Thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Trong đó, nấm móng, nấm kẽ là căn bệnh phổ biến vào mùa hè và có khả năng lây lan rất nhanh. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng khó chữa dứt điểm, dai dẳng. Nếu không phát hiện sớm và chữa đúng cách, căn bệnh tưởng như đơn giản này sẽ trở thành bệnh mãn tính gây nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày.
Biểu hiện của nấm móng, nấm kẽ tay – chân
- Nấm móng, nấm kẽ thường gặp ở những người sống trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém. Bệnh bắt đầu với biểu hiện là những đốm trắng hoặc vàng xuất hiện dưới các đầu móng tay, móng chân. Lớp tế bào sừng trên bề mặt móng trở nên dày hơn, hơi sần. Móng trở nên giòn, dễ dãy, xuất hiện các kẽ nứt li ti.
- Da tại vùng kẽ ngón tay và kẽ ngón chân khô, ngứa ngáy. Có thể xuất hiện mụn nước, nếu vỡ ra sẽ gây loét. Vùng kẽ móng có hiện tượng nhiễm trùng da với triệu chứng mẩn đỏ, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bệnh trở nặng, móng sẽ chuyển sang màu xanh xám hoặc đen. Các lớp sừng bong dần, có mùi hôi tanh.
- Bệnh nấm móng, nấm kẽ khi mới xuất hiện chỉ ở một hoặc hai móng. Nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng lan sang các ngón khác. Nó làm hủy hoại móng và khiến móng trở nên xấu xí. Nếu viêm có thể gây mưng mủ, đau và làm ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh nấm móng, nấm kẽ
- Bệnh nấm kẽ móng tay móng chân do một số chủng nấm và vi khuẩn gây ra. Do vậy, bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển. Chân là nơi thường dễ bị nấm móng nhất.
- Bên cạnh đấy còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm móng, nấm kẽ như: Do đi găng tay, tất, giày không thay thường xuyên khiến mồ hôi tiết ra ở chân và tay không thoát ra được. Hoặc để chân ướt đi giày, đi ngủ tạo môi trường ẩm khiến vi nấm xuất hiện.
- Những người nông dân làm ruộng hoặc công nhân làm việc ở môi trường ẩm ướt có nguy cơ cao mắc bệnh Việc thường xuyên hoạt động ở bể bơi, phòng tập thể thao cũng là yếu tố nguy cơ gây lây nhiễm nấm móng cao.
- Gia đình có người mắc bệnh cũng là nguy cơ khiến lây lan bệnh sang cho những người khác do dùng chung đồ cá nhân với người bệnh. Ngoài ra, những người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch cũng có khả năng cao nhiễm nấm móng.
- Bên cạnh đó, nguồn nước ô nhiễm có chứa mầm bệnh. Việc tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng là những yếu tố khiến người bệnh dễ dàng bị nhiễm bệnh nấm móng nấm kẽ.
Cách chữa nấm móng, nấm kẽ thông thường
- Nấm móng, nấm kẽ là căn bệnh khá khó chữa. Bệnh có thể dễ dàng tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách. Việc chữa nấm móng đòi hỏi phải kiên trì trong khoảng thời gian dài.
- Trước khi chữa bệnh phải xét nghiệm để phát hiện loại nấm nhiễm phải là loại gì. Sau đó lựa chọn thuốc uống và thuốc bôi chữa hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
- Ngoài việc chữa bằng thuốc, nấm móng tay chân cũng có thể được chữa bằng lazer. Hay trường hợp nhiễm trùng quá nặng cần phải can thiệp phẫu thuật cắt bỏ phần móng bị nhiễm trùng hoặc cắt bỏ gốc móng. Trong và sau khi chữa, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ việc giữ gìn vệ sinh móng.
- Luôn giữ cho móng được khô ráo, thường xuyên lau rửa móng và khu vực xung quanh. Sát khuẩn bằng dung dịch sát trùng sát khuẩn mạnh và an toàn như Dung dịch Dizigone. nhằm ngăn chặn nấm lan sang cách móng khác và diệt nấm tại móng chân bị nhiễm trùng.
Dung dịch dizigone 300ml
Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi nếu bạn cần thêm các thông tin về điều trị bệnh nấm móng, nấm kẽ hoặc sử dụng sản phẩm. Hotline 24/7: 1900 9482 và 0988.410.182