Người bệnh nằm lâu dễ khiến các vùng da bị tì đè gây ra loét. Việc chăm sóc vết loét sẽ đơn giản nếu phát hiện sớm và có hướng chữa phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách cho người bệnh nằm lâu bị loét. Người nhà bệnh nhân có thể tham khảo thông tin để chăm sóc phù hợp nhất.
Vì sao người bệnh nằm lâu dễ bị loét?
Bệnh nhân nằm lâu như các trường hợp người cao tuổi nằm liệt, tai nạn, sau phẫu thuật… Những người bệnh này khả năng vận động kém hoặc không thể tự vận động. Họ thường phải nằm ở một tư thế trong thời gian dài. Lúc này vùng da bị tì đè chịu áp lực của cả cơ thể khiến máu không thể lưu thông nuôi dưỡng những vùng da này. Nếu trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo hoặc để tình trạng tì đè kéo dài, khu vực này sẽ hoại tử dẫn đến loét.
Người bệnh nằm lâu dễ bị loét do tì đè. Ảnh minh họa
Xem thêm các dấu hiệu loét tỳ đè
Các mức độ loét ở người bệnh nằm lâu
Loét ở người bệnh nằm lâu được chia thành 4 giai đoạn.
- Giai đoạn 1 vết loét còn khó phát hiện. Có thể kiểm tra kĩ những vùng thường xuyên bị tì đè xem vùng da tì đè đỏ, đàn hồi kém hay không. Các dấu hiệu như màu da chuyển dần thành xanh hoặc đỏ tía cũng cần lưu ý để can thiệp kịp thời. Người bệnh bị loét tì đè giai đoạn 1 có thể hồi phục nếu phát hiện và xử lý sớm.
- Giai đoạn 2 vùng da bị áp lực dày lên sau đó loét trợt nông hoặc loét thành hố. Quan sát đáy vết thương có màu đỏ hoặc hồng. Lúc này chưa có tế bào chết màu vàng đục. Giai đoạn này cũng có thể xuất hiện các bọng nước trên da. Nếu các tổn thương lớn hơn 1cm sẽ khó hồi phục
- Giai đoạn 3 cùng da chết bị lột da, tổn thương sâu. Vết loét ăn sâu, đáy vết loét có thể lan ra xung quanh. Vùng tổn thương có thể xuất hiện tế bào hoại tử màu vàng đục.
- Giai đoạn 4 da vùng bị áp lực bị phá hủy hoàn toàn. Vết loét ăn sâu, có thể tổn thương tới phần gân, cơ. Đáy vết thương có màu vàng đục, nâu xám, khô đen do tế bào bị hoại tử. Có thể xuất hiện đường hầm, lỗ dò.
Người bệnh nằm lâu bị loét xử lý thế nào đúng cách?
Khi chăm sóc cho bệnh nhân nằm lâu bị loét, cần xem xét các dấu hiệu để xác định mức độ loét. Ở giai đoạn 1 và 2, tình trạng loét còn nhẹ có thể tự chăm sóc. Tuy nhiên giai đoạn 3 và 4 cần được bác sỹ thăm khám và chữa theo chỉ định.
Xử lý vết loét ở giai đoạn 1 và 2:
- Nguyên tắc đầu tiên là vệ sinh sát khuẩn. Vết loét lành nhanh hay chậm là do tình trạng nhiễm khuẩn có được kiểm soát tốt hay không. Nếu không xử lý tốt dẫn tới bội nhiễm, vi khuẩn tiêu diệt tế bào, hoại tử gây ra vết loét. Xử lý không tốt, không tiêu diệt được hết vi khuẩn gây hại sẽ khiến vết loét lâu lành. Thậm chí tình trạng còn chuyển biến nặng hơn.
- Do đó, giai đoạn này vệ sinh sạch sẽ là yếu tố quyết định. Người chăm sóc có thể dùng gạc vô trùng thấm dung dịch kháng khuẩn và lau nhẹ nhàng vết loét. Quá trình vệ sinh này phải loại bỏ hết dịch mô, mủ, tế bào hoại tử… để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn và không làm cản trở quá trình làm lành vết loét.
- Việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn cũng cần được đặc biệt lưu tâm. Hiện một số dung dịch sát khuẩn thông thường có nhiều nhược điểm. Có loại sẽ gây đau xót, khá bất lợi cho bệnh nhân. Có loại tiêu diệt vi khuẩn tốt nhưng đồng thời gây tổn thương cả tế bào lành khiến vết thương lâu khỏi. Có loại lại có màu, khá mất vệ sinh…
- Hiện nay các bác sỹ chuyên khoa, điều dưỡng viên, chăm sóc viên thường ưu tiên sử dụng Dung dịch kháng khuẩn Dizigone do sản phẩm có rất nhiều ưu điểm trong vệ sinh cơ thể cho các bệnh nhân nằm liệt tại bệnh viên.
- Dung dịch sát khuẩn Dizigone có khả năng kháng khuẩn nhanh và mạnh. Theo kết quả nghiên cứu, Dizigone có phổ kháng khuẩn rộng, có thể diệt sạch 100% vi khuẩn, nấm trong vòng 30s. Dizigone hỗ trợ hiệu quả trong các trường hợp đã có loét, giúp vết loét nhanh lành. Dizigone kết hợp nhiều cơ chế: Tiêu diệt mầm bệnh, kháng khuẩn, vệ sinh, khử mùi vết loét, đồng thời kết hợp cơ chế có lợi cho sự phát triển của tế bào hạt, nguyên bào sợi, an toàn cho tế bào lành – thúc đẩy vết loét khép miệng, lên da non và lành nhanh.
- Để kéo dài hiệu quả kháng khuẩn của Dizigone và giúp vết loét nhanh lành hơn nữa, bạn có thể kết hợp sử dụng Gel kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc.
Dizigone còn có khá nhiều ưu điểm khác trong chăm sóc, dự phòng loét như: không chứa kháng sinh, hạn chế nguy cơ kháng kháng sinh và đáp ứng kém với các thuốc chữa. Bên cạnh đó, Dizigone còn rất dịu nhẹ, không gây xót, không màu giúp quá trình vệ sinh nhẹ nhàng, nhanh chóng và rất sạch sẽ. Dizigone cũng khử mùi rất tốt nên đặc biệt phù hợp với bệnh nhân nằm lâu.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone có nhiều kích thước và dạng dùng, thuận tiện sử dụng
Ở giai đoạn 3 và 4:
- Giai đoạn này, vết loét đã tổn thương sâu và hoại tử. Các bác sỹ sẽ thăm khám và có hướng chữa phù hợp. Thường với những trường hợp này cần sự can thiệp ngoại khoa. Bệnh nhân có thể được chỉ định cắt bỏ những chỗ có da lột và mô hoại tử sau đó tiến hành ghép da nếu vết loét rộng.
Phòng ngừa nguy cơ loét cho người bệnh nằm lâu
- Người bệnh nằm lâu bị loét khi chăm sóc sẽ khá phiền phức. Quan trọng hơn là gây đau đớn cho chính người bệnh. Vì vậy, phòng ngừa nguy cơ loét cho người bệnh nằm lâu luôn được đặt lên hàng đầu.
- Có thể phòng ngừa bằng cách hỗ trợ người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên. Không để người bệnh nằm lâu ở một tư thế gây sức ép cho một khu vực nhất định dẫn đến tì đè.
- Nên xoa bóp thường xuyên cho người bệnh để tăng cường lưu thông máu. Đặc biệt là chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng cho người bệnh nằm lâu. Khi dinh dưỡng tốt, người bệnh phục hồi tốt sẽ giảm nguy cơ tì đè dẫn tới loét.
Nên giúp người bệnh xoa bóp để tăng cường lưu thông máu. Ảnh minh họa
- Đặc biệt là cần vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh, loại bỏ nguy cơ vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Người nhà có thể pha loãng Dizigone 2 lần với nước ấm và lau rửa cơ thể hằng ngày cho bệnh nhân. Với phổ kháng khuẩn rộng và khả năng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh nhanh chóng chỉ sau 30 giây, Dizigone giúp vệ sinh cơ thể, khử mùi rất tốt, do đó ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da gây loét.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách chăm sóc cho bệnh nhân nằm lâu bị loét, gọi ngay đến hotline 19009482 nhé. Dược sĩ Dizigone sẽ tư vấn miễn phí và giải đáp tận tình nhất cho bạn.