Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Thời tiết nóng ẩm mùa hè là cơ hội cho bệnh tấn công. Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây đau đớn và khó chịu cho chúng ta mỗi khi ăn uống. “Nhiệt miệng nên làm gì ?” là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết 5 điều cần làm ngay giúp xử lý nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.
Điều thứ nhất: Hiểu rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng và nguyên tắc điều trị
1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Hình ảnh vết loét nhiệt miệng do vô tình cắn vào môi dưới
Điều đầu tiên bạn tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có thể biết nhiệt miệng nên làm gì để sớm khỏi bệnh. Nhiệt miệng hay loét miệng là những tổn thương nhỏ có dạng hình tròn hoặc bầu dục viền đỏ. Các vết loét có thể xuất hiện trên niêm mạc miệng hoặc đáy nướu. Nguyên nhân gây nhiệt miệng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Theo một số báo cáo khoa học, một số yếu tố có thể dẫn tới nhiệt miệng như:
- Tổn thương niêm mạc miệng do vô tình cắn vào má, đánh răng quá mạnh.
- Ăn các thực phẩm dễ gây tổn thương vùng miệng: đồ ăn cay, đồ ăn chua và một số thực phẩm như socola, cà phê, trứng, các loại hạt ngũ cốc và bánh mì chứa gluten.
- Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa sodium lauryl sulfate.
- Thiếu hụt vitamin B12, acid folic, sắt hoặc kẽm.
- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong khoang miệng như: tụ cầu, liên cầu.
- Thay đổi nội tiết tố vào chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Trạng thái căng thẳng, lo âu do áp lực học tập và công việc.
- Ngoài ra, nhiệt miệng có liên quan tới một số bệnh đường tiêu hóa: bội nhiễm Helicobacteria pylori – gây loét dạ dày tá tràng, bệnh viêm đại tràng,…
Khi đã nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ biết khi bị nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên tắc điều trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể kéo dài nếu bạn không xử lý đúng cách. Nắm được nguyên tắc điều trị nhiệt miệng sẽ giúp bạn biết khi bị nhiệt miệng nên làm gì. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản để xử lý nhiệt miệng:
Nếu có nhiễm trùng nặng như vết loét sâu, lan rộng, có ổ áp xe, bạn cần tới cơ sở y tế khám và điều trị.
Điều thứ 2: Áp dụng xử lý nhiệt miệng bằng các nguyên liệu có sẵn tại nhà
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nhiệt miệng nên làm gì, dùng gì để mau khỏi thì có thể áp dụng xử lý nhiệt miệng bằng những nguyên liệu dễ kiếm tại nhà sau đây:
1. Nước muối
Một trong những cách đơn giản để xử lý nhiệt miệng tại nhà là sử dụng nước muối ấm súc miệng hàng ngày.
Nước muối có công dụng chính là làm sạch khoang miệng, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại. Súc miệng nước muối có thể giúp làm dịu cảm giác đau đớn và khiến các vết loét mau lành hơn. Tuy nhiên, nước muối không có tác dụng sát khuẩn nên không thể xử lý triệt để bệnh nhiệt miệng. Thông thường, bạn sẽ phải dùng thêm một dung dịch kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn khu trú trong khoang miệng.
Công thức pha nước muối súc miệng tại nhà:
- Lấy 1 thìa cà phê muối pha trong 250mL nước ấm.
- Dùng dung dịch này súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra, sau đó súc miệng lại với nước.
- Sử dụng 4 – 5 lần/ngày để làm sạch khoang miệng.
Lưu ý: Không pha nước muối nồng độ cao hoặc ngậm trực tiếp muối vì có thể gây khô miệng và làm tổn thương răng.
2. Baking soda
Súc miệng bằng bột baking soda cũng là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng để xử lý nhiệt miệng. Baking soda hay Natri bicarbonat có tính kiềm giúp trung hòa acid gây kích ứng vết loét.
Baking soda có nhiều công dụng như:
- Làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám trên răng, nướu, hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Làm dịu vết loét, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Khử mùi hôi khoang miệng và hỗ trợ làm trắng răng.
Mặc dù có nhiều ưu điểm song baking soda không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây nhiệt miệng. Những vi khuẩn còn lại vẫn sẽ tiếp tục phát triển và tấn công niêm mạc miệng. Mặt khác, lạm dụng baking soda có thể là nguyên nhân gây ê buốt và sâu răng do răng bị mài mòn quá nhiều.
Để không gây tổn hại tới răng lợi, bạn nên pha baking soda với nước ở nồng độ thích hợp. Sử dụng 1 thìa cà phê bột baking soda pha với 250mL nước ấm để súc miệng hàng ngày. Sử dụng 4 – 5 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Sữa chua
Tình trạng loét miệng có thể liên quan tới một số vi khuẩn trong khoang miệng và đường tiêu hóa như H. pylori. Do đó, nếu đẩy lùi được các vi khuẩn đó thì bệnh nhiệt miệng cũng sẽ được xử lý. Ngoài ra, sữa chua có chứa nhiều protein, vitamin, các khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng cho người bị nhiệt miệng.
Từ năm 2007, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các lợi khuẩn lactobacillus có thể giúp diệt trừ một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, sử dụng sữa chua có thể giúp làm dịu vết loét, giảm đau nhanh chóng. Bạn nên ăn ít nhất 250g sữa chua tương đương 2 hộp/ngày để xử lý nhiệt miệng cũng như phòng ngừa tái phát.
Sữa chua tốt cho người bị nhiệt miệng nhưng lại không thể giúp loại bỏ tất cả các vi khuẩn gây bệnh. Với một số người có cơ địa dị ứng với protein có trong sữa hoặc bất dung nạp lactose thì không được sử dụng sữa chua.
4. Mật ong
Theo các nghiên cứu khoa học, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương. Vì vậy, sử dụng mật ong cũng là một biện pháp hữu hiệu để xử lý nhiệt miệng.
Cách dùng mật ong như sau:
- Súc miệng với nước ấm hoặc nước muối loãng.
- Bôi mật ong trực tiếp lên miệng vết loét.
- Lặp lại 2 – 3 lần/ ngày, giữ trong vòng vài giờ để đạt hiệu quả tốt hơn.
Mật ong có vị ngọt nên sẽ kích thích bạn tiết nước bọt hoặc uống nước làm trôi hết lớp mật ong. Đồng thời, nếu uống nhiều mật ong có thể gây tác dụng ngược lại do mật ong có tính nóng.
5. Dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích chữa lành tổn thương. Chính vì thế, dầu dừa cũng là một nguyên liệu hữu ích để xử lý nhiệt miệng.
Bạn hãy thoa dầu dừa lên miệng vết thương vài lần mỗi ngày. Dầu dừa sẽ giúp các vết loét bớt sưng đỏ và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
Nhược điểm của dầu dừa là khả năng kháng khuẩn yếu. Do vậy, nó chỉ có tác dụng với các vết loét nhẹ, nông, chưa có tình trạng bội nhiễm. Bên cạnh đó, bôi dầu dừa có thể kích thích tiết nước bọt, khiến miệng nhớt, lưỡi trắng làm bạn khó chịu.
6. Bột sắn dây
Theo sách y học cổ truyền, sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc từ đó ngăn chặn các vết loét miệng.
Cách sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt miệng:
- Sử dụng 2 – 3 thìa bột sắn dây.
- Chuẩn bị nước ấm theo tỉ lệ: 1 phần nước mát : 2 phần nước sôi.
- Cho bột sắn dây vào cốc, khuấy đều và sử dụng
Tuy nhiên, bột sắn dây lại không thích hợp với một số người như bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc đái tháo đường hoặc methotrexate, tamoxifen,…
>>> Xem bài viết: 7 loại thức uống mát lành, bổ dưỡng cho nhiệt miệng nhanh khỏi
Điều thứ 3: Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng thuốc/ dung dịch kháng khuẩn
1. Nhiệt miệng PV
Viên uống nhiệt miệng PV chứa nhiều dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm như: hoàng cầm, hoàng bá, sinh địa, liên kiều,… Thuốc có tính mát giúp giảm cảm giác nóng trong, từ đó hạn chế nhiệt miệng. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng giảm đau răng, chảy máu chân răng và khử mùi hôi miệng
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: thành phần chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên đã được y học cổ truyền chứng minh có tác dụng hiệu quả trong điều trị loét miệng.
- Nhược điểm: không tác động trực tiếp lên vết loét miệng. Thời gian sử dụng kéo dài. Hiệu quả điều trị loét miệng chưa cao do thuốc không có khả năng làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ. Khi sử dụng nhiệt miệng PV cần thận trọng đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Một số người có dương hư, thể hàn, tỳ vị hư hàn.
>>> Xem bài viết: Nhiệt miệng PV hiệu quả như thế nào? Dùng sao cho đúng cách?
2. Thuốc bôi trị nhiệt miệng Oracortia (gói nhiệt miệng màu xanh)
Thành phần chính của thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia là Triamcinolone acetonide. Đây là một glucocorticoid có chứa flour thuộc nhóm có tác dụng chống viêm, giảm đau trung bình. Vì vậy, khi bôi thuốc sẽ giúp bạn giảm nhanh triệu chứng sưng đau do vết loét miệng.
Đánh giá ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: corticoid tác dụng nhanh, mạnh, thích hợp trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng và không có biện pháp thay thế.
- Nhược điểm: dùng corticoid kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như teo da, làm mỏng da, kích ứng, ban đỏ,…
Do có nhiều tác dụng phụ nên corticoid không phải là giải pháp an toàn trong điều trị nhiệt miệng. Một số trường hợp chống chỉ định dùng corticoid: nhiễm nấm, herpes, mụn trứng cá đỏ, loét hạch. Đặc biệt, chưa có dữ liệu chứng minh thuốc an toàn đối với phụ nữ có thai.
Lưu ý khi dùng:
- Người bệnh không được tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa có đơn của bác sĩ.
- Tránh dùng liều cao trong thời gian dài, không bôi thuốc trên diện rộng.
>>> Xem bài viết: [Review] 10 thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả nhanh – an toàn nhất
3. Xịt nhiệt miệng Nhật Bản Traful
Thành phần:
- Sodium azulene acid sulfonic hydrat: chống viêm, kháng khuẩn nhẹ, làm dịu mát da và niêm mạc.
- Tinh dầu bạc hà: có tính chất the mát giúp giảm đau nhẹ. Ngoài ra, tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn nhẹ, làm giảm các vết sưng viêm do nhiệt miệng.
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Xịt nhiệt miệng Nhật Bản Traful có hiệu quả giảm đau ngay tức thì, phù hợp với vết loét mức độ nhẹ. Thành phần lành tính, không gây kích ứng khoang miệng.
- Nhược điểm: Khả năng kháng khuẩn kém, không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm nhiễm khoang miệng. Do vậy, thuốc không hiệu quả trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
4. Gel nhiệt miệng Kamistad N
Gel nhiệt miệng Kamistad N có chứa hoạt chất gây tê lidocain có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, dịch chiết hoa cúc và benzalkonium clorid có hoạt tính kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Dạng gel giúp kéo dài tác dụng, dễ trải đều trên bề mặt vết loét. Thuốc có hiệu quả giảm đau nhanh chóng, làm dịu vết loét và giúp tổn thương mau lành hơn.
- Nhược điểm: Khả năng kháng khuẩn không mạnh nên thuốc có hiệu quả không cao trong trường hợp nhiễm trùng nặng, tổn thương rộng. Gel Kamistad N có thể gây ra tác dụng phụ như: cảm giác bỏng rát vùng tổn thương, gây kích ứng niêm mạc miệng.
5. Dizigone – Giải pháp xử lý nhiệt miệng thế hệ mới không dùng thuốc
Nguyên tắc cơ bản nhất để xử lý nhiệt miệng là làm sạch khoang miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Biện pháp xử lý đơn giản nhất là sử dụng dung dịch kháng khuẩn súc miệng thích hợp. Với cơ chế diệt khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể, Dizigone xử lý các vết loét do nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả.
Đánh giá ưu nhược điểm:
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Phổ tác dụng rộng: tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm gây bệnh tại khoang miệng.
- Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây tiếp xúc.
- Thành phần lành tính, không gây đau xót niêm mạc miệng.
- Không chứa corticoid, không gây đề kháng.
- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
Dung dịch có mùi clo nhẹ đặc trưng nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Mùi clo sẽ bay nhanh sau 5-10 giây.
Điều thứ 4: Lưu ý về chế độ ăn uống
1. Người bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác chán ăn do các vết loét gây đau nhức, khó chịu. Cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém khiến bệnh nhân mệt mỏi, thiếu năng lượng, dẫn tới đợt điều trị kéo dài. Vì vậy, bạn cần quan tâm tới chế độ ăn uống để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Người bị nhiệt miệng nên ăn một số thực phẩm sau:
- Chất đạm (protein): thịt vịt, ngan, các loại cá nước ngọt như cá chép, cá trắm,… có tính mát giúp hạ nhiệt cho miệng.
- Bổ sung vitamin nhóm A, B, C để tăng sức đề kháng và giúp vết loét mau lành. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm,… Những thực phẩm giàu vitamin bạn có thể sử dụng như: rau chân vịt, rau diếp cá, rau má, cà chua, cà rốt,…
- Sử dụng các loại đậu có tính mát như đậu xanh, đậu đen hay hạt sen để nấu nước uống hoặc nấu chè giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
- Ăn sữa chua, hoa quả tươi, uống bột sắn dây để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
- Bạn cũng cần uống đủ nước để điều hòa cơ thể, có thể sử dụng thêm trà xanh hàng ngày. Hợp chất tanin trong trà có tác dụng giảm đau do nhiệt miệng khá hiệu quả.
2. Những thực phẩm cần kiêng ăn khi bị nhiệt miệng
Thực phẩm cứng, đồ ăn cay nóng khiến bệnh nhiệt miệng lâu khỏi
Để vết loét mau khỏi, người bị nhiệt miệng cần tránh ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu acid: các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi,…
- Thức ăn cay nóng, đồ chiên chứa nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, gừng,…
- Hạn chế ăn các loại mắm: nước mắm, mắm tôm, mắm tép,…
- Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt: socola, bánh quy, kẹo, bánh kem,…
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga,…
- Tránh ăn những đồ ăn cứng, nhiều cạnh sắc nhọn vì nó có thể gây tổn thương vết loét.
>>> Xem bài viết: Nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để khỏi nhanh, không còn đau rát?
Điều thứ 5: Cách phòng ngừa nhiệt miệng quay trở lại
Khi khỏi bệnh nhiệt miệng nên làm gì để sau này không bị lại nữa cũng là điều cuối cùng bạn cần nắm được. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiệt miệng quay trở lại là hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh. Để ngừa nhiệt miệng tái phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn nên hạn chế ăn đồ cay, thức ăn chứa nhiều acid,…
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn. Lựa chọn các loại bàn chải mềm, tránh chà xát răng quá mạnh làm tổn thương khoang miệng. Bạn nên dùng các loại kem đánh răng, nước súc miệng không chứa sodium lauryl sulfate. Hoặc súc miệng 2 – 3 lần/ngày với dung dịch kháng khuẩn Dizigone để bảo vệ răng miệng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn để giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục như yoga, tập hít thở sâu, thiền để giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, thư thái.
- Không nên sử dụng các chất kích thích: như thuốc lá, cà phê thường xuyên.
- Với những bạn đang niềng răng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách bảo vệ khung niềng tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
Nhiệt miệng có thể xử lý tại nhà nếu bạn thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc. Khi bị bệnh, bạn không cần phải lo nghĩ nhiệt miệng nên làm gì nếu nắm được 5 điều trong bài viết trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và cách xử lý nhiệt miệng, hãy gọi tới Hotline: 19009482 để được giải đáp tận tình nhất.
Tham khảo: www.healthline.com