Thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra nhiều bệnh da liễu, trong đó thường gặp nhất là rôm sảy. Bệnh rôm sảy có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy là loại bệnh lành tính nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng như: viêm nang lông, mụn nhọt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bệnh rôm sảy, từ đó có cách xử lý an toàn và hiệu quả nhất.
I. Rôm sảy là gì?
Bình thường, làn da có vai trò như một hàng rào chắn, ngăn chặn những tác nhân có hại như: hóa chất, vi khuẩn, tia cực tím,… xâm nhập vào bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, làn da có vai trò trong việc điều tiết nhiệt độ cơ thể. Các tuyến mồ hôi nằm ở lớp hạ bì hoặc lớp sâu của da được điều hòa bởi trung tâm kiểm soát nhiệt độ của não. Mồ hôi từ tuyến bài tiết được dẫn lên bề mặt da và được bốc hơi ra bên ngoài.
Rôm sảy (hay còn gọi là miliaria hoặc phát ban nhiệt) xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc, khiến mồ hôi không thể thoát ra bề mặt da. Khi đó, chúng sẽ bị mắc kẹt bên dưới bề mặt da gây ra tình trạng viêm nhẹ hoặc phát ban. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nang lông, mụn nhọt, nhiễm khuẩn nặng.
II. 4 dạng rôm sảy thường gặp
Dựa trên mức độ tắc nghẽn của ống dẫn mồ hôi mà bệnh rôm sảy thường gồm 3 dạng như sau:
1. Miliariastallina
Đây là dạng rôm sảy mức độ nhẹ nhất. Mồ hôi bị tắc lại ở lớp trên cùng của da gây ra tình trạng da bị sưng, xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti dễ vỡ. Dạng phát ban này không gây ngứa và đau đớn cho người bệnh, thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là ở người lớn.
2. Miliaria rubra
Lúc này, ống dẫn mồ hôi bị chặn ở phía sâu hơn, bên trong da. Vùng da bị rôm sảy sẽ trở nên sưng đỏ, ngừa ngáy nhiều hơn, cảm giác châm chích ở vị trí tổn thương.
3. Miliaria pustulosa
Mức độ ống dẫn mồ hôi bị chặn tương đương với miliaria rubra. Tuy nhiên, lúc này đã xuất hiện tình trạng bị viêm nhiễm, có mủ bên trong, gây ra cảm giác đau đớn nhiều hơn cho bệnh nhân. Dạng phát ban này gặp nhiều ở người lớn hơn là trẻ nhỏ.
4. Miliaria profunda
Đây là tình trạng ống dẫn mồ hôi bị tắc ở lớp hạ bì – một lớp sâu dưới da. Nó có thể bị tái phát thường xuyên và trở thành mạn tính nếu không được chữa trị đúng cách. Mồ hôi bị giữ lại sâu bên trong gây ra tổn thương sờ cứng, có màu giống da ngỗng.
III. Triệu chứng rôm sảy ở trẻ em và người lớn
Các triệu chứng rôm sảy thường gặp ở cả trẻ em và người lớn là:
- Vị trí thường xảy ra rôm sảy ở những vùng da dễ đổ mồ hôi. Điển hình như khuôn mặt, cổ, lưng, ngực, nách, nếp gấp ở khuỷu tay, háng,….
- Ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu đỏ mọc riêng lẻ hoặc thành từng đám. Sau đó, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, cảm giác bị châm chích, sưng nhẹ tại vị trí bị rôm sảy.
- Đối với trẻ sơ sinh: các bé sẽ thường xuyên quấy khóc, lười ăn. Chính vì thế rôm sảy ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
IV. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rôm sảy
1. Nguyên nhân gây ra rôm sảy
Rôm sảy xuất hiện là kết quả của một hay nhiều nguyên nhân phổ biến sau:
- Khí hậu ẩm ướt, sau quá trình tập thể dục khiến mồ hôi bài tiết ra nhiều, không thoát kịp ra bên ngoài, gây bít tắc lỗ chân lông.
- Tình trạng rôm sảy thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn toàn.
- Mặc quần áo bó sát hoặc một số loại quần áo có thể giữ mồ hôi dẫn đến tình trạng rôm sảy.
- Sử dụng quá nhiều kem dưỡng da cũng là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được bên ngoài.
- Sự ma sát trên bề mặt da thường gây ra phát ban nhiệt. Ở người lớn thường gặp ở những phần cơ thể cọ xát với nhau như: giữa đùi trong hoặc dưới cánh tay. Còn với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phát ban thường xuất hiện ở cổ, nếp gấp da như nách, khuỷu tay và đùi.
2. Các yếu tố nguy cơ gây ra rôm sảy
Các yếu tố làm gia tăng tình trạng rôm sảy đó là:
- Cơ thể dễ bị đổ mồ hôi.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao.
- Sử dụng các thuốc kích thích tuyến mồ hôi như: bethanechol, clonidine, neostigmine,….
- Hội chúng morvan – đây là hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều.
- Người sống ở vùng nhiệt đới có nguy cơ bị phát ban nhiệt cao hơn so với những người ỏ vùng khí hậu ôn đới.
V. Cách xử trí rôm sảy
1. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rôm sảy
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình xử lý rôm sảy, giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông, thúc đẩy nhanh quá trình làm thương.
Một sản phẩm vệ sinh vùng da bị rôm sảy cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
- Khả năng tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
- An toàn, không gây kích ứng hay đau xót cho làn da.
- Nên sử dụng các sản phẩm không màu, tránh làm mất thẩm mỹ và dính bẩn lên quần áo.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu giúp đánh bay rôm sảy. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ châu Âu, thành phần chứa các ion muối khoáng có khả năng loại bỏ vi khuẩn hiệu quả, an toàn với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Sản phẩm được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng.
Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone xử lý rôm sảy:
- Lấy một lượng dung dịch lau rửa trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy.
- Dung dịch nhanh chóng khô lại, bạn không cần rửa lại bằng nước.
Thực hiện đều đặn 3-4 mỗi ngày, đặc biệt là khi cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi.
2. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)
Tùy thuộc vào tình trạng rôm sảy mà người bệnh có thể cần sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau như:
- Thuốc kháng histamin H1 để giảm ngứa ngáy, khó chịu: clopheniramin, loratadin,….
- Thuốc kháng sinh nhóm penicillin, cephalosporin để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Thuốc nhóm steroid trong trường hợp mắc rôm sảy mức độ nặng.
Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh và xuất hiện nhiều tác dụng không mong muốn khác.
>>>Xem thêm bài viết: Rắc thuốc bột lên vết thương hở: lợi bất cập hại
3. Dưỡng ẩm, phục hồi, tái tạo da
Với những vùng da đã bắt đầu khô lại, không còn mụn nước, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da để cung cấp độ ẩm cần thiết, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da và hồi phục tổn thương. Một số sản phẩm dưỡng ẩm phổ biến như: vaselin, nivea,…. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm kem Dizigone nano bạc. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính. Điển hình như tinh dầu tràm trà, cúc la mã, lô hội. Đây là những chất vừa có tác dụng dưỡng ẩm, vừa giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm da, kích thích tái tạo tế bào da mới.
4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh là một trong các bước chăm sóc giúp xử lý nhanh tình trạng rôm sảy.
Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nên hạn chế các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hải sản vì dễ gây kích ứng, sưng đỏ vết thương. Ngoài ra bạn cũng không nên ăn rau muống, thịt gà đồ nếp vì dễ gây mưng mủ, tăng nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.
Về trang phục, nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, cần thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân như: chăn, ga, gối, màn,…
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cắt móng tay cho con để hạn chế việc bé cào gãi lên vùng da bị rôm sảy.
VI. Cách phòng ngừa rôm sảy
Để ngăn ngừa tình trạng rôm sảy, bạn cần:
- Tránh mặc quần áo bó sát để tạo độ thoáng cho làn da. Hãy chọn những chất liệu có khả năng hút ẩm giúp ngăn mồ hôi tích tụ lại trên da.
- Không sử dụng các loại kem bôi có thể chất đặc vì có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
- Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là các vùng da dễ đổ mồ hôi. Đối với – trẻ nhỏ đang sử dụng bỉm, cần thay rửa thường xuyên cho bé.
- Tạo không gian sống luôn thoáng đãng, mát mẻ. Hãy sử dụng quạt hoặc điều hòa để lưu thông không khí trong những ngày thời tiết nắng nóng.
VII. Kết luận
Rôm sảy là bệnh da liễu lành tính. Nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách, bệnh sẽ khỏi nhanh chóng và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các dược sĩ đại học tư vấn và giải đáp.