Biến chứng loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường đường. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân đái tháo đường. Nếu không phát hiện và chữa kịp thời thì có thể sẽ phải cắt cụt ở cẳng chân. Một số trường hợp tuy chỉ nhiễm trùng bàn chân nhưng lại phải cắt cụt đến trên gối.
Các nguyên nhân gây loét bàn chân bệnh tiểu đường
Biến chứng thần kinh gây loét
- Biến chứng thần kinh, làm giảm khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương. Bạn có thể dẫm lên 1 cái đinh hoặc 1 hòn sỏi nhưng vẫn đi suốt cả ngày mà không hề hay biết.
- Tương tự chân bạn cũng có thể bị 1 vết xước hoặc vết rách nhưng không biết nên không được chữa kịp thời và chỉ khi chân bạn sưng to lên hoặc có nhiễm trùng nặng thì bạn mới biết, khi đó là đã ở giai đoạn muộn, chữa thường không đạt kết quả tốt.
Biến chứng mạch máu gây loét ở bệnh nhân tiểu đường
- Các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Hiện tượng kém nuôi dưỡng do máu đến ít sẽ hạn chế khả năng chữa khỏi nhiễm trùng và lành các vết loét. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử toàn bộ.
Nhiễm trùng
- Các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường, lý do là đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như béo phì (làm tăng áp lực lên bàn chân), giảm thị lực (gây dễ ngã hoặc chấn thương bàn chân, khó phát hiện các tổn thương ở bàn chân), bị bệnh đái tháo đường đường đã lâu, kiểm soát đường máu kém gây khó liền vết thương, bệnh thận (gây mất protein nên khó liền vết thương), rối loạn mỡ máu gây xơ vữa các động mạch cấp máu cho chân, đi giày hoặc tất không thích hợp… và cuối cùng là những người đã có tiền sử bị loét chân hoặc cắt cụt chân thì nguy cơ bị loét chân cũng sẽ tăng lên.
Phòng biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
- Đối với biến chứng bàn chân, muốn phòng tránh trước hết người bệnh phải tạo cho mình thói quen tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày (kiểm tra khắp bàn chân, từ lòng tới những kẻ chân, nơi khó quan sát, để có thể thấy được những bất thường dù là nhỏ nhất).
- Luôn giữ da chân mềm mại, giữ gót chân không bị chai, vảy sừng (có thể dùng kem làm mềm da hay vaselin để làm mềm, những tránh không được thoa kem làm mềm vào các kẽ chân, vì đó là điều kiện để gây nên các vết nhiễm trùng nếu có trầy xước).
- Cắt móng chân mỗi tuần hay khi cần (không nên để móng chân. quá dài, hay góc cạnh để tránh làm tổn thương da). Luôn mang giày và tất mềm (tránh giẫm phải những dị vật. có thể làm tổn thương lòng bàn chân, và những vết chai da).
- Tăng cường hoạt động thể chất, tập luyện mỗi ngày 30 phút. Các môn thể dục có thể thực hiện được như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắng sức hoặc các hoạt động. làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân như chạy, nhảy…
- Hãy tái khám ngay khi bàn chân có biểu hiện bất thường: đau, loét, đốm đỏ hay sưng… Kiểm tra cảm giác của bàn chân mỗi lần đi khám ít nhất 1 lần/năm.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa chân hàng ngày bằng nước ấm (không. nên ngâm chân trong nước quá lâu, tránh làm khô da, luôn thử nhiệt độ của nước. để tránh quá nóng, luôn làm khô các kẽ chân sau khi rửa).
Phòng ngừa loét bàn chân bệnh tiểu đường bằng Dizigone
Dizigone giải pháp tối ưu cho người bị loét bàn chân tiểu đường
Để ngăn ngừa loét bàn chân do đái tháo đường cũng như ngăn không cho tình trạng diễn. biến nặng nề hơn, bệnh nhân nên thường xuyên vệ sinh bàn chân sạch sẽ. Có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone để diệt vi khuẩn gây loét bàn chân.