Người già thường mắc chứng bệnh lở loét da khi chức năng vận động suy giảm, nằm nhiều, nằm một tư thế kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phòng và điều trị vết thương lở loét đúng cách sẽ hạn chế được những phiền phức mà chứng bệnh này đem lại
1. Tại sao nằm lâu lại hình thành vết thương lở loét
1.1. Nguyên nhân
Loét thường xuất hiện ở người già nằm nhiều, kém vận động. Người già nằm nhiều có thể do sức khỏe suy yếu. Những chứng bệnh khiến giảm hoặc mất khả năng vận động như liệt, tai biến mạch máu não. Hoặc ở những người lười vận động, chỉ muốn nằm, ngồi một chỗ lâu cũng có thể xuất hiện loét.
Có 3 cơ chế dẫn đến loét ở những đối tượng này
- Áp lực lên một vị trí trong thời gian dài.
Khi một vị trí trên cơ thể bị áp lực đè nén, dòng máu tuần hoàn qua đó bị hạn chế. Lúc này tế bào và mô ở bị trí đó không được cung cấp dinh dưỡng và oxy đầy đủ. Cùng với đó, đè nén thời gian dài làm cho tế bào bị co kéo, nén ép mất cấu trúc. Tất cả điều đó góp phần làm cho tế bào chết, hoại tử. Vết loét hình thành từ đó.
Loét dễ xảy ra hơn khi người bệnh nằm trên bề mặt cứng, gồ ghề. Người gầy yếu dễ bị loét hơn do ít có mô đệm mỡ và cơ bắp.
Áp lực lên các vị trí cơ thể khi nằm lâu
- Ma sát ở vị trí loét
Có 2 loại ma sát ở vị trí loét. Ma sát của da với bề mặt nằm (giường, chiếu, quần áo…) và ma sát xương với mô. Bề mặt cứng, gồ ghề hay quần áo thô ráp khiến ma sát bên ngoài tăng lên. Khi cử động, theo quán tính da và mô sẽ nằm yên còn xương sẽ di chuyển. Điều này làm xuất hiện ma sát từ bên trong. Việc ma sát thời gian dài, dù lực ma sát rất nhỏ nhưng cũng làm bào mòn da, tế bào. Hơn nữa cộng thêm việc thiếu cung cấp dinh dưỡng và oxy khiến cho tế bào vùng bị tổn thương không thể tự chữa lành và hồi phục
- Môi trường ẩm ướt, nhiễm bẩn
Mồ hôi và dịch cơ thể tiết ra sẽ khó bay hơi ở vị trí bị đè nén. Hiện tượng này cũng xảy ra nhiều hơn ở những bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ. Vùng da ẩm lâu làm cho tế bào dễ bị mài mòn hơn khi bị ma sát. Hơn nữa, ẩm ướt và chất thải của cơ thể là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, thâm nhập vào vùng da tổn thương. Các tế bào bạch cầu, miễn dịch không thể đến loại bỏ được vi khuẩn. Tình trạng viêm loét sẽ tiến triển.
1.2. Dấu hiệu nhận biết vết thương lở loét
Biểu hiện cơ bản của một vết thương lở loét
- Vùng da đỏ, xung huyết do giãn mạch. Hiện tượng này có thể mất nếu loại bỏ được nguyên nhân, thay đổi tư thế nằm. Nếu không loại bỏ được yếu tố tác động, tổn thương sẽ không phục hồi, dẫn đến tiến triển vết loét.
- Có thể xuất hiện nốt phồng đỏ, bọng nước rồi vỡ ra
- Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vị trí loét. Ở những bệnh nhân liệt hoặc đái tháo đường thường mất cảm giác, không nhận biết được triệu chứng đau. Vì thế vết loét không được phát hiện sớm ở những đối tượng này.
- Da bị bong tróc, mất lớp da, vết thương hở có thể chảy máu, dịch viêm
- Xuất hiện quầng thâm xung quanh, vết loét đen là dấu hiệu của hoại tử vết loét.
1.3. Lở loét da ở người già có nguy hiểm không?
- Lở loét da ở người già hoàn toàn có thể chữa khỏi và không gây nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách.
- Nếu không được chữa trị, tổn thương loét tiến triển. Vết loét có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, tăng tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe. Nếu tình trạng hoại tử nặng, có thể phải phẫu thuật loại bỏ vùng mô xung quanh vết loét. Trường hợp hoại tử các chi, có thể dẫn tới phải cắt cụt. Bội nhiễm vi khuẩn tại vết loét có thể lan sang các vị trí khác của cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
2. Phòng tránh vết thương lở loét
- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho người bệnh, đặc biệt là những vùng có nguy cơ loét cao: cùng cụt, nếp lằn mông, bẹn,… Chú ý những bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ để kịp thời vệ sinh. Có thể pha loãng dung dịch Dizigone 5 lần với nước ấm để lau rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày cho bệnh nhân.
- Loại bỏ áp lực tì đè trong thời gian dài. Thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi cho người bệnh ít nhất 2-3 giờ/lần. Cho bệnh nhân sử dụng đệm hỗ trợ giảm áp lực. Sử dụng quần áo làm bằng chất liệu vải mềm, trơn.
- Cho người bệnh vận động tùy mức độ để lưu thông các mạch máu.
- Xoa bóp 3-4 lần/ngày, đặc biệt vùng da có nguy cơ bị loét.
- Dưỡng ẩm tốt cho vùng da bị tỳ đè, có thể dùng các loại sản phẩm dưỡng phòng loét như Kem Dizigone Nano bạc.
- Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt là các vitamin, đạm. Sự tái tạo da và các mô sẽ nhanh hơn.
3. Điều trị vết thương lở loét
Khi phát hiện vết thương lở loét, cần nhận biết được tình trạng vết loét để đưa ra phương án xử trí cụ thể. Một số biện pháp hay được sử dụng là:
3.1. Làm sạch vết loét.
Sử dụng nước muối rửa nhẹ vị trí loét. Việc này giúp loại bỏ sơ bộ những bụi bẩn bám quanh vết loét.
3.2. Sát trùng vết loét
Đây là bước cực kì quan trọng. Sát trùng vết loét giúp loại bỏ triệt để các nguy cơ gây hại từ vi sinh vật có trên bề mặt da, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết loét. Sát trùng vết loét bằng các loại dung dịch sát khuẩn thông dụng như cồn, povidon iod, dung dịch sát khuẩn Dizigone,…
Bộ sản phẩm Dizigone điều trị vết thương lở loét hiệu quả
3.3. Băng bó vết loét
Vết loét nhỏ có thể bỏ qua bước này. Với những vết loét rộng, băng bó giúp bảo vệ vết loét. Quá trình lành vết loét sẽ không bị ảnh hưởng bởi va chạm, cọ xát nếu được băng đúng cách.
3.4. Can thiệp ngoại khoa
Biện pháp được tiến hành khi vết loét nặng, hoại tử sâu. Can thiệp loại bỏ phần da bị hoại tử không còn khả năng phục hồi.
Với các vết thương lở loét, điều quan trọng nhất là phát hiện kịp thời và sát trùng vết loét. Một trong các thuốc sát khuẩn mang lại nhiều hiệu quả là dung dịch Dizigone.
Dizigone đã được chứng minh qua thử nghiệm Quatest 1 – Bộ KHCN
Được ứng dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ châu Âu, sản phẩm có nhiều ưu điểm.
- Kháng khuẩn NHANH, MẠNH và hiệu quả, loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây ( Thử nghiệm Quatest 1 – Bộ KHCN )
- Loại bỏ hoàn toàn được màng biofilm và các vi khuẩn có bên trong màng.
- Không gây đau, xót, an toàn cho cơ thể.
- Không phá hủy mô sợi, tế bào vùng tổn thương
- Khử mùi hiệu quả
Để được tư vấn nhiều hơn, hãy liên hệ ngay hotline 19009482. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp tận tình, chu đáo bởi đội ngũ chuyên gia Dizigone.
Cẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị loét tì đè do nằm liệt lâu ngày