Peel da được ưa chuộng bởi hiệu quả phục hồi da mụn, sẹo, tổn thương nhưng tình trạng peel da bị bỏng vẫn có nguy cơ xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Chi tiết nguyên do và cách khắc phục sẽ được đề cập trong bài viết này!
Mục lục
1. Nguyên nhân – dấu hiệu bỏng da sau peel
Trong thẩm mỹ, peel da là phương pháp tái tạo và phục hồi da bằng cách sử dụng hoạt chất hóa học tác động lên da. Một số thành phần thường được sử dụng gồm AHA, BHA, Retinol,… tùy vào mục đích điều trị khác nhau. Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả trong điều trị mụn, sẹo, cải thiện dấu hiệu lão hóa nhưng có thể gây bỏng da rất khó chữa.
1.1. Nguyên nhân gây peel da bị bỏng
Theo đó, sau khi peel da, mức độ thay da sinh học của mỗi người đều không giống nhau. Nếu không may bị bỏng thì nguyên nhân có thể là:
- Nồng độ hoạt chất không phù hợp: Nồng độ axit trong sản phẩm peel quá cao dễ khiến da bị bỏng. Do đó, nếu mới bắt đầu peel da, bạn nên sử dụng sản phẩm có nồng độ thấp để da làm quen dần.
- Chất lượng sản phẩm peel không đảm bảo: Sản phẩm peel da trên thị trường có nhiều loại và rất dễ bị làm giả (thay tem nhãn, thay đổi nồng độ hoạt chất,…) nên có nguy cơ gây hại cho da. Bạn nên mua sản phẩm peel tại các cửa hàng uy tín hoặc thực hiện peel tại spa uy tín để đảm bảo sức khỏe làn da.
- Sức khỏe da yếu: Đôi khi da yếu, độ nhạy cảm tăng cũng là vấn đề khiến da không thích ứng được với sản phẩm peel, kể cả là hoạt chất bạn đã từng dùng. Vì vậy, nếu cảm thấy da không khỏe, bạn nên chờ khi da khỏe rồi mới thực hiện.
- Thực hiện peel da quá nhiều lần: Sau khi thay da sinh học, da của bạn thường láng mịn và hồng hào hơn rất nhiều. Chính vì thế mà nhiều bạn có tình trạng lạm dụng hình thức này để làm đẹp dẫn đến nhiều hệ lụy, bao gồm cả bỏng. Hãy thăm khám bác sĩ hoặc tính toán giãn cách thời gian peel trước đó để tránh làm tổn thương da.
1.2. Dấu hiệu da bị bỏng sau peel
Trong trường hợp da có cảm giác hoặc xuất hiện các biểu hiện sau đây, bạn nên cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu bạn bị bỏng do peel da và cần đến bác sĩ thăm khám ngay:
- Vùng da peel bị nóng rát, đỏ tấy và hơi sưng.
- Bị nổi mụn nước nếu da bị bỏng nặng.
- Làn da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với mưa nắng, bụi bẩn. Tình trạng này có thể khiến da bị nám, tàn nhang hoặc có các dấu hiệu lão hóa.
- Khi bỏng nặng, da có thể bị tổn thương và bị mất cấu trúc bên trong.
2. Cách xử lý da bị bỏng sau peel tại nhà nhanh – hiệu quả nhất
Có thể thấy, peel da bị bỏng có hai mức độ chủ yếu là nặng và nhẹ, cụ thể sẽ được bác sĩ chẩn đoán khi bạn thăm khám. Tuy nhiên, nếu bạn bắt gặp các triệu chứng kể trên và chưa thể đi khám ngay thì hãy chủ động xử lý bằng những cách dưới đây:
2.1. Làm dịu da đỏ rát
Thông thường, triệu chứng đầu tiên khi bị bỏng là vùng da bị mẩn đỏ và nóng rát, vì vậy bạn cần làm dịu vùng da đó theo các bước sau:
Bước 1: Kháng khuẩn bằng dung dịch Dizigone
Nhằm đảm bảo vùng da bỏng không nhiễm trùng, bạn cần làm sạch trước khi sử dụng các hoạt chất làm dịu da. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone với phổ kháng khuẩn rộng sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn trên bề mặt da trong vòng 30 giây. Đặc biệt, dung dịch không gây xót, kích ứng vùng tổn thương nên có thể giảm bớt cảm giác đau rát. Mặt khác, vì tác dụng nhanh nên vùng peel da bị bỏng cũng hạn chế thành sẹo.
Bước 2: Dùng xịt khoáng, toner dịu nhẹ
Tiếp đến, để làm dịu mát da, giảm cảm giác đau rát châm chích, bạn nên dùng xịt khoáng hoặc toner xịt vào vùng da bị bỏng. Các thành phần trong xịt khoáng và toner chủ yếu là nước và các hoạt chất lành tính, vì vậy bạn có thể yên tâm thoa, xịt lên vùng bỏng mà không sợ nhiễm khuẩn.
2.2. Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính
Rửa sạch nhẹ nhàng vùng da bỏng cũng sẽ làm dịu cơn đau và mẩn đỏ. Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt có độ dưỡng ẩm cao, pH trung tính khoảng 5.5 – phù hợp với pH tự nhiên của da giúp làm dịu, giảm kích ứng. Đồng thời, nên xem kĩ thành phần sữa rửa mặt và tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể khiến da kích ứng, bong tróc, từ đó làm tăng mức độ bỏng.
2.3. Không để ra tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Da sau peel được đánh giá là vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể, vì vậy bạn cần tránh ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. Tia UV khi tiếp xúc với da nhạy cảm dễ làm da tổn thương nghiêm trọng và có thể làm xuất hiện nám, tàn nhang & các dấu hiệu lão hóa sớm. Khi cần thiết phải ra ngoài, hãy bôi thêm kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đeo khẩu trang, che chắn da bằng mũ trùm đầu rộng để bảo vệ vùng da bị bỏng.
2.4. Dưỡng ẩm
Như đã đề cập, dưỡng ẩm cũng sẽ phần nào làm giảm cảm giác đau rát đồng thời cấp ẩm giúp vùng bỏng mau lành hơn, không thành sẹo. Ngoài việc dùng sữa rửa mặt có chất dưỡng ẩm, bạn nên bổ sung thêm kem dưỡng chuyên biệt để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể chọn loại kem có nhiều dưỡng chất để cấp ẩm sâu cho da. Lưu ý không nên chọn sản phẩm có paraben, thuốc nhuộm, nước hoa tổng hợp để ngăn ngừa kích ứng da.
2.5. Dùng sản phẩm phục hồi, tái tạo da
Peel da là phương pháp giúp da tái tạo sau tổn thương hiệu quả. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp của các sản phẩm phục hồi, tái tạo khác thì quá trình lành da càng diễn ra nhanh hơn, an toàn hơn. Nếu chưa biết chọn sản phẩm nào, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về loại kem hoặc thuốc bôi bỏng để đảm bảo hiệu quả.
2.6. Không trang điểm
Da bị bỏng dù nặng hay nhẹ đều cần tránh trang điểm bởi các thành phần trong bột phấn, kem nền, kem che khuyết điểm có thể làm da bị kích ứng. Ngoài ra, khi dùng kem trang điểm, da sẽ bị bí và khó chịu khiến vết bỏng lâu lành hơn.
2.7. Dùng dược liệu thiên nhiên
Thay vì thoa kem trang điểm, bạn nên dùng các dược liệu thiên nhiên để làm dịu, giảm đau hoặc bảo vệ vùng da tổn thương do bỏng, ví dụ như:
- Nha đam: do có tính mát nên nha đam có tác dụng làm dịu da và giảm tấy đỏ vết bỏng.
- Lòng trắng trứng: với vết bỏng có hiện tượng phồng rộp, bạn có thể dùng lòng trắng trứng để làm giảm độ phồng, các vitamin trong lòng trắng cũng sẽ giúp vùng bỏng được dịu bớt cảm giác đau rát.
- Mật ong: tuy có tính nóng nhưng khi sử dụng một lượng vừa đủ, vết thương sẽ được bảo vệ, ngăn ngừa nhiễm trùng do mật ong có tính diệt khuẩn, kháng viêm cao.
3. Phòng ngừa bỏng da do peel
Ngoại trừ trường hợp peel da tại các cơ sở làm đẹp uy tín, nếu thực hiện peel da tại nhà bạn cần kiểm tra và chọn sản phẩm phù hợp, làm sạch da kết hợp thực hiện đúng quy trình. Cụ thể bạn cần lưu ý:
- Chọn sản phẩm peel da phù hợp: Nếu peel da tại nhà, bạn chỉ nên thực hiện peel da nồng tức là chỉ tác động lên lớp thượng bì của da để tẩy da chết. Một số sản phẩm thường dùng có chứa các hoạt chất như enzym, lactic acid, tricloacetic acid, AHA, BHA nồng độ thấp. Trong trường hợp peel da sâu để giải quyết các vấn đề liên quan đến sắc tố da, lão hóa, bạn nên đến thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra phản ứng của sản phẩm: Sử dụng một lượng nhỏ lên phần cổ tay hoặc cánh tay trong 24 – 48h để thử, nếu không có hiện tượng kích ứng, bạn có thể yên tâm sử dụng lên da mặt.
- Chuẩn bị dụng cụ sạch sẽ: Đảm bảo chuẩn bị dụng cụ peel da được vệ sinh sạch giúp vùng da peel được bảo vệ an toàn, không nhiễm khuẩn. Một số dụng cụ bạn cần có gồm: bông tẩy trang, khăn sạch, cọ quét, sản phẩm peel,…
- Thực hiện peel đúng quy trình: Bạn cần peel da theo trình tự 4 bước gồm tẩy trang kết hợp vệ sinh sạch da; thoa vaseline để bảo vệ vùng da nhạy cảm; bôi sản phẩm peel lên vùng da cần cải thiện và chờ đủ thời gian theo yêu cầu của nhà sản xuất; cuối cùng làm sạch da, dùng toner và kem dưỡng ẩm để làm dịu, cân bằng độ pH trên da.
Qua những kiến thức chia sẻ về vấn đề peel da bị bỏng, bạn đã nắm được nguyên nhân, cách xử lý cũng như phòng ngừa hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan đến chăm sóc da và sử dụng sản phẩm của Dizigone, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn nhanh nhất.