Loét bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh nhân bị tiểu đường. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đoạn chi ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu chăm sóc, vệ sinh đúng cách, lựa chọn được loại dung dịch sát khuẩn hiệu quả thì vết loét bàn chân tiểu đường không còn là nỗi ám ảnh với những người mắc căn bệnh này.
Biến chứng loét bàn chân tiểu đường là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, bàn chân đái tháo đường (tiểu đường) là bàn chân của người bệnh tiểu đường với loét, nhiễm trùng hoặc phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.
Biến chứng bàn chân tiểu đường – Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Loét bàn chân tiểu đường là những vết thương hở ở bàn chân, vết loét thường nằm ở vị trí hay bị tì đè như gan ban chân, đầu ngón chân, đặc biệt là ngon cái hoặc ngón út. Loét bàn chân tiểu đường có thể bắt đầu từ vết xước nhỏ, vết cắt lành hoặc bị dị vật đâm vào mà người bệnh không phát hiện ra.
Bệnh lý bàn chân của bệnh tiểu đường có biểu hiện ban đầu là chân người bệnh có cảm giác nóng ran, bỏng rát… Thời gian sau người bệnh cảm thấy tê, đau và dần dần mất cảm giác ở bàn chân. Bàn chân có thể bị teo cơ, biến dạng, xuất hiện các vết chai do tì đè, bị loét… Sự thay đổi về cấu trúc bàn chân càng khiến chân người bệnh dễ bị viêm loét hơn.
Đặc biệt, mất cảm giác đau khiến người bệnh không kịp thời phát hiện các vết tổn thương do dị vật gây ra, từ đó dễ gây loét, viêm nhiễm. Đến khi bệnh nhân phát hiện ra thì tình trạng vết loét đã nặng và lan rộng dẫn đến hoại tử, nguy cơ cắt cụt chi cao. Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 85% trường hợp cắt cụt chi ở người tiểu đường là do biến chứng loét bàn chân.
Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, các bác sỹ cho biết, những biến chứng này là do tổn thương dây thần kinh ngoại biên ở người bệnh đái tháo đường khiến cho người bệnh bị giảm khả năng nhận biết đau đớn do tổn thương. Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao làm mạch máu bị xơ vữa, gây thiếu máu tới nuôi dưỡng bàn chân. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và âm thầm phát triển thành nhiễm khuẩn nặng. Cùng với đó, khả năng miễn dịch của người bệnh tiểu đường giảm khiến cho việc tự phục hồi vết thương chậm hơn bình thường. Do đó, nếu bắt đầu với vết loét nhỏ nhưng không được chú ý và vệ sinh đúng, người bệnh có nguy cơ bị viêm nhiễm cao hơn, những trường hợp nặng sẽ dẫn đến cắt cụt chi. Biến chứng loét bàn chân tiểu đường chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chi, tàn phế ở bệnh nhân tiểu đường.
Xem thêm mẹo chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường
Chữa biến chứng loét bàn chân tiểu đường
chữa đúng cách, kịp thời có thể hồi phục bàn chân loét do tiểu đường
Khi người bệnh tiểu đường phát hiện vết loét ở chân cần nhanh chóng được chữa đúng cách để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Nguyên tắc chữa biến chứng loét bàn chân tiểu đường cần chú ý những vấn đề dưới đây:
Kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn, dùng thuốc, chữa theo hướng dẫn của bác sỹ.
Tăng tuần hoàn máu đến vết loét: vết loét thường xuất hiện ở những vị trí bị tì đè nhiều và tình trạng này cũng khiến cho vết loét lâu lành. Vì vậy, cần giảm áp lực tì đe tại vị trí vết loét bằng cách không nên đi lại quá nhiều, khi ngồi, nằm nên kê cao bàn chân trên gối mềm…Trong lúc ngồi có thể di chuyển thường xuyên ngón chân và mắt cá chân, không nên ngồi vắt chéo chân. Khi cần di chuyển có thể dùng các thiết bị hỗ trợ như nạng, giày dép chuyên dụng.
Kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn: nên rửa và khử trùng vết thương tối thiếu 2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh vết thương thích hợp.Đây là khâu quan trọng để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn ở vết loét tiểu đường, loại bỏ ổ vi khuẩn và nguy cơ bội nhiễm.
Sau khi vệ sinh sạch vết thương, dùng bông gạc vô trùng có chứa canxi alginate hoặc bạc sulphadiazine để băng bó nhưng không băng quá chặt. Người bệnh cần tái khám ngay nếu phát hiện vết loét bàn chân tiểu đường lại bị chảy máu, nhiễm trùng, xuất hiện mủ hoặc đốm đen hoại tử… để bác sỹ khám và chỉ định chữa phù hợp.
Xem thêm các cách dự phòng loét bàn chân tiểu đường
Dự phòng loét bàn chân tiểu đường
Loét bàn chân tiểu đường nếu được phát hiện sớm và chữa đúng cách có khả năng hồi phục tốt. Tuy nhiên, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, để tránh việc phải “đuổi theo” trị bệnh, bệnh nhân tiểu đường nên chủ đồng phòng ngừa các nguy cơ có thể dẫn đến loét bàn chân.
Người bệnh tiểu đường nên kiểm soát tốt đường huyết, giữ lượng đường trong máu trong phạm vi bác sỹ chỉ định.
Tham khảo chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt theo tư vấn của bác sỹ, bỏ thuốc lá và các chất kích thích, giảm cân nếu nếu bạn thuộc nhóm béo phì.
Vệ sinh bàn chân sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra bàn chân xem có vết loét, mụn nước, vết chai hay bất kỳ vấn đề bất thường nào khác không. Nên rửa chân bằng nước ấm và dùng khuỷu tay thử độ ấm của nước để so sánh những rối loạn cảm giác của bàn chân.
Kiểm tra móng chân tuần một lần, cắt móng chân không quá ngắn để bảo vệ da chân, sau khi cắt nên dùng giũa móng cho mịn.
Nên đi giày, tất vừa chân, tránh bị cọ sát, tì đè nhiều có thể gây ra các vết xước, vết phồng rộp dễ tăng năng thành vết loét. Luôn kiểm tra xem trong giày, dép có dị vật gì không trước khi đi vào
Nên giữ chân được thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm chân vào mùa đông.
Đảm bảo lưu thông máu cho chân, nhất là khi nằm, ngồi, nên tránh vắt chéo chân để tránh bị tì đè, cản trở lưu thong máu.
Nếu có vấn đề gi bất thường ở chân nên đến cơ sở y tế để bác sỹ kiểm tra, phát hiện kịp thời những biến chứng ở bàn chân.
Dung dịch sát khuẩn – Vũ khí không thể thiếu trong phòng và chữa vết loét bàn chân tiểu đường
Dù là phòng hay chữa loét bàn chân tiểu đường, việc vệ sinh đều đóng vai trò đầu tiên và vô cùng quan trọng. Khi vệ sinh cần chú ý nhẹ nhàng, vệ sinh toàn diện và chú ý lựa chọn loại dung dịch sát khuẩn phù hợp nhất để loại trừ nguy cơ viêm nhiễm.
Dung dịch sát khuẩn có tác dụng diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên bề mặt da hoặc vết thương. Sử dụng dung dịch sát khuẩn giúp làm sạch da, làm sạch vết loét, loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn, tạo tiền đề để sử dụng các thuốc chữa khác. Tuy nhiên, các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn, povidone iod, oxy già có nhiều nhược điểm trong vệ sinh vết loét, trong đó nhược điểm lớn nhất là gây tổn thương các yếu tố hạt và tế bào sợi khiến vết thương chậm lành. Bên cạnh đó, các nhược điểm khác có thể kể đến như gây đau, xót hay làm nhuộm màu da, gây bẩn khi sử dụng.
Để khắc phục các nhược điểm trên, hiện nay các bác sỹ chuyên khoa thường dùng dung dịch sát khuẩn Dizigone. Với công nghệ kháng khuẩn siêu nhanh – siêu an toàn bằng cơ chế kháng khuẩn ion EMWE đến từ châu Âu, dung dịch Dizigone chính là giải pháp hàng đầu được các bác sĩ lựa chọn, chuyên biệt trong chữa biến chứng bàn chân tiểu đường.
Dizigone – Giải pháp hỗ trợ chữa và dự phòng loét bàn chân tiểu đường đến từ châu Âu
Khi sử dụng Dizigone, dung dịch này sẽ nhanh chóng làm sạch ổ nhiễm trùng, khử mùi hiệu quả. Tác dụng tuyệt vời này là nhờ dung dịch Dizigone có hiệu suất diệt sạch 100% vi khuẩn, nấm chỉ sau 30 giây. Hiệu quả này đã kiểm chứng tại Quatest 1 – Bộ Khoa học – công nghệ. Đồng thời, Dizigone không gây đau xót, không gây kích ứng da, niêm mạc. Dung dịch Dizigone không màu, không nhuộm màu da, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đặc biệt, dung dịch Dizigone còn thúc đẩy nhanh quá trình lành vết loét, kích thích vết thương lành một cách tự nhiên, nhanh chóng và không để lại sẹo.
Chia sẻ về quyết định lựa chọn dung dịch Dizigone cho công việc chuyên môn, Dược sĩ đại học Bích Thảo – Phụ trách chuyên môn của nhà thuốc Việt Đức 8 (25 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội) cho biết: “Hiện nay để vệ sinh vết loét cho các bệnh nhân, chúng tôi thường sử dụng dung dịch kháng khuẩn chuyên biệt Dizigone do dung dịch này có nhiều ưu điểm nổi bật, khắc phục được nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn thông thường khác”.
Được các bác sỹ chuyên khoa tin dùng và trong thực tiễn sử dụng chứng minh được những ưu điểm vượt trội, dung dịch Dizigone đang ngày càng khẳng định được vị trí số 1 trong dự phòng và chữa biến chứng bàn chân tiểu đường.
Nếu bạn cũng đang cần tìm một loại dung dịch sát khuẩn hiệu quả sử dụng cho người nhà của mình, đừng ngần ngại lựa chọn Dizigone. Liên hệ ngay HOTLINE 19009482 để được Dược sĩ Dizigone tư vấn miễn phí và giải đáp tận tình nhất.