Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng trong bài viết dưới đây để có cách chăm sóc trẻ phù hợp.
Hình ảnh minh họa trẻ bị chân tay miệng
Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Coxsakie và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh dễ lây, lây rất nhanh qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Bệnh chân tay miệng dễ dàng lây từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh qua các con đường:
- Trực tiếp: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh bắn ra trong lúc ho, hắt hơi. Trẻ lành tiếp xúc với dịch tiết ban dạng bọng nước, chất tiết đường tiêu hóa
- Gián tiếp: Có thể lây gián tiếp do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh, khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus, từ người nuôi trẻ vệ sinh không đúng, từ môi trường, đồ chơi bị nhiễm bẩn, từ thức ăn nước uống nhiễm virus…
Bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi dưới 3 tuổi, hay phát tán và gia tăng ở nhóm trẻ trong các trường mầm non, ở nơi đông dân cư. Vì vậy khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học. Tránh tiếp xúc với trẻ khác vì bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác khi tiếp xúc.
Xem các biện pháp phòng ngừa chân tay miệng
Triệu chứng bệnh chân tay miệng
- Trước đây bệnh chân tay miệng chủ yếu là do virus Coxsakie rất lành tính. Nhưng những năm gần đây, các biến chứng dẫn đến viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não từ bệnh tay chân miệng là do một tác nhân mới khác rất nguy hiểm, đó là virus Enterovirus 71. Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
- Vì bệnh có dấu hiệu xuất hiện ở tay, chân, miệng dưới dạng hồng ban, bóng nước nên được gọi là chân-tay-miệng. Lúc mới khởi bệnh trẻ có các triệu chứng sau: sốt, có thể kèm ói, tiêu chảy.
- Vào giai đoạn toàn phát, bệnh nhi sẽ xuất hiện các dấu hiệu: loét miệng (bóng nước ở miệng, ở lưỡi, bóng nước này vỡ thành những vết loét trong miệng khiến trẻ ăn uống kém, tăng tiết nước bọt)
- Bóng nước từ 2-10 mm hình bầu dục xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn. chân, mông gối (bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban). Bóng nước có thể lồi trên da hay ẩn dưới da, ấn thường không đau. Những nốt hồng ban rất nhỏ (1-2 mm) ở lòng bàn tay, bàn chân. Những hồn ban nhỏ này rất dễ bỏ sót nếu không chú ý kỹ.
- Sau thời kỳ toàn phát nếu không có biến chứng với những dấu.hiệu: co giật, tay chân run, nôn ói, sốt lại sau khi đã hạ sốt, li bì… trẻ sẽ bước vào thời kỳ lui bệnh. Thời kỳ này được tính là sau 7 ngày, tính từ lúc khởi bệnh.
Xem thêm các biến chứng bệnh chân tay miệng
Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng
- Virus là nguyên nhân gây bệnh nên hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhi mắc bệnh chỉ được hỗ trợ triệu chứng là chính. Bệnh tay chân miệng có thể chữa ngoại trú được nếu ở mức độ nhẹ.
- Khi bị virus tay chân miệng, thông thường tổn thương trong miệng là chủ yếu. Vì vậy bố mẹ nên cho trẻ súc miệng, uống nhiều nước, dùng các dung.dịch sát khuẩn an toàn bôi vào miệng trước khi cho trẻ ăn để trẻ giảm cảm giác khó chịu.
- Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ.tiêu, không quá nóng và cũng không quá lạnh. Nếu trẻ sốt thì dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trong quá trình chữa bệnh cho trẻ, quan trọng nhất là vệ sinh thân thể, nơi ở sạch sẽ.
- Bố mẹ nên dùng dung dịch sát khuẩn phù hợp để tắm và vệ sinh vết phát ban, bóng nước trên người trẻ. Sản phẩm sát khuẩn cho trẻ mắc tay chân miệng cần thỏa mãn các tiêu chí:
- Sát khuẩn nhanh và mạnh, để giảm ngứa nhanh cho trẻ, tránh gãi xước da gây bội nhiễm vi khuẩn.
- An toàn với làn da mỏng manh, dễ kích ứng của trẻ.
- Không màu để tránh gây nhuộm màu da gây bẩn quần áo, tiện theo dõi tiến triển vết loét và phát ban.
Dung dịch sát khuẩn đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên là Dizigone. Để đảm bảo hiệu quả sát khuẩn, bố mẹ nên dùng Dizigone cho con bằng cách:
-
- Pha loãng Dizigone với nước ấm để tắm hàng ngày cho trẻ.
- Sau khi tắm, dùng Dizigone trực tiếp lau lên da trẻ
- Cho trẻ súc miệng bằng Dizigone để giảm đau khi loét miệng, hoặc tẩm Dizigone vào băng gạc để lau vết loét hàng ngày cho trẻ.
Hình ảnh Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
-
- Ngoài ra bố mẹ tiệt trùng bề mặt đồ dùng, đồ chơi, quần áo, nhà ở bằng.dung dịch khử khuẩn Dizigone giúp giảm nguy cơ tái nhiễm bệnh cho trẻ. Tránh trường hợp bệnh tình trẻ nặng thêm dẫn đến biến chứng nguy hiểm.