Rửa vết thương hở là một việc dễ làm nhưng không hề đơn giản. Nếu rửa sai cách sẽ khiến vết thương trầm trọng hơn, dễ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình liền da và lành sẹo sau này. Vậy rửa vết thương không đau, không xót, lành nhanh cần thực hiện như thế nào. Hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.
I. 7 bước rửa và chăm sóc vết thương hở tại nhà đúng cách
Bước 1: Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
Tay là bộ phận cầm nắm và tiếp xúc nhiều với các bề mặt, vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bàn tay là nơi có thể chứa đựng nhiều vi khuẩn, mầm bệnh mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nếu đưa bàn tay không sạch khuẩn va chạm với vết thương hở, mầm bệnh có thể xâm nhập tới ổ tổn thương và gây nhiễm trùng.
Do đó, trước khi xử lý vết thương cho mình hoặc người khác, bạn nên rửa tay sạch. Bạn có thể sử dụng nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp để rửa tay. Nếu có găng tay y tế hãy sử dụng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch từ vết thương.
Bước 2: Cầm máu, hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi
Chảy máu nhiều có thể dẫn đến choáng váng, sốc nhẹ. Nặng hơn thì có thể gây ngất, trụy tim mạch, tử vong.
Để cầm máu, bạn cần thực hiện:
- Dùng mảnh vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu.
- Nếu máu chảy nhiều và không có vải hay băng gạc sạch, có thể dùng tay ép miệng vết thương lại để hạn chế máu chảy.
- Nâng vị trí vết thương cao hơn tim để hạn chế áp lực máu đến khu vực này.
Nếu cảm thấy vết thương sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Bước 3: Loại bỏ bụi bẩn, mô hoại tử (nếu có)
Trên bề mặt vết thương có thể tồn tại bụi bẩn, mô hoại tử, dịch rỉ viêm… gây bít tắc mao mạch. Đồng thời, các tác nhân đó ngăn cản hoạt động thực bào của hệ miễn dịch. Vì vậy, để loại bỏ chúng, bạn cần lưu ý:
- Với vết thương nhẹ, chưa có dấu hiệu hoại tử nặng:
Bạn có thể xử lý bằng cách dùng nhíp gắp bỏ các mảnh vụn da, các dị vật lớn ra ngoài. Sau đó, rửa hoặc lau vết thương bằng băng gạc mỏng thấm nước muối sinh lý.
- Với vết thương sâu, hoại tử nặng và có mùi khó chịu:
Việc tự làm sạch tại nhà là chưa đủ. Bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý cắt lọc phần hoại tử.
Bước 4: Rửa vết thương hở bằng dung dịch kháng khuẩn
Theo các nghiên cứu khoa học, vết thương hở sẽ lành nhanh hơn khi được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, có thể nói sát khuẩn là bước quan trọng nhất trong rửa vết thương hở.
Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng để rửa vết thương: Dizigone, povidone iod, chlorhexidine, cồn, oxy già…
Cách dùng dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương:
- Thấm dung dịch ra bông/gạc để lau rửa vết thương 3-4 tiếng/lần.
- Chú ý lau rửa kỹ để loại bỏ mủ/ dịch nếu có. Tùy yêu cầu của từng loại dung dịch sát khuẩn để xác định có cần rửa lại bằng nước hay không.
Bước 5: Băng vết thương cẩn thận
Đối với vết thương nhỏ thì không cần băng bó. Để vết thương thông thoáng sẽ khô se và lành nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn đọc cần chú ý giữ cho vết thương không bị nhiễm bẩn hay bị ma sát với các bề mặt bên ngoài.
Đối với vết thương lớn, cần băng bó cẩn thận. Điều này có thể tránh cho các va chạm, cọ xát lên trên vết thương gây đau và làm nhiễm bẩn. Chú ý thay băng hằng ngày và không quấn băng quá chặt. Thay băng ít nhất 2-3 lần/ngày hoặc khi băng bị ướt, bẩn. Nếu băng gạc khô lại và dính chặt vào vết thương, cần làm mềm bằng nước ấm trước khi gỡ ra để tránh làm đau và xô lệch cấu trúc tổn thương. Mỗi lần thay băng cần phải rửa lại vết thương bằng dung dịch kháng khuẩn.
>>> Xem bài viết: Cách băng vết thương hở chuẩn khoa học
Bước 6: Thoa kem dưỡng thúc đẩy da lành nhanh
Khi vết thương khô se, không còn chảy dịch, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần sát khuẩn. Theo các nghiên cứu, việc duy trì độ ẩm thích hợp sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp nước, làm dịu da và hạn chế kích ứng do dung dịch kháng khuẩn. Bên cạnh đó, kem dưỡng sẽ bổ sung một số dưỡng chất thúc đẩy quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng hơn. Bạn đọc nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên như kem bôi Dizigone Nano bạc, Vitamin E …
Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
Bạn có thể nhận biết mình có bị nhiễm trùng không qua các dấu hiệu chung sau:
- Sốt
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
- Sưng, nóng, đỏ, đau ở vết thương
- Chảy dịch mủ màu xanh hoặc có mùi
- Các dấu hiệu khác: buồn nôn, nôn, đau cơ bắp tại một số vị trí trên cơ thể, ho, khó thở,…
Nếu có xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương như trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
II. Cần làm gì để rửa vết thương không đau xót?
1. Tiêu chí lựa chọn dung dịch kháng khuẩn rửa vết thương hở
Để rửa vết thương không đau xót, bạn cần lựa chọn dung dịch kháng khuẩn đảm bảo các tiêu chí:
- Phổ kháng khuẩn rộng: Tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh bao gồm vi khuẩn, nấm, bào tử…
- Không ảnh hưởng quá trình lên da non.
- Không phá hủy mô và các tế bào lành khác.
- Không gây xót và kích ứng khi dùng.
- Hiệu quả nhanh, mạnh nhưng vẫn đảm bảo dịu nhẹ.
- An toàn khi sử dụng.
2. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn an toàn – hiệu quả cho vết thương hở
Hiện nay, trên thị trường rất khó để tìm ra dung dịch kháng khuẩn đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Bằng nhiều năm kinh nghiệm thực tế, tiến sĩ da liễu hàng đầu thế giới Robert Northey đã tổng kết và cho ra kết luận: Dizigone là một trong số ít dung dịch kháng khuẩn an toàn – hiệu quả giúp rửa vết thương không đau xót và lành nhanh.
Dizigone khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn thông thường:
- Cồn 70-90%: Gây xót, chậm lành vết thương do làm tan yếu tố hạt, không có tác dụng với bào tử.
- Povidone iod: Kháng khuẩn trung bình, gây nhuộm màu da, chậm lành vết thương do gây độc nguyên bào sợi.
- Oxy già: Xót, gây tổn thương mô (kể cả mô sợi).
- Chlorhexidine: Phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng tốt trên vi khuẩn Gram (+).
Sử dụng bộ sản phẩm Dizigone bao gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc mang lại hiệu quả hiệp đồng vượt trội:
- Kéo dài thời gian kháng khuẩn
- Bổ sung thêm dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, tái tạo da nhanh lành
- Chống viêm và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Bộ sản phẩm đạt các tiêu chí AN TOÀN, KHÔNG GÂY ĐAU, KHÔNG GÂY XÓT, dùng được cho cả trẻ nhỏ và các đối tượng có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Hiệu quả kháng khuẩn được kiểm chứng bởi Trung tâm Quatest 1 (Bộ Khoa học – Công nghệ) và độ an toàn kiểm chứng bởi Trung tâm Dược lý – ĐH Y Hà Nội.
III. 4 sai lầm cần tránh khi chăm sóc vết thương hở tại nhà
1. Rắc thuốc bột kháng sinh
- Rắc bột kháng sinh có thể gây dị ứng, sốc phản vệ. Một số kháng sinh có thể kích thích da và phản ứng viêm tại chỗ. Thậm chí, việc làm này gây ra tình trạng sốc phản vệ mà hậu quả có khả năng dẫn đến tử vong.
- Không có tác dụng chống nhiễm khuẩn nếu dùng tại chỗ. Sau khi rắc bột kháng sinh lên vết thương vài giờ, bột sẽ khô lại tạo thành rào cản, ngăn các yếu tố bảo vệ vết thương như bạch cầu, tiểu cầu,… đến tiếp cận. Lúc này, bột thuốc kháng sinh lại vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây sưng, mủ, hoại tử vết thương.
- Làm vết thương lâu lành: lớp vỏ bột kháng sinh làm hạn chế sự lên mô hạt và hình thành da non tại vị trí bị tổn thương.
>>> Xem bài viết: Rắc thuốc bột lên vết thương hở: lợi bất cập hại
2. Dùng cồn, oxy già
Cồn và oxy già là những chất sát khuẩn mạnh nhưng thời gian tác dụng ngắn. Bên cạnh đó, chúng gây đau xót và làm tổn thương nguyên bào sợi, khiến vết thương chậm lành hơn. Vì vậy, muốn rửa vết thương không xót, lành nhanh thì cồn, oxy già không bao giờ là lựa chọn phù hợp.
3. Chỉ dùng nước muối sinh lý
Trên thực tế, nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) chỉ có tác dụng làm sạch vết thương. Dung dịch này giúp loại bỏ chất bẩn bề mặt chứ không có tác dụng sát khuẩn. Do đó, nếu chỉ dùng nước muối sinh lý, vết thương vẫn có nguy cơ nhiễm trùng như bình thường. Vì vậy, bạn cần sử dụng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cho vết thương mới đảm bảo vết thương nhanh lành.
4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý, khoa học
Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, khoa học sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục, nhanh lành của vết thương.
- Sử dụng một số thực phẩm như: rau muống, thịt bò, trứng… có thể gây gia tăng nguy cơ sẹo lồi, sẹo thâm.
- Hút thuốc lá, thuốc lào cũng là một yếu tố nguy cơ gây chậm lành vết thương. Nicotin và các chất hóa học khác trong thuốc lá được chứng minh gây tổn hại tới hệ mạch. Hợp chất này có thể làm tắc hẹp thành mạch và cản trở lưu thông máu. Chúng khiến quá trình vận chuyển nguyên liệu và chất dinh dưỡng tới ổ tổn thương bị gián đoạn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bên cạnh việc kiêng cữ nghiêm ngặt những yếu tố trên, bạn đọc nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng đẩy đủ bảo gồm thịt cá, rau củ, hoa quả. Khi được cung cấp đủ protein và vitamin, khoáng chất, cơ thể sẽ có đủ năng lượng để phục hồi, tái tạo thương tổn tốt hơn.
>>> Xem bài viết: Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?
Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết, hữu ích cho bạn để có thể chăm sóc, rửa vết thương hở đúng cách. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 9482 để được tư vấn cụ thể hơn.
Tham khảo: www.healthline.com