Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét khoang miệng rất phổ biến trong mùa hè. Những người từng bị nhiệt miệng đều trải qua cảm giác khó chịu, đau xót trong nhiều ngày liền. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong bữa ăn. Vậy tại sao bạn thường xuyên bị nhiệt miệng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây ra nhiệt miệng và cách chữa trị hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
I. Nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc miệng. Bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí như dưới lưỡi, trên lợi, má, bên trong môi. Khác với bệnh viêm loét do herpes, nhiệt miệng không xuất hiện trên bề mặt môi hay phía ngoài miệng.
Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi lần bị bệnh có thể kéo dài từ 7 -10 ngày. Nhiệt miệng có thể tự khỏi tuy nhiên nếu điều trị sớm có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và tránh ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt.
2. Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng
Dấu hiệu đặc trưng nhất của nhiệt miệng bao gồm:
- Vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục, đơn độc.
- Đau xót, ngứa râm ran trong miệng.
2.1. Hình ảnh vết loét trong khoang miệng
Vết loét nhiệt miệng hình tròn, có viền đỏ, màu trắng đục
Vết loét thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, viền màu đỏ. Kích thước vết loét dưới 1cm, thường có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng. Dựa vào đặc điểm vết loét, bạn có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của nhiệt miệng:
- Mức độ nhẹ: vết loét nhỏ, viền đỏ, có thể tự biến mất sau 1 – 2 ngày và không để lại sẹo.
- Mức độ nặng: vết loét lớn, có khi tới 1cm, ăn sâu vào trong niêm mạc. Khi nhiệt miệng trở nặng thường gây ra cảm giác rất đau đớn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bệnh nhân sốt cao, thậm chí nổi hạch góc hàm.
2.2. Đau xót, ngứa râm ran trong miệng
Lúc mới bị nhiệt miệng, bạn sẽ có cảm giác miệng ngứa râm ran, rất khó chịu. Khi trên niêm mạc xuất hiện các vết loét sẽ thường gây đau xót mỗi khi thức ăn cọ xát.
Thậm chí, với nhiều người ngay cả việc uống nước cũng có thể gây đau xót.
II. 4 tác hại khi bị nhiệt miệng
1. Ảnh hưởng tới việc ăn uống
Nhiệt miệng khiến người bệnh chán ăn, bỏ bữa
Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau xót mỗi khi ăn uống. Do khi nhai, các thực phẩm cứng cọ xát gây tổn thương vết loét. Điều này khiến họ e ngại việc ăn uống dẫn tới chán ăn, ăn mất ngon, thậm chí bỏ bữa.
Nếu việc ăn uống bị gián đoạn có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Lâu ngày bệnh nhân sẽ bị suy nhược, mệt mỏi, gầy sút cân. Đặc biệt, bệnh nhiệt miệng thường tái đi tái lại nhiều lần nên tác hại liên quan tới ăn uống không thể xem nhẹ.
2. Ảnh hưởng tới tâm lý, chế độ sinh hoạt
Khi bị nhiệt miệng, người bệnh thường chú ý quá nhiều vào nó dẫn tới mất tập trung trong học tập, làm việc.
Cảm giác khó chịu do bệnh gây ra còn khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, mệt mỏi. Điều này dễ khiến bệnh nhân stress và gây đảo lộn chế độ sinh hoạt hàng ngày.
3. Nhiễm trùng nặng dẫn tới áp xe miệng
Nếu nhiệt miệng không được điều trị đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng và áp xe trong khoang miệng.
Khi đó, các vết loét sẽ sưng viêm và gây cảm giác đau đớn liên tục. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng kèm theo như sốt cao, lưỡi bẩn, hôi miệng, nổi hạch góc hàm,…
4. Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm khác
Khi nhiệt miệng lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như:
- Bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS.
- Bệnh Celiac – chứng rối loạn đường ruột do nhạy cảm với gluten.
>>> Xem bài viết: Cách xử lý nhiệt miệng tại nhà nhanh khỏi bạn cần biết
III. Nguyên nhân gây nhiệt miệng và nguyên tắc xử trí
1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Đánh răng quá mạnh làm tổn thương niêm mạc miệng gây nhiệt miệng, chảy máu chân răng
Hiện nay, các nhà khoa học cũng chưa xác định chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng. Tuy nhiên, họ đã tìm ra mối liên quan giữa nhiệt miệng và một số yếu tố nguy cơ như chế độ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng hàng ngày,… Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới nhiệt miệng như:
- Đánh răng quá mạnh, nhiều hơn 2 lần/ngày: có thể dẫn tới tổn thương niêm mạc miệng. Vì lớp niêm mạc miệng rất mỏng, không chịu được sự cọ xát thường xuyên nên dễ bị tổn thương.
- Tai nạn khi cắn vào má trong miệng. Điều này có thể xảy ra khi chơi thể thao hoặc nhai thức ăn quá nhanh.
- Ăn thức ăn nhạy cảm: đồ cay nóng, đồ ăn cứng, thực phẩm chua. Ví dụ như các loại hạt ngũ cốc, socola, nước chanh không đường, ớt, hạt tiêu,…
- Kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa chất làm sạch mạnh, dễ gây kích ứng như natri lauryl sulfat.
- Thiếu hụt vitamin và các nguyên tố vi lượng: vitamin B12, acid folic, sắt.
- Rối loạn hormon trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc áp lực căng thẳng trong học tập, công việc.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Liên quan đến một số bệnh lý tiêu hóa như loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori hoặc bệnh đại tràng.
- Mắc một số bệnh làm suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, bệnh Celiac,…
2. Nguyên tắc xử trí
Để bệnh nhiệt miệng không làm bạn khó chịu thì bạn cần loại bỏ hết các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh. Cụ thể nguyên tắc xử trí nhiệt miệng bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa bằng cách đánh răng hoặc súc miệng. Nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
- Giảm đau: là biện pháp giúp người bệnh dễ chịu hơn. Bạn có thể sử dụng các dung dịch làm dịu vết loét, tránh ăn thực phẩm cứng hay chạm vào vùng tổn thương.
- Bổ sung dinh dưỡng: ăn nhiều chất xơ, protein, trái cây giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, bạn nên uống thêm sắt, kẽm, acid folic. Mặt khác, bạn nên hạn chế đồ ngọt, cay, ngừng hút thuốc lá khi đang bị nhiệt miệng.
>>> Xem bài viết: 5 điều cần làm ngay để xử lý nhiệt miệng tại nhà hiệu quả
IV. 7 cách loại bỏ nhiệt miệng hiệu quả nhất
Bệnh nhiệt miệng có thể tự hết sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, trong thời gian bị nhiệt miệng, người bệnh thường cảm thấy đau xót ảnh hưởng tới việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bạn cần loại bỏ nhiệt miệng càng sớm càng tốt để cuộc sống trở lại bình thường. Sau đây là 7 cách loại bỏ nhiệt miệng hiệu quả và an toàn nhất.
1. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối là dung dịch súc miệng thông thường giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, nước muối cũng rất lành tính, không gây xót khi sử dụng.
Tuy nhiên, dung dịch nước muối không loại bỏ hết vi khuẩn có hại. Vì vậy bạn cần sử dụng thêm một dung dịch có tính kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn.
Cách dùng: Pha khoảng 1 thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm. Súc miệng trong khoảng 30 giây sau đó nhổ đi.
Lưu ý: Không pha nước muối quá đặc vì có thể gây khô rát miệng và tổn thương răng lợi.
2. Dùng mật ong
Mật ong được biết đến với công dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương. Vì vậy, dùng mật ong cũng là một phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nhiệt miệng.
Cách dùng: Bôi mật ong lên vết loét 2 – 3 lần trên ngày. Bạn nên bôi mật ong trước khi đi ngủ và không ăn uống gì để mật ong lưu giữ tốt hơn.
Lưu ý: Trong thời gian bị nhiệt miệng, bạn không nên uống mật ong. Do mật ong có tính nóng nên nếu uống vào cơ thể có thể làm bệnh nặng thêm.
3. Dùng baking soda
Bột baking soda bản chất là muối natri bicarbonat có tính kiềm, giúp trung hòa acid. Khi súc miệng bằng baking soda có thể làm sạch khoang miệng, làm dịu vết loét và giảm cảm giác đau xót do nhiệt miệng. Đồng thời, bột baking soda còn giúp khử mùi hôi và làm trắng răng.
Mặc dù có nhiều ưu điểm song baking soda không thể tiêu diệt hết vi khuẩn có hại trong miệng. Khi sử dụng nó quá nhiều còn có thể gây ê buốt răng.
Cách dùng: Pha 1 thìa cà phê baking soda với 1 cốc nước (khoảng 250ml) để súc miệng hàng ngày. Sử dụng 3 – 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao hơn.
Lưu ý: Không bôi trực tiếp baking soda lên miệng vết loét vì có thể gây kích ứng mạnh, làm vết thương chậm lành hơn.
4. Dùng bột sắn dây
Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt, tính mát thường được dùng để trị cảm nóng sốt kéo dài, giải rượu, huyết áp cao,… Ngoài ra, nhiều người cũng thường uống bột sắn dây để giải khát trong mùa hè.
Nhờ tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể sử dụng bột sắn dây để xử lý nhiệt miệng, ngăn chặn sự hình thành các vết loét.
Cách dùng: Pha 2 – 3 thìa bột sắn dây với 1 cốc nước ẩm (1 phần nước mát: 2 phần nước sôi). Sử dụng 1 – 2 cốc mỗi ngày.
Lưu ý: Vì sắn dây có tính mát nên không dùng cho những người âm hư hỏa vượng, sốt nhưng sợ lạnh. Ngoài ra, người đang dùng thuốc tiểu đường hoặc methotrexate cũng không nên uống bột sắn.
>>> Xem bài viết: 7 loại thức uống mát lành, bổ dưỡng cho nhiệt miệng nhanh khỏi
5. Dùng thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia
Thuốc bôi Oracortia có xuất xứ tại Thái Lan. Thành phần chính là triamcinolone acetonide – một loại corticoid có tác dụng chống viêm, giảm đau. Đây là một loại thuốc có thể dùng để xử lý nhanh nhiệt miệng, đặc biệt trong trường hợp bệnh tiến triển nặng.
Tuy vậy, dùng thuốc bôi corticoid cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc, ức chế miễn dịch tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Do đó, bạn cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ
Cách dùng: Bôi trực tiếp lên miệng vết loét. Bạn nên dùng trước khi ngủ để thuốc lưu giữ lâu hơn. Ngày sử dụng 2 – 3 lần, sau bữa ăn.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng, không nên ngừng thuốc đột ngột. Bạn cũng không nên bôi lên những vùng da lành khác. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng thuốc này.
>>> Xem bài viết: [Review] 10 thuốc bôi nhiệt miệng cho hiệu quả nhanh và an toàn nhất
6. Sử dụng nhiệt miệng PV
Nhiệt miệng PV có thể xử lý trường hợp viêm loét khoang miệng và chảy máu chân răng. Sản phẩm kế thừa bài thuốc y học cổ truyền gồm nhiều dược liệu quý như: hoàng bá, cam thảo, sinh địa, hoàng cầm, liên kiều,…
Tuy thuốc không tác dụng trực tiếp vào vết loét nhưng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, điều hòa nhiệt trong cơ thể. Từ đó, giảm cảm giác nóng trong, tránh hình thành các vết loét trong khoang miệng.
Cách dùng:
- Người lớn: mỗi lần 3 viên x 3 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: mỗi lần 2 viên x 3 lần/ngày
Lưu ý: Sử dụng thuốc sau bữa ăn. Vì thuốc có tính mát nên không dùng cho những người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai.
>>> Xem bài viết: Nhiệt miệng PV hiệu quả như thế nào? Dùng sao cho đúng cách?
7. Súc miệng bằng dung dịch Dizigone
Hiện nay, dung dịch kháng khuẩn Dizigone được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng để xử lý nhiệt miệng. Dung dịch súc miệng Dizigone áp dụng công nghệ EMWE với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Tác dụng nhanh, hiệu quả mạnh: tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng trong vòng 30 giây.
- Cơ chế kháng khuẩn tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Thành phần lành tính, an toàn với cả khu vực nhạy cảm như khoang miệng bị trợt loét.
- Không gây đau xót, kích ứng niêm mạc miệng.
- Hiệu quả đã được kiểm chứng, được cấp phép lưu hành.
Cách dùng: súc miệng trực tiếp với dung dịch Dizigone, không cần pha loãng. Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây.
Lưu ý: Không cần súc miệng lại với nước. Nếu ban đầu chưa quen mùi chloride của dung dịch, có thể pha loãng với một chút nước ấm để súc miệng.
Nhiệt miệng không phải là một bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới ăn uống và tâm lý khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Bạn có thể áp dụng một số cách loại bỏ nhiệt miệng hiệu quả trong bài viết để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu có điều gì thắc mắc vui lòng gọi đến Hotline: 19009482 để được tư vấn nhanh nhất.
Tham khảo: www.healthline.com