Vào mùa hè oi bức, trẻ thường hay bị rôm sảy, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân ban đầu của rôm sảy được cho là do quấn tã khiến mồ hôi không thoát được, gây các nốt ban đỏ trên da. Trẻ bị rôm sảy rất ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi. Vậy rôm sảy ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi trẻ bị rôm sảy phải làm sao để giúp trẻ thoải mái hơn? Cùng chúng tôi tìm hiểu những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết sớm rôm sảy ở trẻ sơ sinh để có thể xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây.
I. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong vài tuần đầu đời. Rôm sảy có 3 dạng chính gồm: rôm sảy kết tinh (Miliaria crystallina), rôm sảy đỏ (Miliaria ruba), rôm sảy sâu (Miliaria profunda) và Miliaria pustulosa.
Sau đây là những dấu hiệu chung để nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh:
1. Mụn nước
Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt xuất hiện trên da trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là những mụn nước li ti dưới da. Với những bé có làn da sáng thì mụn nước có thể có màu đỏ. Mặt khác, rôm sảy ở trẻ nhỏ có da sẫm màu, mụn nước có thể chuyển thành màu nâu hoặc xám.
Mụn nước có thể xuất hiện rải rác trên da hoặc tập trung thành từng đám. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da được che kín hoặc nhiều nếp gấp như dưới cánh tay, cổ, lưng, ngực, đặc biệt là vùng quấn tã. Ngoài ra, rôm sảy cũng có thể xuất hiện ở mặt và trên đầu.
Mụn nước rôm sảy rất dễ nhiễm vi khuẩn. Khi đó, các mụn nước có thể chứa đầy mủ trắng hoặc vàng. Khi bị nhiễm khuẩn, trẻ có thể bị sốt, người nóng ran và đổ nhiều mồ hơn hơn.
Mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu khác biệt giữa 3 dạng rôm sảy phổ biến:
- Rôm sảy kết tinh: mụn nước màu trong suốt, giống như những giọt mồ hôi. Dạng rôm sảy này không sưng đỏ và không bị viêm.
- Rôm sảy đỏ: mụn nước có màu đỏ nằm rải rác hoặc mụn nước li ti tập trung trên nền da đỏ. Mụn nước bị viêm, sưng và có thể gây đau.
- Rôm sảy sâu: các mụn nước nằm sâu trong da giống như mụn nhọt. Chúng thường có màu sắc gần giống với màu da.
- Miliaria pustulosa: biểu hiện tương tự như rôm sảy đỏ nhưng bên trong mụn nước thường chứa đầy dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Mụn nước có thể gây đau đớn, dễ vỡ, đóng vảy hoặc chảy máu.
>>>Xem ngay: 5 bệnh thường gặp gây mụn nước ở mặt và cách xử lý an toàn
2. Ngứa
Triệu chứng phổ biến khác của rôm sảy ở trẻ sơ sinh bao gồm ngứa râm ran, cảm giác như kim châm. Trẻ sơ sinh chưa thể nói ra được, nhưng bé sẽ thể hiện sự khó chịu bằng nhiều cách khác nhau như: thường xuyên cử động chân tay, vặn mình. Trẻ cũng thường xuyên cáu kỉnh, quấy khóc liên tục. Vì bị ngứa nên trẻ sẽ có thể khó ngủ hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.
Hầu hết các dạng rôm sảy đều gây ngứa trừ rôm sảy kết tinh. Cảm giác ngứa ngáy có thể khiến bé cào gãi làm vỡ mụn nước. Nếu mẹ không xử lý kịp thời, mụn nước có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng tổn thương da dễ gây sẹo, cần nhiều thời gian để chữa lành và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của bé.
Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất rõ ràng, nhất là vào thời tiết nóng bức. Triệu chứng của rôm sảy sẽ dần thuyên giảm và không gây khó chịu quá nhiều. Tuy nhiên, bé cần được đưa đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao
- Nhiễm trùng da: mụn nước lan rộng và chảy mủ.
- Rôm sảy không khỏi sau 3 ngày điều trị tại nhà.
- Trẻ mệt mỏi, không bú được, nằm li bì.
II. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi mồ hôi không thoát ra ngoài được. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ sơ sinh có tuyến mồ hôi nhỏ và khả năng điều hòa thân nhiệt kém. Vì vậy, ống tiết mồ hôi rất dễ bị tắc nghẽn, giữ mồ hôi lại hình thành các mụn nước dưới da. Mức độ tắc nghẽn của ống tiết mồ hôi là cơ sở để phân loại rôm sảy:
- Rôm sảy kết tinh: sự tắc nghẽn xảy ra ở lớp sừng trên cùng.
- Rôm sảy đỏ: do ống tiết mồ hôi bị tắc nghẽn ở lớp biểu bì hoặc hạ bì.
- Rôm sảy sâu: xảy ra do mồ hôi bị giữ lại ở lớp hạ bì.
Trẻ sơ sinh cũng có nhiều khả năng bị rôm sảy hơn người lớn là do:
- Trẻ thường xuyên phải quấn rã, mặc nhiều quần áo để tránh bị lạnh.
- Trẻ sơ sinh có nhiều vùng da nếp gấp giữ nhiệt và dễ đổ mồ hôi hơn.
- Trẻ tiếp xúc với các nguồn nhiệt, sống ở điều kiện ấm áp hơn bình thường.
- Dùng thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm: có thể chặn các tuyến mồ hôi. Ví dụ như bôi thuốc mỡ chứa bạc hà lên ngực để trị ho có thể gây ra rôm sảy ở ngực. Hoặc rôm sảy ở mặt do khi trẻ bú sữa mẹ sẽ bị dính lanolin mà bôi vào núm vú.
- Do sốt cao khiến cơ thể nóng lên, tăng tiết mồ hôi.
- Dùng dầu gội, sữa tắm chứa xà phòng gây kích ứng da.
III. Điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh tại nhà
Nguyên tắc để điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh là làm mát, giảm ngứa và chống viêm da. Do đó, mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau đây:
1. Xử lý mụn nước trên da
1.1. Làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn
Làm sạch mụn nước là bước quan trọng giúp ngăn chặn nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt với dạng rôm sảy có dấu hiệu sưng viêm, chảy dịch mủ.
Nếu chỉ dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh da thì không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, mẹ cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh da cho trẻ. Tiêu chí để lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cho trẻ sơ sinh:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh trên da.
- Hiệu quả nhanh, duy trì tác dụng kéo dài.
- An toàn với da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
- Thành phần lành tính, dịu nhẹ, không gây đau xót, kích ứng da.
- Không chứa kháng sinh, corticoid, xà phòng.
- Không gây tổn thương tế bào mới, không cản trở quá trình phục hồi da.
- Không màu, không gây đề kháng.
Các dung dịch sát trùng thông thường như cồn y tế, nước oxy già không thích hợp cho trẻ sơ sinh. Mặc dù có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhưng các thuốc sát trùng này gây đau xót và cản trở quá trình tái tạo da.
Để thay thế các thuốc sát trùng trên, chuyên gia khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone cho trẻ nhỏ. Đây là dung dịch đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ kháng khuẩn EMWE với cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên. Vì vậy, sử dụng dung dịch Dizigone đảm bảo tiêu diệt 100% vi khuẩn gây bệnh và an toàn đối với bé. Hiệu quả của Dizigone đã được kiểm chứng thông qua thử nghiệm Quatest – 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
1.2. Dưỡng ẩm cho da
Sau khi làm sạch da, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ. Kem dưỡng ẩm có vai trò làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, duy trì độ ẩm cho da còn giúp quá trình hồi phục tổn thương diễn ra nhanh hơn, tránh để lại sẹo.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ có thể kết hợp sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone với kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc. Các phân tử nano bạc giúp duy trì tác dụng kháng khuẩn và các chiết xuất tự nhiên như lô hội, tràm trà giúp làm mát da, giảm ngứa cho trẻ.
Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone:
- Lau rửa vùng da bị rôm sảy của bé bằng dung dịch Dizigone. Đợi dung dịch khô lại tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
- Khi vết mụn khô se, thoa một lớp kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc.
- Sử dụng 3 – 4 lần/ngày.
>>>Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo
2. Giảm ngứa
Với những trẻ có triệu chứng ngứa râm ran, thường xuyên quấy khóc, mẹ có thể sử dụng nước ấm hoặc chườm khăn ấm để giúp bé thoải mái hơn.
Mẹ không nên sử dụng xà phòng hoặc dầu gội chứa chất diện hoạt như natri lauryl sulfat. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng các sữa tắm chứa nguyên liệu tự nhiên sẽ an toàn cho bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp dân gian để làm nước tắm giúp giảm ngứa và ngừa rôm sảy cho trẻ như:
- Lá khế: lấy một nắm lá khế rửa sạch và đun nước tắm. Mẹ có thể bỏ thêm một chút muối. Đun sôi khoảng 5 phút và chắt lấy nước cốt. Pha nước đủ ấm để tắm cho bé.
- Mướp đắng: dùng quả mướp đắng giã nát hoặc xay nhỏ rồi lọc lấy nước nguyên chất. Hòa loãng với nước ấm vừa đủ để tắm cho trẻ sơ sinh.
- Lá trà xanh: lấy lá trà đun sôi với nước và rửa cho bé, đặc biệt là vùng quấn tã 2 – 3 lần/ngày hoặc mỗi khi bé đi tiểu xong.
Chú ý: Mẹ cần lựa chọn nguyên liệu sạch, không chứa thuốc trừ sâu và sơ chế cẩn thận. Cách giảm ngứa này không áp dụng cho trường hợp mụn nước đã vỡ, mưng mủ hoặc nhiễm trùng nặng. Sau khi tắm với nước lá, mẹ nên tắm lại bằng nước sạch.
Nếu các cách trên không hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa hoặc thuốc bôi corticoid. Ngoài ra, trẻ có thể dùng kem dưỡng da calamine để làm mềm da, giảm kích ứng và ngứa da.
3. Làm mát, giảm tiết mồ hôi cho bé
Khi bé bị nóng quá có thể xuất hiện rôm sảy trên da. Vì vậy, biện pháp làm mát sẽ giúp giảm các triệu chứng của rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để làm mát cho bé:
- Dùng quạt hoặc máy lạnh để làm mát phòng ở của bé.
- Mặc ít quần áo, hạn chế quấn tã hoặc bỉm.
- Tắm nước mát thường xuyên hoặc dùng khăn ẩm để chườm mát.
- Lau khô mồ hôi, đặc biệt vùng da có nếp gấp.
- Cho trẻ uống nhiều nước và bú đủ sữa mẹ.
- Nếu trẻ bị sốt cao, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài các biện pháp trên, mẹ có thể sử dụng phấn rôm để thấm hút mồ hôi, giúp da khô thoáng. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho bé:
- Thoa phấn rôm khi da khô ngay sau khi tắm, không thoa khi mồ hôi nhiều.
- Không sử dụng phấn rôm trực tiếp trên da bé, đặc biệt là vùng sinh dục, vùng da có nếp gấp. Thay vào đó, mẹ đổ phấn ra tay và xoa đều lên da.
- Không mở quạt khi thoa phấn rôm để tránh trẻ hít phải gây tổn thương đường hô hấp.
- Ngừng sử dụng khi bé có dấu hiệu bị mẩn đỏ, ngứa hoặc da quá khô.
4. Sử dụng các thuốc điều trị rôm sảy
Các trường hợp rôm sảy nghiêm trọng hoặc không tự khỏi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticoid để giảm ngứa và chống viêm. Tuy nhiên, đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ đối với trẻ như chậm phát triển, tổn thương xương. Vì vậy, mẹ không được tự ý sử dụng thuốc cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt cao, mụn nước sưng đỏ, chảy mủ, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh bôi ngoài da hoặc thuốc đặt trực tràng. Tùy vào tình trạng của bé, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ hợp lý. Mẹ nên tuân thủ hướng dẫn điều trị để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.
IV. Cách chăm sóc da phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Để giảm nguy cơ mắc rôm sảy ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện cách chăm sóc da sau đây:
- Vệ sinh da hàng ngày: Mẹ nên sử dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ lau rửa, sinh da cho bé. Chú ý vệ sinh sạch vùng da quấn tã, vùng da có nếp gấp.
- Dưỡng ẩm, làm dịu da: Thoa kem dưỡng ẩm như kem Dizigone Nano bạc vào vùng da quấn tã để chống hăm da, giảm ngứa và ban đỏ.
Ngoài ra, khi chăm sóc bé, mẹ cũng cần chú ý những điều sau:
- Tránh để bé mặc quần áo nặng hoặc nằm lâu trong nôi hay địu khiến trẻ bị nóng quá.
- Không đưa trẻ ra ngoài trời nóng, sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm mát phòng.
- Lựa chọn quần áo rộng, thoáng mát, mỏng nhẹ, đặc biệt trong thời tiết mùa hè.
- Giữ chỗ ngủ của bé thông thoáng, tránh dùng nhiều tấm lót chống thấm nước.
- Theo dõi trẻ sơ sinh để phát hiện kịp thời triệu chứng ra mồ hôi nhiều, ban đỏ hoặc ngứa.
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị quá nóng từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, mẹ cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng, quần áo của trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn. Khi thấy rôm sảy không tự hết sau vài ngày mà có dấu hiệu lan rộng, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nếu cần được tư vấn cách chăm sóc trẻ sơ sinh và phòng ngừa các bệnh ngoài da khác, bạn hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.