Rôm sảy kết tinh là thể nhẹ nhất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè. Tình trạng này khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết biểu hiện của rôm sảy kết tinh và cách xử lý hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu 7 điều mẹ cần biết về rôm sảy kết tinh để chăm sóc bé tốt nhất trong bài viết dưới đây.
I. Rôm sảy kết tinh là gì?
Rôm sảy kết tinh hay Miliaria crystallina là bệnh lý ngoài da liên quan tới sự tắc nghẽn hoặc viêm sưng ống tiết mồ hôi. Loại rôm sảy này chỉ xuất hiện khi tuyến mồ hôi ở bề mặt lớp trên cùng bị ảnh hưởng.
Biểu hiện của rôm sảy kết tinh bao gồm:
- Xuất hiện mụn nước trong suốt dưới da, kích thước từ 1 – 2 mm.
- Mụn nước trông giống giọt mồ hôi, rất dễ vỡ. Khi vỡ ra, các nốt rôm dễ để lại vảy trên da.
- Không có biểu hiện viêm sưng hay ngứa da.
- Mụn thường lan rộng trên đầu, cổ và thân trên: ngực, vai, lưng. Đôi khi rôm sảy cũng xuất hiện ở kẽ nách hoặc háng.
- Không để lại sẹo trên da.
Các tổn thương do rôm sảy kết tinh có thể biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, chúng có thể quay lại khi gặp điều kiện thuận lợi như tiếp xúc với khí hậu nóng ẩm, mặc quần áo chật chội, không thoáng khí.
II. Nguyên nhân gây rôm sảy kết tinh
Nguyên nhân chính gây ra rôm sảy là do ống tiết mồ hôi bị bít tắc. Điều này dẫn tới mồ hôi bị chảy ngược từ tuyến mồ hôi vào lớp biểu bì hoặc hạ bì. Mồ hôi không thoát ra được hình thành nên các mụn nước trong suốt dưới da.
Rôm sảy kết tinh hình thành do sự tắc nghẽn xảy ra ở gần bề mặt da ở lớp sừng của tầng biểu bì. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn tuyến mồ hôi, khiến mồ hôi không thoát ra được gồm có:
- Ống tiết mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành.
- Môi trường khí hậu nóng ẩm.
- Hoạt động thể thao cường độ cao.
- Sốt cao.
- Bệnh nhân nhập viện hoặc nằm liệt giường trên nệm chống thấm nước.
- Mặc quần áo chống thấm mồ hôi hoặc dán các loại băng chống thấm lên da.
Ngoài ra, một số bệnh và phương pháp điều trị có liên quan tới sự hình thành rôm sảy kết tinh như:
- Hội chứng tăng tiết mồ hôi do dùng thuốc: bethanechol, clonidine, neostigmine hoặc isotretinoin.
- Bệnh di truyền: hội chứng Morvan và bệnh giả rối loạn nhịp tim loại 1
- Phản ứng có hại với thuốc hóa trị liệu.
- Xạ trị.
- Hội chứng Stevens – Johnson.
- Nhiễm khuẩn hình thành màng sinh học gây tắc nghẽn ống tiết mồ hôi.
III. Ai thường bị rôm sảy kết tinh?
Rôm sảy kết tinh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào bị tăng tiết mồ hôi hoặc sống trong vùng khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, đối tượng thường bị rôm sảy nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ từ 2 tuần tuổi trở xuống.
Ngoài ra, rôm sảy kết tinh có thể gặp ở những người di chuyển từ vùng khí hậu ôn đới sang vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm bị sốt cao. Người bị rôm dễ bị tái phát lại khi gặp điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa.
IV. Chẩn đoán phân biệt rôm sảy kết tinh
1. Với các loại rôm sảy khác
Ngoài rôm sảy kết tinh, bạn có thể gặp 3 dạng khác của rôm sảy là Miliaria rubra, Miliaria pustulosa và Miliaria profunda. Chẩn đoán phân biệt rôm sảy kết tinh được dựa vào mức độ sâu của ống tiết mồ hôi bị tắc nghẽn và đặc điểm mụn nước:
- Rôm sảy kết tinh: mụn nước trong suốt, dễ vỡ, không gây sưng viêm, ngứa da. Sự tắc nghẽn xảy ra ở lớp sừng trên cùng.
- Miliaria rubra hay còn gọi là gai nhiệt. Chúng xuất hiện do sự tắc nghẽn ở lớp sâu dưới da và thường liên quan tới viêm. Biểu hiện chính là các nốt ban đỏ lớn, sưng, gây ngứa da. Mụn nước hay xuất hiện ở vùng da có nếp gấp ở cổ, nách và vùng da bị ma sát với quần áo.
- Miliaria pustulosa: tương tự như Miliaria rubra nhưng mụn nước chứa nhiều dịch mủ
- Miliaria profunda: là trường hợp hiếm gặp tác động sâu nhất tới lớp hạ bì. Biểu hiện là các nốt sần, cứng, có màu đỏ. Chúng thường xuất hiện ở đầu chi và thân trên.
2. Với các bệnh da liễu khác
Triệu chứng mụn nước của rôm sảy kết tinh cũng tương tự với một số bệnh lý khác như:
- Bệnh ngoài da do virus: herpes simplex hoặc virus thủy đậu varicella
- Nhiễm nấm Candida.
- Viêm nang lông do vi khuẩn.
- Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hoặc ban đỏ do nhiễm độc neonatorum.
- Phát ban do thuốc, thường là biểu hiện cấp tính gây ra mụn mủ.
- Bệnh Grover.
- Côn trùng đốt.
Tuy nhiên, rôm sảy kết tinh không có triệu chứng viêm sưng hay ngứa da. Ngoài ra, rôm có thể khỏi sau vài ngày. Sau khi khỏi, da xuất hiện các mảng bong vảy, không để lại sẹo.
V. Rôm sảy kết tinh có nguy hiểm không?
Rôm sảy kết tinh là thể nhẹ nhất của rôm sảy. Bệnh này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên hoặc khi khí hậu mát mẻ hơn. Chúng chỉ xuất hiện trên bề mặt, không gây ra viêm nhiễm hay đau đớn nên không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị rôm sảy kết tinh cũng sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều. Nếu mẹ không xử lý sớm, mụn nước vỡ ra rất dễ bị nhiễm trùng hoặc có thể tiến triển thành rôm sảy đỏ hay rôm sâu. Chính vì vậy, khi phát hiện trên da bé xuất hiện mụn nước li ti, mẹ hãy kiểm tra tổn thương da kỹ hơn để xác định bệnh và tìm cách xử lý kịp thời.
VI. Điều trị rôm sảy kết tinh
Điều kiện khí hậu nóng và đổ mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu gây ra rôm sảy kết tinh. Do đó, phương pháp điều trị chủ yếu là giảm tiết mồ hồi và bít tắc ống tiết mồ hôi. Từ đó, nó giúp kiểm soát mụn nước hiệu quả hơn.
Để giúp bé cảm thấy thoải mái và tránh nguy cơ nhiễm trùng da, mẹ nên chăm sóc da cho bé theo 2 bước sau:
- Vệ sinh mụn nước bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng da.
- Dưỡng ẩm: làm mềm da, giảm kích ứng và cảm giác khó chịu. Đồng thời, dưỡng ẩm giúp mụn nước mau lành, hạn chế hình thành vảy sau khi khỏi.
1. Vệ sinh mụn nước
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lựa chọn dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm, virus.
- Hiệu quả nhanh và duy trì tác dụng trong thời gian dài.
- Thành phần lành tính, không gây kích ứng da.
- An toàn với da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Không tổn thương tế bào hạt và nguyên bào sợi, không cản trở quá trình hồi phục tổn thương.
- Không chứa kháng sinh, corticoid, không gây đề kháng.
- Không màu, không mùi, không gây mất thẩm mỹ.
Dựa trên các tiêu chí khắt khe ở trên, các chuyên gia khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ sinh da cho bé. Dung dịch Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE với cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên. Vì vậy, dung dịch đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với trẻ nhỏ.
Cách sử dụng:
- Thấm dung dịch Dizigone ra miếng bông và chấm lên vùng da bị rôm sảy.
- Đợi dung dịch khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
- Thực hiện 3-4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
>>>Xem thêm bài viết: Da nổi mụn nước cảnh báo bệnh gì? Những điều cần làm để xử lý
2. Dưỡng ẩm
Vì da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên bất kỳ tổn thương nào đều có thể khiến bé khó chịu. Đặc biệt, rôm sảy kết tinh tuy không gây ngứa nhưng mụn nước rất dễ vỡ và đóng vảy làm khô da bề mặt. Do đó, thoa kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, dịu mát, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Mặt khác, cung cấp độ ẩm cho da còn giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
Những loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên như lô hội, tràm trà, … phù hợp với da nhạy cảm của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo kem dưỡng Dizigone Nano Bạc. Ngoài khả năng dưỡng ẩm và phục hồi da, các phân tử Nano Bạc còn giúp kéo dài tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng.
Cách sử dụng:
- Sau khi làm sạch da với dung dịch Dizigone, mẹ bôi một lớp mỏng kem Dizigone Nano bạc cho bé. Ngày sử dụng 2 – 3 lần.
- Chú ý: chỉ bôi kem khi nốt mụn nước đã khô se, không chảy dịch.
>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo
Ngoài việc chăm sóc tổn thương do rôm, mẹ có thể dùng thêm thuốc hạ sốt nếu như bé sốt cao. Việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng nước mát để giảm nhiệt, giúp bé thoải mái hơn.
VII. Cách phòng ngừa rôm sảy kết tinh
Rôm sảy kết tinh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào không chỉ có trẻ em. Vì vậy, bạn cần chú ý những điều sau để phòng ngừa :
- Tránh mặc quần áo bó sát, chống thấm mồ hôi. Mặc quần áo mềm, nhẹ, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt.
- Hạn chế vận động quá sức.
- Cởi bỏ quần áo ướt, bẩn, loại bỏ các miếng băng dán gây bí da.
- Sử dụng điều hòa không khí nếu thời tiết quá nóng bức.
- Thường xuyên tắm với nước mát vào mùa hè cho bé. Tránh dùng quá nhiều xà phòng hoặc chất làm sạch, sát trùng da chứa cồn. Sau khi tắm xong, mẹ hãy để da bé khô tự nhiên, hạn chế dùng khăn lau.
- Tránh dùng các loại kem dưỡng da chứa thành phần dầu khoáng gây bít tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Ngủ trong phòng thông thoáng, mát mẻ, không sử dụng chăn đệm chống thấm nước.
- Bổ sung nhiều vitamin, uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, cay nóng hoặc dầu mỡ.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị rôm sảy kết tinh. Đây là một bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và khỏi hẳn nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Nếu cần tư vấn chi tiết cách xử lý rôm sảy ở trẻ nhỏ, bạn hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.