Trong cộng đồng lan truyền rất phổ biến cách rắc.thuốc bột, cụ thể là bột kháng sinh lên vết thương hở để chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cách làm này không những không đem lại lợi ích mà.còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người bệnh.
1. Những nguy cơ tiềm ẩn khi rắc thuốc bột lên vết thương hở
Trước tiên, cần khẳng định rằng việc rắc bột thuốc lên vết thương hở là.thói quen có hại, không những không đạt mục đích chống nhiễm khuẩn như mong.muốn mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Dù đã có nhiều cảnh báo từ chuyên gia nhưng nhiều người vẫn bất chấp điều trị theo thói quen mà không.lường được hậu quả nguy hiểm của việc rắc bột thuốc kháng sinh lên vết thương hở. Dưới đây là 4 nguy cơ người bệnh có thể gặp phải:
1.1. Dễ gây dị ứng, sốc phản vệ
Rắc bột kháng sinh lên vết thương có nguy cơ gây kích.ứng da, kích thích các phản ứng viêm tại chỗ. Với những người bi dị ứng với kháng sinh VD kháng sinh dòng Penicillin, rắc bột kháng sinh lên vết thương hở sẽ khiến.họ gặp nguy cơ sốc phản vệ, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
1.2. Không có tác dụng chống nhiễm khuẩn
Đa số người bệnh nghĩ bột kháng sinh tiếp xúc trực tiếp với.vết thương sẽ giúp gia tăng tác dụng chống nhiễm khuẩn, nhưng thực tế không phải vậy. Sau khi rắc một thời gian ngắn, bột thuốc sẽ khô cứng lại trên bề mặt vết thương, lượng.thuốc có thể xâm nhập ổ bị thương quá ít nên hầu như không phát huy được tác dụng chống nhiễm khuẩn cho vết thương. Trong khi kháng sinh làm kích thích phản ứng viêm tại chỗ, lớp bột thuốc.khô cứng bên ngoài lại cản trở việc thoát dịch viêm dẫn đến dịch viêm ứ đọng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
Ngoài ra, lớp bột thuốc khô cứng còn có thể làm che lấp những dấu hiệu ban đầu của sự nhiễm trùng, đến khi phát hiện ra thì nhiễm trùng đã quá nặng, cản trở việc điều trị cho bệnh nhân.
1.3. Chậm lành vết thương
Lớp bột thuốc khô lại tạo thành hàng rào cản trở các yếu tố bảo vệ
Lớp bột thuốc khô lại tạo thành hàng rào vật lý cản trở.sự huy động của các yếu tố bảo vệ như kháng thể, bạch cầu, máu,… có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh và nuôi dưỡng vết thương. Đồng thời, lớp kháng sinh này còn ức chế sự tăng sinh nguyên bào sợi và mô hạt, dẫn đến làm chậm quá trình liền vết thương.
Sự hình thành lớp bột thuốc bên ngoài vết thương hở sẽ.ngăn cản dung dịch sát trùng tiếp cận ổ tổn thương. Mầm bệnh không được tiêu diệt làm tăng nguy cơ của các biến chứng nhiễm trùng, hoại tử. Từ đó, gây kéo dài và làm phức tạp thêm quá trình điều trị vết thương hở.
1.4. Gia tăng tỷ lệ kháng thuốc
Sử dụng kháng sinh bừa bãi là nguyên nhân hàng đầu gây gia tăng tỷ lệ kháng thuốc. Dùng kháng sinh khi không cần thiết khiến vi khuẩn sớm tiếp xúc với thuốc và hình thành cơ chế đề kháng. Đến khi thực sự cần điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân cần phải sử dụng loại kháng sinh mạnh hơn mới có thể tiêu diệt được mầm bệnh. Đây là hậu quả rất nguy hiểm, làm giảm tỷ lệ điều trị thành công của nhiều bệnh.
Với những tác hại trên, có thể thấy việc rắc bột thuốc lên vết thương hở là một thói quen rất nguy hiểm, cần phải chấm dứt trong cộng đồng.
2. Chống nhiễm trùng cho vết thương hở đúng cách
“Nếu không rắc bột thuốc thì phải chống nhiễm trùng cho vết thương bằng cách nào?” hẳn đang là băn khoăn của nhiều người. Thực tế, chỉ cần thực hiện chăm sóc, xử lý vết thương hở hàng ngày đúng cách là đã có thể chống nhiễm trùng hiệu quả cho vết thương mà không cần phải dùng đến thuốc.
3 bước xử lý vết thương hở hàng ngày
-
Bước 1: Làm sạch
Rửa vết thương với nước muối sinh lý 0,9% trong khoảng 3-5 phút để làm sạch bụi bẩn và dịch rỉ viêm. Nếu vết thương có mô hoại tử hoặc có chất bẩn lọt vào thì dùng nhíp sạch nhẹ nhàng loại bỏ.
-
Bước 2: Sát trùng
Sát trùng để chống nhiễm trùng cho vết thương hở
Đây là bước tối quan trọng, quyết định khả năng chống nhiễm trùng cho vết thương hở. Nước muối chỉ có thể giúp loại bỏ bụi bẩn chứ không thể tiêu diệt được tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,… Do đó, sát trùng cho vết thương hở cần một dung dịch sát trùng chuyên dụng. Dung dịch này phải đảm bảo mục tiêu tiêu diệt hiệu quả mầm bệnh, không gây xót hay làm chậm quá trình liền vết thương. Thực hiện sát trùng bằng cách rửa, xịt dung dịch sát trùng lên vết thương trong thời gian cần thiết để dung dịch phát huy tác dụng.
-
Bước 3: Băng vết thương
Băng vết thương hở bằng gạc vô trùng nếu tổn thương sâu, rộng. Việc băng này có tác dụng bảo vệ vết thương không bị xây xước, hạn chế tiếp xúc với chất bẩn, mồ hôi và ngăn chặn sự mất nước. Từ đó, vết thương hở sẽ mau liền hơn.
Dung dịch sát trùng Dizigone – giải pháp an toàn cho vết thương hở
Dung dịch sát trùng ưu việt Dizigone
Lựa chọn dung dịch sát trùng cho vết thương hở là việc không hề đơn giản, vì dung dịch sát trùng lý tưởng cho vết thương hở phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
Dung dịch sát trùng Dizigone đã tích hợp khéo léo những ưu điểm trên trong cùng một sản phẩm. Trong khi, đa số các dung dịch sát trùng thông dụng khác hiện nay như cồn, oxy già, povidne iod,… không đáp ứng được yêu cầu này. Thực hiện sát khuẩn bằng Dizigone vô cùng đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần nhỏ, xịt dung dịch lên vết thương hở và giữ trong vòng 30 giây để dung dịch phát huy tác dụng. Chuyên gia khuyến nghị nên sát trùng với Dizigone 2-3 lần/ngày để tối ưu hiệu quả của sản phẩm.
3. Lưu ý trong chăm sóc vết thương hở
Ngoài thực hiện chuẩn chỉnh các bước xử lý vết thương hở được hướng dẫn trên, để giúp vết thương hở mau liền và hạn chế để lại sẹo xấu, bệnh nhân cần chú ý tới những vấn đề sau:
3.1. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để vết thương nhanh lành
Bệnh nhân cần ăn uống đủ chất, nhất là những thực phẩm giàu đạm, vitamin C, sắt, acid folic,… để tạo điều kiện tái tạo da, máu, tăng sức đề kháng và chống nhiễm khuẩn cho vết thương. Một số thực phẩm nên ăn như hoa quả, rau xanh, thịt lợn, cá, đậu,…
Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải lưu ý kiêng những thực phẩm gây bất lợi cho quá trình liền thương như kiêng hải sản do nguy cơ gây dị ứng, kiêng thịt bò, rau muống, đồ nếp do chúng làm tăng nguy cơ để lại sẹo xấu.
3.2. Vận động
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên vận động vừa phải, tránh làm rách miệng vết thương hở. Tuyệt đối không gãi vết thương cho dù có ngứa ngáy, khó chịu vì hành động này làm tổn thương và tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng vết thương hở.
3.3. Giữ vết thương sạch sẽ, khô ráo
Không để mồ hôi hay nước chảy vào vết thương. Nếu băng vết thương bị ướt, bẩn thì phải thay băng để đảm bảo vết thương luôn được khô ráo.
3.4. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Khi vết thương có biểu hiện: đỏ, sưng tấy, mưng mủ, đau dữ dội hơn, đồng thời xuất hiện dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi thì khả năng lớn là vết thương hở đã bị nhiễm trùng. Bệnh nhân nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời, không tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Như vậy, việc rắc bột thuốc lên vết thương để phòng nhiễm trùng là một thói quen tai hại và cần chấm dứt lập tức. Để chống nhiễm trùng cho vết thương, người bệnh chỉ cần tuân thủ theo những hướng dẫn và lưu ý trong chăm sóc vết thương hở mà bài viết đưa ra.
Vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp thêm các thắc mắc về chăm sóc vết thương hở đúng cách bằng dung dịch sát trùng Dizigone.