Tay chân miệng xảy ra vào thời điểm giao mùa, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Theo Bộ Y tế, cần tăng cường phòng bệnh, giảm thiểu mức thấp nhất các trường hợp mắc, tử vong. Tuyệt đối, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài. Cha mẹ cần hiểu rõ các con đường lây nhiễm và cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.
Mục lục
I. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Enterovirus là chủng virus đường ruột gây bệnh tay chân miệng. Trong đó thường gặp nhất là virus đường ruột EV-A71 và coxsackie A16. Đặc biệt, virus EV71 có thể gây các biến chứng thần kinh, thậm chí tử vong. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, số trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra. Tỷ lệ tử vong cao thường gặp ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75-86% tổng số trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng).
Tuy nhiên, gần đây CV-A10 và CV-A6 là hai chủng virus mới đã thay thế một phần EV-A71 và CV-A16 như những tác nhân gây bệnh quan trọng trên toàn thế giới.[1]
Bởi khả năng lây lan nhanh và ngày càng xuất hiện thêm nhiều chủng virus mới, tay chân miệng luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ về con đường lây nhiễm cũng như cách phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.
II. Bệnh tay chân miệng lây nhiễm qua đường nào?
Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa và hô hấp. Cụ thể:
- Lây nhiễm thông qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung
- Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh
- Tiếp xúc với chất dịch từ trong phỏng nước hoặc phân của trẻ bị tay chân miệng
- Hít, nuốt phải dịch tiết, nước bọt thông qua hoạt động ho, hắt hơi của người bị bệnh
- Lây nhiễm thông qua tiếp xúc với các trẻ khác, sử dụng chung đồ chơi, vật dụng với trẻ bị bệnh.
- Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều các trường hợp người lớn cũng bị mắc tay chân miệng trong quá trình chăm sóc trẻ mắc bệnh. Vì vậy, mọi người đều nên có ý thức cao trong việc phòng tránh bệnh tay chân miệng.
III. Các triệu chứng của tay chân miệng và cách điều trị.
1. Triệu chứng
Bệnh gọi là tay chân miệng do có các triệu chứng điển hình ở vùng miệng, tay và chân trong giai đoạn này. Cụ thể:
- Vết phát ban dạng phỏng nước: xuất hiện tập trung ở vùng miệng, lòng bàn chân, lòng bàn tay, ngoài ra có thể ở mông, gối. Các bóng nước mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
- Vết loét miệng: đường kính 2-3 mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, bên trong má gây đau, khiến bé chán ăn, bỏ bú, quấy khóc.
- Sốt: trẻ có thể bị sốt nhẹ 37,5-38 độ C hoặc sốt cao trên 39 độ C kèm théo cảm giác mệt mỏi, chảy nước mũi, chán ăn, hay quấy khóc.
Tay chân miệng đa phần lành tính, tuy nhiên nếu mẹ không chăm sóc bé đúng cách, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Biến chứng tay chân miệng
2. Cách chữa tay chân miệng
Nếu chỉ có tổn thương trên da và niêm mạc, bố mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Nguyên tắc điều trị bệnh bao gồm:
2.1. Dùng thuốc hạ sốt:
Khi trẻ có sốt trên 38,5°C, phụ huynh cần cho con uống Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, cách nhau mỗi 6 giờ. Đồng thời cha mẹ nên kết hợp chườm ấm cho trẻ.
2.2. Bổ sung nước và điện giải:
Nếu trẻ sốt cao, tiêu chảy, nôn nhiều,… cho trẻ uống nhiều nước hoặc tốt nhất là uống Osezol theo liều khuyến cáo.
2.3. Chăm sóc tốt các vết phỏng nước, vết loét:
Vệ sinh sạch sẽ các tổn thương sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm da, đẩy nhanh quá trình bình phục. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có khả năng kháng khuẩn như: Dizigone, xanh methylen,….
2.4. Bổ sung dinh dưỡng:
Mẹ chú trọng bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả, nước ép, trứng, sữa… vào thực đơn hàng ngày cho bé. Các thực phẩm giàu vitamin C và kẽm sẽ giúp cơ bé chống chọi tốt hơn với vi rút, từ đó khỏi ốm nhanh hơn.
Phần lớn tay chân miệng ở trẻ không nguy hiểm, thậm trí có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, cần chăm sóc cho bé đúng cách và theo dõi thường xuyên để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường: sốt cao kéo dài (> 2 ngày), nôn, quấy khóc liên tục kéo dài, hay giật mình, ngủ li bì, co giật,… Khi đó cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.
III. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả
Hàng năm, tay chân miệng đều gây ra các đợt dịch với số lượng hàng nghìn ca bệnh trên địa bàn cả nước. Vì vậy, việc phòng bệnh tay chân miệng không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là của cả cộng đồng. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng:
1.Cho bé nghỉ ngơi tại nhà, không cho bé đi học hay đến nơi đông người.
2. Không làm vỡ các phỏng nước để tránh lây nhiễm và gây đau cho trẻ.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ [2].
4. Giặt quần áo, lau sàn nhà bằng các dung dịch sát khuẩn chlorine.
5. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: vật dụng ăn uống phải được đảm bảo rửa sạch trước khi sử dụng; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày;
6. Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăm tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, thìa, đồ chơi khi chưa qua khử trùng [2].
7. Đảm bảo các vật dụng ăn uống của bé phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.
8. Nếu nhà bạn có nhiều trẻ con, không để các bé dùng chung: cốc, chén, thìa, đồ chơi…
9. Thường xuyên vệ sinh bề mặt vị trí bé tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà bằng các chất sát khuẩn chlorine.
10. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cần đưa ngay bé đi khám và thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất [2].
IV. Một số câu hỏi thường gặp trong chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà
1. Có cần kiêng nước, kiêng gió khi bị tay chân miệng không?
Nhiều người cho rằng tay chân miệng cần tránh nước, tránh gió. Tuy nhiên cả 2 điều này chưa được kiểm chứng khoa học. Việc ủ trẻ quá kỹ để tránh gió có thể làm cho bé sốt cao hơn. Trong khi việc kiêng nước, không tắm rửa có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Vì vậy, bé không cần kiêng nước, kiêng gió. Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, tắm rửa và vệ sinh cho bé hàng ngày.
Một điều lưu ý là trong quá trình tắm cho trẻ, các mẹ nên nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các bóng nước. Việc này có thể gây đau và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
2. Tay chân miệng tắm lá gì?
- Một số loại lá có tính sát khuẩn nhẹ bố mẹ có thể tắm cho bé như lá chè, lá chân vịt, tinh dầu chanh,… Tuy nhiên hiệu quả của chúng với chân tay miệng là chưa thực sự rõ ràng. Bên cạnh đó, cha mẹ không được sử dụng để vệ sinh trên tổn thương còn xuất hiện mủ hay chảy dịch vì sẽ làm nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
- Bạn nên dùng xà phòng sát khuẩn tắm cho bé. Hoặc bạn dùng một số dung dịch sát khuẩn như Dizigone để lau vết phỏng nước sau khi tắm. Đồng thời, quần áo nên được ngâm giặt bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2%.
3. Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
- Thông thường với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự lui sau 7-10 ngày. Tuy nhiên nếu bé xuất hiện tình trạng bội nhiễm hay biến chứng, có thể làm kéo dài thời gian mắc bệnh.
4. Tay chân miệng có để lại sẹo không?
- Câu trả lời là không. Các phỏng nước sẽ biến mất sau 5-7 ngày, chỉ để lại những vết thâm nhẹ hoặc không. Tuy nhiên ở các vết phỏng nước xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, khi chúng sẽ để lại vết sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Trên thị trường có nhiều loại kem chứa nano bạc giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa thâm sẹo, bạn có thể tham khảo sử dụng.
5. Bệnh có tái nhiễm không?
- Trẻ sau khi khỏi bệnh sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi rút đó. Tuy nhiên bé vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần do những chủng vi rút khác nhau gây nên.
Kết luận:
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm ở trẻ, rất dễ lây lan. Phòng bệnh tay chân miệng là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chính con em mình. Sau bài viết này, mong rằng các bố mẹ đã trang bị cho mình những thông tin cần thiết.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách phòng ngừa tay chân miệng và điều trị, bố mẹ có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ HOTLINE 1900 9482. Đội ngũ dược sỹ giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc từ bạn.
Tài liệu tham khảo: