Bỗng một ngày, bạn thấy đau nhức trong khoang miệng. Bạn soi gương và thấy những vệt trắng trên lưỡi hay niêm mạc miệng. Đừng lơ là chủ quan, vì những dấu hiệu này cảnh báo có thể bạn đang bị nấm miệng.
I. Những dấu hiệu của bệnh nấm miệng
Bệnh nấm miệng có những triệu chứng thường gặp như:
- Tổn thương màu trắng, hình dạng giống phô mai. Thường xuất hiện ở lưỡi hoặc má trong, nhưng cũng có khi ở vòm miệng, nướu, amidan hoặc cổ họng.
- Khoang miệng đỏ hoặc đau nhức .
- Chảy máu nếu bị cào xước hoặc đánh răng quá mạnh.
- Mất vị giác.
- Cảm giác giống như trong miệng toàn là bông.
Dấu hiệu điển hình của bệnh nấm miệng
Trong trường hợp nghiêm trọng, tổn thương có thể lan vào thực quản hoặc ống tiêu hóa, gây ra:
- Đau hoặc khó nuốt
- Cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng hoặc giữa ngực
- Sốt nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản
Khi nấm miệng mới xuất hiện, các triệu chứng có thể chưa rõ ràng và khó nhận biết. Tuy nhiên, khi nấm phát triển mạnh hơn và biểu hiện bằng các dấu hiệu như trên, cần điều trị ngay lập tức. Nếu để nấm lan sang các cơ quan khác, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
II. Nấm miệng là gì?
Nấm miệng là tổn thương khoang miệng gây bởi sự tăng sinh và phát triển quá mức của nấm. Nguyên nhân chính gây nấm miệng là chủng nấm candida albicans.
Nấm candida – thủ phạm gây bệnh nấm miệng
Bình thường, candida albicans tồn tại ở miệng và “chung sống” hòa bình với hàng triệu vi sinh vật khác. Khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy yếu, niêm mạc miệng bị rách, dư đường và thức ăn do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách… Nấm sẽ phát triển chóng mặt về số lượng, làm ổ và gây nên những tổn thương trong khoang miệng.
Nấm miệng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Những đối tượng có nguy cơ bị nấm miệng cao nhất là:
- Người bị suy giảm miễn dịch, ví dụ như người nhiễm HIV.
- Người bị hen phế quản, COPD, thường xuyên sử dụng corticoid đường miệng.
- Người đang điều trị ung thư hóa xạ trị vùng đầu, mặt, cổ
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Người mắc bệnh đái tháo đường.
- Người vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Xem thêm bài viết cách chữa nấm miệng tại nhà
III. Cách xử trí khi phát hiện bị nấm miệng
1. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone khi bị nấm miệng
Súc miệng là biện pháp đơn giản nhất để tiêu diệt nấm trong miệng họng. Khi chọn dung dịch để súc miệng, cần chú ý chọn sản phẩm có khả năng diệt nấm hiệu quả. Ngoài ra, niêm mạc miệng rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, nên cần một loại sản phẩm an toàn, không gây kích ứng.
Dizigone là dung dịch sát khuẩn có khả năng tiêu diệt nấm candida hiệu quả
Sản phẩm ưu việt thỏa mãn các yêu cầu trên có thể kể đến dung dịch sát khuẩn Dizigone. Hiện nay, Dizigone là dung dịch kháng khuẩn ion được sử dụng phổ biến nhất tại nhiều bệnh viện, phòng khám nha khoa nhờ các ưu điểm.
- Nhanh chóng cải thiện tình trạng nấm miệng của bệnh nhân. Dizigone tiêu diệt 100% nấm, vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng nhờ cơ chế diệt khuẩn độc đáo. Sử dụng các chất có tính oxy hóa cao nhưng không độc hại với cơ thể (HClO, ClO-, OH*,… ). Đây là các thành phần có trong cơ chế diệt khuẩn tự nhiên mà tế bào miễn dịch tiết ra mỗi khi tiếp xúc với mầm bệnh.
- Cảm nhận được sự dễ chịu ngay từ lần đầu sử dụng. Thời gian diệt nấm và vi sinh vật gây hại chỉ trong vòng 30s. Người bệnh không cần súc miệng quá lâu đã cảm nhận được sự khác biệt sau sử dụng.
- Không đau, không rát, không kích ứng. Cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên khiến quá trình diệt nấm miệng của Dizigone trở nên dịu nhẹ, dễ chịu. Hơn nữa, pH dung dịch được kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo trung tính, hoàn toàn phù hợp với môi trường niêm mạc miệng.
Để đảm bảo tác dụng diệt nấm, nên súc miệng 2-3 lần/ngày bằng dizigone. Mỗi lần lấy khoảng 5-10ml dung dịch, giữ trong khoang miệng khoảng 30s để tiêu diệt nấm hoàn toàn.
2. Bổ sung probiotics
Bổ sung lợi khuẩn probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh của cơ thể, ngăn ngừa nấm phát triển. Những thực phẩm chứa nhiều probiotics là sữa chua, phô mai,…
Sữa chua là nguồn bổ sung probiotics dồi dào
Khi chọn sữa chua, nên chọn loại sữa chua không đường. Đường có thể là nguồn thức ăn cho nấm phát triển, cần hạn chế ăn khi bị nấm.
3. Dùng thuốc kháng nấm
Thuốc kháng nấm được sử dụng trong các trường hợp nấm miệng nặng. Người bị suy giảm miễn dịch cũng phải dùng thuốc do khả năng tự chữa lành của cơ thể kém.
Thuốc kháng nấm có 2 dạng thường dùng là viên ngậm và viên uống.
Thuốc điều trị được kê cho trường hợp nấm miệng nặng
Viên ngậm clotrimazole được dùng khi nấm vẫn còn trong khoang miệng, chưa lan toàn thân.
Viên uống fluconazole thường được kê khi nấm lan xuống thực quản hoặc nhiễm nấm toàn thân. Itraconazole được sử dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc bệnh nhân HIV. Amphotericin B là thuốc dùng cho trường hợp nấm miệng rất nặng.
Các bệnh nhân dùng thuốc phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời vẫn phải kết hợp súc miệng hàng ngày và bổ sung probiotics để tăng hiệu quả điều trị.
Tham khảo: Mayoclinic
Ngọc Minh đã bình luận
Chào bác, nguyên tắc cơ bản nhất để xử lý nấm miệng là diệt được Candida – loài nấm gây bệnh ở khoang miệng. Muốn làm được điều này thì bác cần dùng dung dịch Dizigone hoặc thuốc kháng nấm phù hợp, tùy tình trạng nấm hiện tại. Để được tư vấn kỳ hơn thì bác gọi trực tiếp tới hotline 0988410182 hoặc nhắn tin qua zalo này luôn nhé.