồi mục đích để giải quyết vấn đề thẩm mỹ, giúp làm phẳng, mềm vết sẹo, giúp vùng da bị sẹo trở lại bình thường như da lành xung quanh. Các phương pháp điều trị sẹo lồi phổ biến hiện nay đó là:
1. Điều trị nội khoa
- Tiêm corticosteroid: Corticosteroid có khả năng ức chế alpha 2-macroglobulin, chất này có tác dụng ức chế enzyme collagenase. Khi đó, lượng collagenase tăng lên, làm chậm quá trình tăng sinh collagen. Đối với những sẹo lồi nhỏ, dùng triamcinolone acetonide (10-40 mg/ml) trong vòng 6-12 tháng. Tuy nhiên, cần giới hạn về số lần thực hiện vì corticosteroid có thể làm suy yếu các mô lành xung quanh vết sẹo.
- Bleomycin: đây là một chất chuyển hóa của một chủng vi khuẩn có trong đất. Nó giúp cải thiện sự xuất hiện của sẹo, giảm đau đớn và ngứa ngáy tại vị trí tổn thương.
2. Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật: sau ít nhất 1 năm, sẹo lồi có thể được cắt bỏ và đóng lại bằng chỉ khâu. Với những trường hợp vết cắt không thể khép lại được, bác sĩ sẽ chèn xuống bên dưới chất bành trướng mô, mục đích để cắt và đóng sẹo lại mà không làm căng da.
- Phương pháp áp lạnh: bác sĩ sẽ làm đông lạnh mô sẹo bằng nitơ lỏng để giúp làm phẳng sẹo. Phương pháp này đạt hiệu quả từ 50-70%. Nếu kết hợp với việc tiêm steroid trong quá trình áp lạnh thì tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị lên đến 84%.
- Liệu pháp laser: có hiệu quả với vết sẹo mới hình thành. Các tia laser hoạt động bằng cách đốt cháy và làm phẳng các vết sẹo trên cao, giúp làm sáng các sắc tố đỏ và hồng trong vết sẹo.
3. Xạ trị
Sử dụng tia phóng xạ giúp dự phòng tái phát sẹo lồi xuất hiện sau cắt bỏ. Nên thực hiện sau 2 tuần đầu khi cắt bỏ sẹo, đây là thời gian các nguyên bào sợi đang phát triển.
Phương pháp xạ trị kết hợp với cắt bỏ sẹo đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát lên đến 88%. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể gặp phải là tăng sắc tố, ung thư da.
Điều trị sẹo lồi tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian. Vì vậy bạn cần cố gắng ngăn ngừa tối đa tổn thương và có cách chăm sóc da khoa học nếu không may gặp phải chấn thương. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.