Vết loét ở người già thường xảy ra khi bệnh nhân phải nằm lâu một chỗ hoặc ít vận động. Chăm sóc không đúng cách sẽ khiến vết loét nhiễm trùng thậm chí hoại tử. Vì vậy, để chăm sóc người già bị lở loét hiệu quả, cần nắm chắc những nguyên tắc sau đây.
I. Tại sao người già bị lở loét da?
Lở loét ở người già thường gồm những loại: Loét tỳ đè, loét động mạch, loét đái tháo đường.
1. Người già bị lở loét do tỳ đè
Loét tỳ đè do người già phải nằm trên giường lâu ngày do các yếu tố bệnh lý hoặc chấn thương. Vị trí loét thường ở những vùng da mỏng bao bọc đầu xương. Các vùng này có thể là các vùng xương cụt, xương hông, mắt cá chân…
2. Người già bị lở loét do tổn thương động mạch/ tĩnh mạch
Loét động mạch thường xảy ra khi lưu lượng máu đến một vùng nào đó bị hạn chế. Điều này làm giảm khả năng chữa lành các vết thương. Loét tĩnh mạch chiếm phần lớn những loét mạn tính ở người già. Loét tĩnh mạch xảy ra khi thiếu hụt các van ở tĩnh mạch dẫn đến máu khó lưu thông ở một vùng nào đó. Điều này làm vòng tuần hoàn bị ứ trệ và gây viêm mạn tính.
3. Người già bị lở loét do đái tháo đường
Những người già bị đái tháo đường thường bị tê cứng ở các chi dưới. Điều này khiến vết thương khó được phát hiện và dẫn tới biến chứng. Ở những bệnh nhân này, hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Do đó, cơ thể giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Tất cả những yếu tố đó góp phần làm gia tăng tỷ lệ loét ở người cao tuổi mắc tiểu đường.
II. Dấu hiệu nhận biết lở loét da ở người già
Vết loét da ở người già thường trải qua bốn giai đoạn. Việc nhận viết được vết loét từ giai đoạn sớm giúp điều trị và ngăn chặn hiệu quả hơn. Vì vậy, chúng ta cần biết những dấu hiệu loét qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Ban đỏ trên da. Da cứng và đỏ hơn các vùng da xung quanh. Người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau.
- Giai đoạn 2: sự mất da ở lớp biểu bì hoặc hạ bì, tổn thương xuất hiện dưới dạng bào mòn, phồng rộp hoặc loét bề mặt.
- Giai đoạn 3: mất da tới lớp mỡ. Đáy vết loét có mô hoại tử màu vàng.
- Giai đoạn 4: Sự mất da liên quan tới cấu trúc bên trong, ảnh hưởng tới cơ, xương, khớp.
➤ Xem thêm: Phân độ loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu năm
III. Xử lý vết lở loét da ở người già
Để vết loét ở người già mau khỏi và không tái phát, cần có những biện pháp điều trị và chăm sóc thích hợp. Các biện pháp để quản lý vết loét như:
1. Diệt vi khuẩn, virus ở vết loét
Tất cả các vết thương đều có chứa vi khuẩn. Nhưng chúng ta cần biết là trong đó có sự tăng sinh của các vi khuẩn có hại và gây ra tình trạng nhiễm trùng hay không. Nếu có sự nhiễm trùng, các vết thương sẽ chậm lành và gây ra loét.
Những dấu hiệu cho thấy vi khuẩn tăng nhanh và nhiễm trùng có thể là vết thương chảy mủ, mùi khó chịu. Nếu nhiễm trùng nông, có thể điều trị bằng các tác nhân tại chỗ như các kháng sinh bôi hoặc các dung dịch sát khuẩn. Nếu nhiễm khuẩn sâu, tại mô mềm, cơ, xương, phải điều trị bằng kháng sinh toàn thân thậm chí là phẫu thuật.
Kháng sinh theo kinh nghiệm thường là các kháng sinh có tác dụng trên các vi khuẩn gram dương. Sau khi nuôi cấy vi khuẩn, có thể lựa chọn kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ.
Hệ vi khuẩn ở các vết thương mạn tính thay đổi theo thời gian. Những vết thương mới thường là các vi khuẩn gram dương. Lâu dần, có cả các vi khuẩn gram âm, thậm chí là các vi khuẩn kỵ khí trú ngụ.
Các vết thương nông có thể được xử lý bằng các các tác nhân tại chỗ như nước muối sinh lý, các loại thuốc bôi hay các dung dịch sát khuẩn chứa chlorhexidine, betadine, acetic acid, hydrogen peroxide…
➤ Xem thêm: 6 thuốc bôi loét cho người liệt hiệu quả nhất
2. Phẫu thuật loại bỏ các mô hoại tử ở vết loét
Các mô hoại tử ngăn cản sự chữa lành của các vết loét cấp và mạn tính. Các mô hoại tử cũng là môi trường trung gian cho vi khuẩn phát triển.
Vì vậy, loại bỏ các mô hoại tử góp phần làm giảm nhiễm trùng và làm lành vết thương. Nếu vị trí vết loét bị thiếu máu, phẫu thuật loại bỏ các tế bào hoại tử sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bệnh nhân bị chống chỉ định với phẫu thuật. Nếu vị trí vết loét được cung cấp máu đầy đủ, phẫu thuật sẽ được cân nhắc.
3. Dưỡng ẩm
Ngoài diệt vi khuẩn, phẫu thuật thì dưỡng ẩm vết thương cũng là điều cần thiết. Trước đây, người ta cho rằng, cách tốt nhất để các vết loét nhanh được chữa lành là giữ cho chúng khô ráo. Nhưng những nghiên cứu ngày nay chỉ ra rằng quá trình lành vết thương sẽ diễn ra nhanh hơn khi nó đủ ẩm. Cũng cần lưu ý rằng khi vết thương quá ẩm, nó sẽ gây tổn thương các mô xung quanh.
Thành phần dịch của các vết thương mạn và cấp tính cũng khác nhau. Dịch của vết thương cấp tính chủ yếu là các thành phần thúc đẩy sự phát triển của các nguyên bào sợi, tế bào biểu mô hay tế bào sừng. Còn dịch ở những vết thương mạn thì là các proenzym có xu hướng tối ưu hóa quá trình lành vết thương. Do đó đối với các vết thương mạn tính, cần loại bỏ nhiều dịch tiết và độ ẩm hơn.
Tùy vào môi trường độ ẩm của từng vết loét mà chúng ta phải tăng hay giảm độ ẩm cho phù hợp. Có thể tăng hay giảm độ ẩm bằng các loại vải chuyên dụng.
➤ Xem thêm: Bí quyết trị vết loét cho người già nhanh khỏi với bốn bước đơn giản
4. Phương pháp dùng áp lực âm
Trị liệu bằng áp lực âm làm giảm thời gian đóng vết loét,.giảm thời gian nằm viện và chi phí chữa trị cũng như giảm.khả năng phải tiến hành cắt cụt chi.
IV. Cách lựa chọn dung dịch sát khuẩn cho người già lở loét da
1. Hậu quả khi lựa chọn sai dung dịch sát khuẩn
Lựa chọn dung dịch sát khuẩn không phù hợp có thể làm vết loét nặng thêm hoặc ngăn cản quá trình làm lành vết loét. Các dung dịch sát khuẩn không dành cho vết thương hở sẽ không được sử dụng để sát khuẩn vết loét. Các dung dịch này nếu dùng sẽ gây xót da, làm tổn thương mô sợi, ngăn cản làm lành vết loét.
2. Dizigone – giải pháp tối ưu cho vết lở loét da ở người già
Mặc dù mới được biết đến, nhưng Dizigone lại là dung dịch sát khuẩn có đầy đủ các ưu điểm của một sản phẩm sát khuẩn cho vết lở loét da ở người già như:
- Hiệu lực sát khuẩn mạnh.
- Dùng được cho vết thương hở.
- Tác dụng nhanh.
- Không gây xót da, không làm chậm quá trình lành vết thương.
- Không gây độc khi sử dụng lâu dài và trên diện rộng.
Vì vậy, Dizigone được tin tưởng sử dụng để sát trùng vết loét ở người già. Bộ sản phẩm Dizigone có tác dụng sát trùng vượt trội, kích thích khả năng tự lành vết loét của cơ thể, giảm tối đa khả năng tái phát và hình thành sẹo của vết loét.
Bộ sản phẩm Dizigone giúp kiểm soát loét ở người già
Kết hợp dung dịch sát khuẩn Dizigone kèm với Kem Dizigone Nano Bạc làm tăng gấp 3 lần khả năng kháng khuẩn và giúp vết loét mau lành. Kem Dizigone Nano Bạc có chứa thành phần chính là các ion Nano Bạc có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả. Đồng thời, với các thành phần như tinh chất Lô hội, Cúc la mã, Tràm trà,… kem Dizigone Nano bạc giúp dưỡng ẩm vết loét, kích thích tái tạo da giúp vết loét lanh nhanh hơn.
Trên đây là các nguyên tắc cần lưu ý trong quá trình chăm sóc người già bị lở loét. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc, gọi điện ngay đến HOTLINE 1900 9482 để được gặp các chuyên gia da liễu.