Chàm da hay eczema là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có tính chất mạn tính, dễ tái phát. Nếu được phát hiện kịp thời, mẹ có thể tìm ra giải pháp.kiểm soát bệnh hiệu quả, giảm bứt rứt khó chịu cho trẻ.
1. Những dấu hiệu nhận biết chàm da ở trẻ
Triệu chứng điển hình của bệnh chàm da
Chàm có nhiều dạng khác nhau, nhưng tất cả các dạng chàm đều biểu.hiện ra những triệu chứng điển hình sau:
- Mẩn đỏ
Đầu tiên, trẻ bị nổi mảng da đỏ, hơi sưng, ngứa ngáy. Vị trí xuất hiện rất đa dạng, thường gặp ở hai bên má, cổ, vùng.da có nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân…
- Mụn nước
Sau một vài ngày, từ vị trí mẩn đỏ sẽ xuất hiện mụn nước li ti. Mụn nước rải rác hoặc tập trung thành đám, có chứa dịch trong. Mụn nước có thể tự vỡ ra hoặc vỡ do bị gãi, chà xát, chảy.dịch rất tanh (đây là giai đoạn chàm cấp nếu không điều trị kịp thời rất dễ bội nhiễm).
- Da khô, đóng vảy
Sau khi chảy dịch, vị trí viêm sẽ đóng vảy. Lớp vảy bong đi để lại làn da mới tái tạo mỏng nhẵn. Tuy nhiên lớp da non sẽ nhanh chóng tự khô nứt, bong ra làm trẻ đau, ngứa rát.
- Dày da
Do thường xuyên tái phát nhiều lần ở cùng vị trí, nên vùng da này của bé dễ bị.dày và sạm đen hơn vùng da bình thường khác trên cơ thể.
Như vậy, không chỉ gây ngứa rát, khó chịu, chàm còn khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ. Nếu không được khắc phục sớm, dễ khiến trẻ tự ti khi trưởng thành.
2. Nguyên nhân của chàm da
Nguyên nhân gây bệnh chàm đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Nhưng dựa trên nhiều nghiên cứu, các nhà.khoa học cho rằng những yếu tố sau có thể là tác nhân:
Những yếu tố kích hoạt chàm da
-
Yếu tố di truyền:
Bệnh chàm có liên quan mật thiết tới yếu tố di truyền về cơ địa dị ứng. Nếu cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, mề đay, dị ứng da… thì.con sinh ra có tỷ lệ mắc chàm cao hơn bình thường.
Do tính đặc thù của gen, yếu tố này thường không thể can thiệp được.
-
Các yếu tố ngoại sinh khác:
- Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, vi khuẩn, nấm mốc hay độ ẩm không.khí không phù hợp (quá ẩm hoặc quá khô) đều là tác nhân kích hoạt bệnh.
- Chế độ ăn với hải sản như tôm, cua, cá… hoặc những thực phẩm giàu.protein như trứng, sữa cũng là yếu tố gây bệnh thường gặp.
- Ngoài ra, phấn hoa, lông thú vật nuôi, hóa chất tẩy rửa, chất liệu.quần áo tiếp xúc da bé… cũng là các nhân tố nguy cơ.
Do những nguyên nhân trên nên chàm da rất khó trị dứt điểm. Chăm sóc da đúng cách vẫn là giải pháp quan trọng.nhất để kiểm soát bệnh, tránh để chàm tái lại nhiều lần.
3. Giải pháp trị chàm da nhanh chóng – hiệu quả – an toàn
Như đã đề cập, do chàm là bệnh viêm da mãn tính nên rất khó chữa dứt điểm. Giải pháp để điều trị hiệu quả, tránh tái phát.là cha mẹ phải chăm sóc bé dựa trên tuân thủ 3 nguyên tắc:
3.1, Loại bỏ nguyên nhân kích ứng
Đây là bước quyết định trong việc chữa trị chàm da. Nếu không loại bỏ được tác nhân kích hoạt bệnh thì chàm rất khó khỏi và dễ tái phát nhiều lần. Cha mẹ cần thường xuyên quan sát con để phát hiện ra đâu là.nguyên nhân khiến chàm khởi phát mà ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt quan tâm về môi trường, dinh dưỡng vì đây là những tác nhân thường gặp.
3.2, Chăm sóc da chàm đúng cách
-
Vệ sinh da sạch sẽ
Vùng da chàm tổn thương rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập. Do đó, vệ sinh da là vô cùng cần thiết để bệnh có thể mau khỏi, tránh.bị bội nhiễm hoặc mắc thêm những bệnh về da khác. Vệ sinh da chàm bằng nước không là chưa đủ, cần thêm sản phẩm sát khuẩn chuyên dụng. Trẻ nhỏ có làn da rất mỏng manh, non nớt, nên khi.vệ sinh da, cha mẹ cần lựa chọn sản phẩm sát khuẩn vừa diệt khuẩn hiệu quả, lại vừa an toàn, dịu nhẹ với da bé. Dung dịch sát khuẩn Dizigone đã rất khéo léo tích hợp cả hai ưu điểm trên trong cùng một sản phẩm
Dung dịch sát khuẩn Dizigone có dạng nhỏ giọt và dạng xịt phun sương tiện lợi
- Dizigone ứng dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ châu Âu, tạo dung dịch diệt khuẩn với hiệu lực sát khuẩn mạnh mẽ. Khả năng diệt hàng tỷ mầm bệnh mỗi giây đã được.chứng nhận tại Quatest 1 – Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1.
- Không chứa cồn hay các chất độc hại, khoảng pH trung tính nên không gây xót, không gây kích ứng khi sát khuẩn cho da chàm. Sản phẩm vô cùng an toàn và thân thiện với da bé.
- Không chứa kháng sinh, diệt khuẩn tương tự như cơ chế tự nhiên của.cơ thể nên hiệu lực diệt khuẩn giữ nguyên vẹn ở những lần sau.
Dizigone được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng 2 lần/ngày để vệ sinh.da chàm, bằng cách dùng khăn thấm Dizigone và lau nhẹ nhàng vùng da chàm của bé trong 30s.
Ngoài ra, khi tắm rửa hàng ngày cho bé, cha mẹ cũng có thể nhỏ dung dịch sát khuẩn Dizigone vào nước tắm. Không tắm bằng nước quá ấm sẽ làm mất độ ẩm cần thiết.cho da bé, chỉ nên ấm vừa phải và không tắm quá lâu.
-
Chú trọng việc dưỡng ẩm cho da chàm
Dưỡng ẩm đầy đủ sẽ thúc đẩy da chàm chóng lành và hạn.chế cảm giác khô rát, bứt rứt cho bé. Sản phẩm dưỡng ẩm sử dụng lên vùng da tổn thương nên ngoài việc.dưỡng ẩm, tính an toàn, cần ưu tiên cả khả năng sát khuẩn. Dizigone nano bạc có đầy đủ cả ba tính năng trên, vừa sát khuẩn, dưỡng.ẩm, lại an toàn dịu nhẹ với da bé. Có thể sử dụng Dizigone nano bạc sau bước sát khuẩn bằng Dizigone để tối đa hiệu quả sản phẩm.
3.3. Dùng thuốc giảm ngứa khi cần thiết
Vùng da bị chàm sẽ ngứa dai dẳng, rất bứt rứt, khó chịu. Tuy nhiên cha mẹ không để trẻ gãi ngứa hay chà xát vì như vậy mầm bệnh sẽ rất dễ xâm nhập. Nếu con quá quấy khóc, khó chịu vì ngứa, cha mẹ nên đưa con đi.khám để được tư vấn sử dụng các loại thuốc giảm ngứa cho da chàm. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho con mà không tham khảo ý kiến chuyên gia, vì thuốc có vô số tác dụng phụ mà cha mẹ không lường được.
Nếu cần được cung cấp thêm kiến thức y khoa về bệnh, liên hệ.hotline 1900 9482 để được trao đổi với các dược sĩ đại học chuyên môn cao.