Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt (miliaria) là vấn đề da liễu xảy ra khi thời tiết nóng bức, ẩm ướt, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Rôm sảy tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu trẻ không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn như: viêm nang lông, mụn nhọt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh những thông tin cụ thể hơn về bệnh rôm sảy ở cổ – mặt em bé, từ đó có cách chăm sóc và xử lý hiệu quả.
I. Chẩn đoán phân biệt rôm sảy ở cổ, mặt
1. Biểu hiện bệnh rôm sảy
Trẻ bị rôm sảy thường có các biểu hiện sau đây:
Biểu hiện chung:
- Vị trí bị rôm sảy thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như: cổ, ngực, lưng, nách, nếp gấp khuỷu tay và háng.
- Biểu hiện là các nốt sẩn đỏ hoặc hồng, mọc thành từng đám. Hoặc xuất hiện các nốt mụn nước giống màu da, dễ vỡ, đôi khi xen lẫn các mụn mủ trắng.
- Trẻ ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên quấy khóc.
Biểu hiện riêng:
Dựa trên độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị chặn, phát ban nhiệt chia làm 4 loại đó là:
- Miliaria crystallina: là dạng phát ban nhiệt nhẹ nhất, tác động đến ống dẫn mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Biểu hiện dưới dạng mụn chứa dịch bên trong, dễ vỡ.
- Miliaria rubra hay còn gọi là nhiệt gai: vết sưng đỏ, ngứa, cảm giác châm chích ở vùng da bị rôm sảy.
- Miliaria pustulosa: nốt phát ban nhiệt bị viêm và chứa mủ.
- Miliaria profunda: tổn thương sâu đến lớp hạ bì, mồ hôi không thoát ra được, bị giữ lại sâu bên trong da. Tổn thương là các nốt sần 1-3 mm, cứng, có màu như da ngỗng.
>>>Xem thêm bài viết: Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và 4 điều mẹ cần làm để xử lý
2. Phân biệt rôm sảy với chàm sữa
Rôm sảy và chàm sữa đều là những bệnh da liễu lành tính, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất nhiều cha mẹ nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này dẫn đến việc điều trị sai cách, nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh ở trẻ.
Rôm sảy thường xuất hiện vào thời điểm nắng nóng, oi bức, khi ống mồ hôi của trẻ bị tắc nghẽn. Còn chàm sữa thường gặp khi thời tiết lạnh và khô.
Hình ảnh chàm sữa trên mặt trẻ sơ sinh
Rôm sảy thường mọc thành từng đám, ở các vùng da tiết nhiều mồ hôi như: trán, cổ, ngực, lưng, nách, bẹn,… gây đau rát, khó chịu cho trẻ. Còn chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má, những lần tái phát có thể mọc ở trán, thân; vùng da bị chàm thường tạo vảy, rất khô; trẻ bị chàm sẽ có thêm các triệu chứng của bệnh viêm mũi, hen suyễn.
>>>Xem thêm bài viết: Chàm sữa (viêm da cơ địa): Xử lý đúng cách để đạt hiệu quả nhanh
II. Nguyên nhân và nguyên tắc điều trị rôm sảy ở cổ, mặt
1. Nguyên nhân hình thành rôm sảy ở cổ, mặt
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ do sự tắc nghẽn của các ống dẫn mồ hôi, khiến mồ hôi không thoát ra ngoài, gây nên nốt sần, mụn nước kèm ngứa ngáy, khó chịu cho làn da bé. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng này đó là:
- Ống dẫn mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh: tình trạng này hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Khi các cơ quan, ống dẫn chưa phát triển đầy đủ khiến mồ hôi không thoát hết ra bên ngoài, làm tích tụ bụi bẩn, dầu thừa dưới da gây ra tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
- Mặc nhiều quần áo hoặc chất liệu quần áo không thoáng mát: điều này cũng rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, mồ hôi tích tụ lại gây ra rôm sảy.
- Thời tiết nắng nóng: cơ thể tăng tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường, khi đó da bé dễ bị rôm sảy, nhất là các vị trí ra nhiều mồ hôi như: cổ, lưng,
- Trẻ bị sốt cao: khi bị sốt cao, thân nhiệt của trẻ tăng cao. Cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi hạ nhiệt, dẫn đến tình trạng rôm sảy xuất hiện.
- Trẻ bị dị ứng: nhiều trẻ có thể bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da, bột giặt chứa chất tẩy rửa mạnh. Điều này sẽ khiến làn da của trẻ trở nên mẫn cảm, mẩn đỏ, ngứa ngáy, dễ nổi rôm sảy.
2. Nguyên tắc điều trị rôm sảy ở cổ, mặt
Để điều trị rôm sảy ở cổ, mặt, cha mẹ cần nắm vững những nguyên tắc sau:
- Vệ sinh sạch sẽ làn da cho trẻ, đặc biệt là các khu vực tiết nhiều mồ hôi bằng các sản phẩm chăm sóc phù hợp.
- Luôn tạo độ thoáng mát cho da bé, đặc biệt vào thời điểm oi bức, nắng nóng.
- Kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xử lý rôm sảy cho trẻ.
Mục đích của quá trình điều trị rôm sảy cho trẻ là loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da, tạo độ thông thoáng cho các lỗ chân lông, làm mềm da, tăng sự đàn hồi cho làn da bé.
III. 3 sản phẩm hỗ trợ xử lý rôm sảy ở cổ, mặt hiệu quả nhanh nhất
1. Kem bôi Yoosun rau má
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần gồm có:
- Chiết xuất rau má, vitamin E, B5 có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa rát, thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da bị tổn thương do rôm sảy.
- Chlorhexidine: có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn thường trú trên da, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
Đánh giá sản phẩm:
Ưu điểm: thành phần tương đối an toàn, lành tính, không gây kích ứng cho da bé, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị rôm sảy.
Nhược điểm: kem dễ bám dính trên quần áo, khó rửa sạch.
Giá thành: dao động 20 000VNĐ/tuýp 25g.
2. Kem bôi Kemembe
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần gồm có nano curcumin, tinh chất cúc la mã, kẽm oxy, vitamin E, dầu hạnh nhân, lanolin, sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, dưỡng ẩm cho làn da bé.
Đánh giá sản phẩm:
Ưu điểm:
- Thành phần lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ.
- Cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Nhược điểm: dễ bám dính lên quần áo.
Giá thành: dao động 60 000VNĐ/tuýp 20g
3. Bộ sản phẩm Dizigone
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Là sản phẩm được xử lý bằng công nghệ EMWE tạo ra sản phẩm có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhanh chóng và mạnh mẽ như: HClO, ClO-, OH-,…. Thành phần có cơ chế hoạt động tương tự như cách hệ miễn dịch bảo vệ của cơ thể, hoàn toàn lành tính, phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ.
Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bào chế Nano bạc siêu phân tử. Được chiết xuất từ lô hội, cúc la mã, tinh dầu tràm trà,… Dizigone giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, kích thích tái tạo tế báo da mới, ngăn ngừa sẹo xuất hiện.
Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone:
- Vệ sinh vùng da bị rôm sảy cho bé bằng dung dịch Dizigone. Cha mẹ có thể pha loãng với nước sau đó lau người cho trẻ. Để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
- Lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên vùng da vừa làm sạch. Massage nhẹ nhàng.
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: các mẹ không sử dụng kem dưỡng da khi vùng da còn đang chảy dịch.
Giá tham khảo:
- Dung dịch Dizigone 500ml: 145 000VNĐ/chai.
- Dung dịch Dizigone 300ml: 100 000VNĐ/chai.
- Kem Dizigone nano bạc: 140 000VNĐ/tuýp.
>>>Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo
IV. Những điều cần tránh khi bé bị rôm sảy ở cổ, mặt
Khi bé bị rôm sảy ở cổ, mặt, cha mẹ cần lưu ý những một số điều sau đây:
Giữ cho làn da của bé luôn được sạch sẽ và thông thoáng, tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo bó sát, không thấm mồ hôi.
Tránh sử dụng bỉm cho bé. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cha mẹ cần thay bỉm thường xuyên. Cần vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi đóng bỉm.
Không cho bé đi dưới trời nắng nóng, trong khoảng từ 10 giờ đến 16 giờ.
Không nên thoa quá nhiều kem dưỡng da hoặc phấn rôm cho bé. Bởi hành động này rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông làm nặng thêm tình trạng phát ban nhiệt.
Theo dõi bé thường xuyên, không để bé tự ý cào gãi vào các vết rôm sảy. Cha mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
Không nên cho bé ăn những đồ hải sản như: tôm, cua, cá,…, có thể gây kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây như: táo, cam, quýt,… bổ sung lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ. Cha mẹ cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Nếu được phát hiện, chăm sóc đúng cách, bệnh rôm sảy ở trẻ sẽ được điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ hậu quả nào cho da bé. Nếu cha mẹ còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để tìm ra giải pháp hữu ích nhất cho các bé.