Ước tính khoảng 30% bệnh nhân ung thư phải đối mặt với vấn đề nấm miệng. Trên những người bệnh bị ung thư vùng đầu và cổ, tỷ lệ này còn lên tới 70%. Nấm miệng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được xử lý đúng cách. Qua bài viết này, cùng tìm hiểu cách xử lý nấm miệng ở bệnh nhân ung thư hiệu quả nhát.
I. Tại sao bệnh nhân ung thư thường bị nấm miệng?
Nấm miệng là bệnh ít xảy ra trên người lớn khỏe mạnh. Ở điều kiện bình thường, nấm Candida vẫn ký sinh trong khoang miệng, chung sống hòa bình với hàng triệu vi sinh vật khác. Chúng không gây bệnh vì bị kìm hãm lẫn nhau và chịu tác động của hệ miễn dịch.
Khi bị ung thư, người bệnh thường phải điều trị bằng những phương pháp như hóa trị, xạ trị.
Hóa trị là quá trình tiêu diệt hoặc kìm hãm các tế bào ung thư bằng thuốc. Các thuốc dùng trong hóa trị có nhược điểm chung là gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Hậu quả là bạch cầu – chiến binh dũng mãnh nhất của hệ miễn dịch bị giảm đáng kể về số lượng. Cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh thông thường như nấm.
Khi hóa trị kết hợp với xạ trị cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ, nguy cơ nấm miệng càng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là bởi xạ trị gây hoại tử da và tổn thương các tế bào niêm mạc miệng. Nó tạo điều kiện cho nấm xâm nhập làm ổ và gây bệnh.
II. Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở bệnh nhân ung thư
Biểu hiện nấm miệng ở bệnh nhân ung thư
Khi mới xuất hiện, nấm miệng có thể chưa biểu hiện triệu chứng cụ thể. Sau khi đã phát triển đến mức độ nặng hơn, người bệnh mới nhận ra nấm nhờ các dấu hiệu:
- Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi.
- Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà sát nhẹ, đặc biệt khi ăn những thức ăn quá cứng.
- Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng.
- Cảm giác như ngậm bông trong miệng.
- Khô da, nứt nẻ khóe miệng.
- Mất vị giác, ăn không ngon, vị giác bị thay đổi, không còn cảm nhận được mùi vị đích thực.
Do hệ miễn dịch đã suy yếu, nấm miệng ở người bệnh ung thư rất dễ lan xuống thực quản. Nó gây đau họng, khó nuốt hoặc cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng. Nếu không xử lý kịp thời, nấm miệng còn có thể lên tới cả các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan, tim. Những biến chứng trên các cơ quan này vô cùng nghiêm trọng và khó chữa lành.
>>> Xem bài viết: Dấu hiệu cảnh báo nấm miệng bạn cần biết
III. Biện pháp xử lý nấm miệng cho bệnh nhân ung thư
1. Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn
Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn là giải pháp đơn giản nhất để xử lý nấm miệng. Các dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh cho khả năng diệt nấm khá nhanh. Đồng thời, đây cũng là cách làm đơn giản, dễ áp dụng tại nhà.
Ưu điểm của các dung dịch kháng khuẩn diệt nấm là hiệu quả cao; không thua kém nhiều so với dùng thuốc kháng nấm. Trong trường hợp nấm khu trú tại vùng miệng – họng, dung dịch súc miệng là giải pháp vừa đủ để đánh bay mảng nấm trắng. Không chỉ vậy, dung dịch súc miệng còn an toàn hơn so với thuốc kháng nấm, ít gây tác dụng phụ.
Do bệnh nhân ung thư thường có viêm loét miệng nên cần chọn sản phẩm súc miệng không cồn, pH trung tính để tránh gây xót. Dung dịch này cũng cần đảm bảo không tổn hại trên vết loét hở, tránh làm vết loét lâu khỏi hơn.
2. Dùng thuốc kháng nấm
Hình ảnh minh hoa thuốc kháng nấm dùng cho bệnh nhân ung thư
Do hệ miễn dịch suy yếu nên nấm miệng ở người bệnh ung thư thường nặng hơn những đối tượng khác. Nếu dung dịch súc miệng không giúp tình trạng nấm cải thiện sau 2-3 tuần, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám và tư vấn dùng thuốc kháng nấm phù hợp.
Thuốc kháng nấm để điều trị nấm miệng cho bệnh nhân ung thư được chia làm 2 nhóm chính:
- Thuốc kháng nấm bôi tiêm ngậm tại chỗ: Ví dụ như nystatin, miconazole (daktarin)…
- Thuốc kháng nấm đường uống hoặc tiêm: Ví dụ như fluconazole, itraconazole
Tùy theo mức độ phát triển của nấm mà người bệnh sẽ được dùng thuốc theo phác đồ khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các thuốc kháng nấm luôn tiềm ần nhiều nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng đường uống hoặc tiêm. trước khi sử dụng, người bệnh cần làm xét nghiệm chức năng gan để lựa chọn thuốc và chế độ liều hợp lý. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải hậu quả khó lường đối với sức khỏe.
Trong và sau thời gian sử dụng thuốc kháng nấm, người bệnh nên kết hợp súc miệng hàng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn để tăng hiệu quả điều trị và ngừa nấm quay trở lại.
>>> Xem bài viết: 5 thuốc điều trị nấm lưỡi hiệu quả nhất
3. Các biện pháp hỗ trợ
- Bổ sung lợi khuẩn để thiết lập cân bằng hệ vi sinh. Khi hệ vi sinh trong cơ thể được cân bằng, những lợi khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Nhờ đó, nấm không còn khả năng “bành trướng” và gây bệnh trên diện rộng. Để bổ sung lợi khuẩn, người bệnh nên ăn những thực phẩm lên men tự nhiên như: Sữa chua, dưa muối, phô mai…
Sữa chua là nguồn bổ sung probiotics dồi dào
- Tăng cường dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là nền tảng để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhờ đó, người bệnh có sức chống chọi mạnh mẽ hơn với những tác nhân gây bệnh. Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Bỏ hoàn toàn những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ngủ muộn…. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… giúp tăng cường sức đề kháng.
>>> Xem bài viết: Nấm miệng kiêng ăn gì để khỏi nhanh?
IV. Dizigone – Giải pháp xử lý nấm miệng ở bệnh nhân ung thư tại nhà hiệu quả nhanh
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 500ml
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn, kháng nấm hiệu lực mạnh được tin dùng bởi nhiều chuyên gia y tế. Với nấm miệng ở người bệnh ung thư, Dizigone tự tin đánh bay mảng nấm trắng, giúp giảm cảm giác nóng rát trong khoang miệng người bệnh chỉ sau 1-2 tuần.
Chứng nhận hiệu quả – an toàn của Dizigone
Hiệu quả tuyệt vời của Dizigone đến từ những ưu điểm:
- Dizigone tiêu diệt được nấm Candida và cả các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng với hiệu suất 100% CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Khả năng này đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ. Nhờ đó, Dizigone giúp phòng ngừa và loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng do nấm miệng gây ra.
- Tác dụng diệt nấm nhanh chóng, mạnh mẽ. Người bệnh ngay lập tức cảm thấy dễ chịu hơn chỉ sau vài ngày sử dụng Dizigone vệ sinh khoang miệng.
- Không xót, không kích ứng niêm mạc miệng. Dizigone có pH trung tính và cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng.
- Không làm tổn thương các mô, niêm mạc trên vết loét hở, không ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét tự nhiên của người bệnh.
- Được kiểm chứng chất lượng và cấp phép lưu hành; có mặt tại nhiều nhà thuốc, phòng khám trên toàn quốc. Xem chi tiết điểm bán tại: DANH MỤC ĐIỂM BÁN
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng
Cách dùng Dizigone cho người nấm miệng: Súc miệng 4-5 lần/ngày, giữ dung dịch trong khoang miệng tối thiểu 30s rồi nhả ra. Không cần súc lại bằng nước. Người bệnh nên sử dụng Dizigone súc miệng sau các bữa ăn, buổi sáng khi thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ.
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua dung dịch súc miệng diệt nấm Dizigone qua Shopee:
Bệnh nhân ung thư thường phải sống chung với nấm miệng trong thời gian dài. Để loại bỏ các triệu chứng của nấm miệng và cải thiện chất lượng cuộc sống, người bệnh nên áp dụng các phương pháp đã nêu ra trong bài viết trên. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh nấm miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.