Nấm miệng do sự phát triển mạnh của loài nấm men Candida trong khoang miệng. Răng giả là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy loài nấm này gây bệnh. Vì vậy, người đeo răng giả cần vệ sinh khoang miệng rất cẩn thận để ngăn ngừa nguy cơ nấm phát triển. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng giải mã nguyên nhân nấm miệng do răng giả và cách xử lý nấm hiệu quả nhất.
I. Nguyên nhân răng giả gây ra nấm miệng
Người đeo răng giả thường gặp nhiều khó khăn trong vệ sinh khoang miệng hơn bình thường nên dễ dẫn tới nhiễm nấm miệng.
Một số nguyên nhân gây nấm miệng ở người đeo răng giả:
- Sử dụng một hàm răng giả chưa phù hợp. Răng giả không vừa khít gây những tổn thương, trầy xước nhỏ tại niêm mạc miệng. Điều này tạo lỗ hổng cho nấm tấn công, gây ra viêm nhiễm.
- Không tháo răng giả trước khi đi ngủ. Mô nướu sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục. Một số trường hợp bị kích ứng và nướu răng sưng đỏ nếu đeo răng giả liên tục cả ngày và đêm. Viêm sưng nướu cũng tạo lỗ hổng cho nấm xâm nhập và phát triển. Vì vậy, bạn nên tháo răng giả vào ban đêm, kể cả răng giả toàn phần hay giả bán phần.
- Không làm sạch răng giả thường xuyên. Nấm và vi khuẩn có thể tích tụ trên răng giả và gây nhiễm trùng. Người dùng răng giả nên tháo răng giả vào buổi tối, rửa sạch và ngâm trong dung dịch sát khuẩn. Sau mỗi bữa ăn, cũng nên vệ sinh răng giả hoặc súc miệng cẩn thận.
- Không kiểm tra định kỳ răng giả: Kiểm tra răng định kỳ giúp đảm bảo răng giả vẫn đảm bảo chất lượng tốt cũng như điều chỉnh lại nếu cần. Hơn nữa, nha sĩ sẽ phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng phát sinh của bạn để ngăn chặn sớm. Nếu bạn không tới nha khoa kiểm tra răng định kì sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng nấm miệng.
II. Cách phòng ngừa nấm miệng do răng giả
Để ngăn ngừa nấm miệng xuất hiện, người đeo răng giả cần lưu ý vệ sinh khoang miệng cẩn thận hàng ngày. Đây là bước chăm sóc quan trọng để loại bỏ các yếu tố nguy cơ cho nấm candida phát triển và gây bệnh.
1. Những điều cần lưu ý khi đeo răng giả để bảo vệ khoang miệng khỏi nấm candida
- Tháo và rửa sạch răng giả sau khi ăn. Bạn nên xối nước sạch để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn từa bám trên răng giả. Khi rửa; lưu ý đặt răng giả lên một chiếc khăn giấy hoặc đổ đầy nước vào bổn để tránh làm vỡ răng giả nếu không may làm rơi.
- Xử lý răng giả cẩn thận. Khi làm sạch răng giả, lưu ý nhẹ tay để không làm cong/ hỏng nhựa hoặc móc cài trên bộ răng.
- Làm sạch miệng sau khi tháo răng giả. Sử dụng bàn chải có lông mềm hoặc khăn gạc để làm sạch lưỡi, má và vòm miệng sau khi tháo răng giả. Khi vệ sinh miệng, cần kiểm tra và loại bỏ bất kỳ chất kết dính răng giả nào còn sót lại trên nướu.
Vệ sinh hàm răng giả cẩn thận để phòng ngừa nấm miệng do răng giả
- Chải răng giả hàng ngày. Tháo và vệ sinh răng giả một cách nhẹ nhàng hàng ngày. Ngâm và chải răng bằng bàn chải có lông mềm và chất tẩy rửa răng giả không ăn mòn để loại bỏ thức ăn, mảng bám và các cặn bẩn khác. Nếu bạn sử dụng keo dán răng giả, hãy làm sạch các rãnh khớp với nướu răng để loại bỏ chất kết dính còn sót lại. Không sử dụng chất tẩy rửa răng giả bên trong miệng mà cần tháo ăng và rửa bên ngoài.
- Ngâm răng giả qua đêm. Hầu hết các loại răng giả cần giữ ẩm để giữ hình dạng. Đặt răng giả vào nước hoặc dung dịch ngâm răng giả qua đêm. Kiểm tra với nha sĩ về việc bảo quản răng giả qua đêm đúng cách. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về dung dịch làm sạch và ngâm.
- Rửa sạch răng giả trước khi đưa lại vào miệng, đặc biệt nếu sử dụng dung dịch ngâm răng giả. Những dung dịch này có thể chứa các hóa chất độc hại gây nôn mửa, đau đớn hoặc bỏng nếu nuốt phải.
- Lên lịch khám răng định kỳ. Người đẹo răng giả cần tái khám nha khoa định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng giả theo quy trình chuẩn của nha sĩ. Một số điều chỉnh sẽ được thực hiện để đảm bảo răng giả vừa vặn với khuôn hàm, tránh bị trượt gây khó chịu. Đồng thời, nha sĩ cũng kiểm tra bên trong miệng để phát hiện sớm những tổn thương niêm mạc khác.
- Tái khám ngay nếu răng giả bị lỏng lẻo. Gặp nha sĩ ngay lập tức nếu răng giả của bạn bị lung lay. Hàm răng giả lỏng lẻo có thể gây kích ứng, lở loét và nhiễm trùng.
2. Những điều nên tránh khi đeo răng giả
- Dụng cụ làm sạch có tính mài mòn. Tránh bàn chải lông cứng, kem đánh răng hay nước súc miệng có tính tẩy mạnh. Khả năng mài mòn quá mức có thể làm hỏng răng giả.
- Kem đánh răng làm trắng. Thuốc đánh răng được quảng cáo với công dụng làm trắng nhanh và mạnh thường chứa peroxide. Chất này có thể làm biến đổi màu răng giả.
- Sản phẩm có chất tẩy trắng. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy trắng nào vì chúng có thể làm răng giả yếu đi và đổi màu. Không ngâm răng giả có gắn kim loại trong dung dịch chứa clo vì clo có thể làm xỉn màu và ăn mòn kim loại.
- Nước nóng. Tránh nước nóng hoặc nước sôi vì nhiệt độ quá cao có thể làm cong răng giả.
III. Cách xử lý nấm miệng ở người đeo răng giả
Muốn điều trị nấm miệng tận gốc, cần tiêu diệt hoàn toàn nấm candida – nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Đồng thời, kết hợp vệ sinh khoang miệng cẩn thận là giải pháp hiệu quả để loại bỏ các yếu tố nguy cơ cho nấm phát triển.
1. Loại bỏ các mảng nấm trong khoang miệng
Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn có tác dụng diệt nấm là lựa chọn đầu tay khi bị nấm miệng
Các mảng nấm sẽ được loại bỏ dưới tác động của dung dịch sát khuẩn có tác dụng trên nấm Candida. Người bệnh thực hiện súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh. Nên dùng liên tục 4-5 lần/ngày đến khi mảng nấm được đánh bay hoàn toàn. Với nấm miệng, đây là giải pháp được lựa chọn đầu tiên do tính tiện dụng, an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Một số dung dịch súc miệng cho hiệu quả tốt trên nấm Candida: Dizigone; Triclosan, Chlorhexidine…
Nếu súc miệng 2-3 tuần chưa thấy cải thiện nhiều, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để sử dụng các thuốc kháng nấm đường bôi, ngậm, uống hoặc tiêm. Các thuốc này cần dùng theo đúng chỉ định vì tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Thông thường, nó chỉ được áp dụng với các trường hợp nấm miệng nặng, lan tỏa tới nhiều cơ quan khác; trên nền cơ thể người bệnh có suy giảm miễn dịch hay có nhiều bệnh lý nền.
>>> Xem bài viết: 7 cách chữa nấm miệng tại nhà đơn giản nhất
2. Loại bỏ, ngăn ngừa nấm phát triển trên răng giả
Răng giả cần được vệ sinh sau mỗi cuối ngày và sau mỗi bữa ăn. Sau khi ăn, bạn nên tháo răng giả và dùng bàn chải mềm vệ sinh mặt ngoài của vòm răng. Nên sử dụng dung dịch sát khuẩn thay vì kem đánh răng để hạn chế việc răng giả bị mòn.
Trước khi đi ngủ, tháo răng giả ra vệ sinh tương tự như khi kết thúc bữa ăn. Sau đó, ngâm bộ răng trong dung dịch sát khuẩn để đảm bảo sạch sẽ sau một ngày dài.
Loại bỏ, ngăn ngừa nấm phát triển trên răng giả
IV. Dizigone – giải pháp xử lý nấm miệng do răng giả đơn giản, hiệu quả
Không phải dung dịch kháng khuẩn nào cũng được lựa chọn sử dụng cho nấm miệng. Nó phải vừa đảm bảo hiệu quả tiêu diệt nấm candida; vừa an toàn và dịu nhẹ với niêm mạc miệng nhạy cảm.
Để xử lý hiệu quả nấm miệng, nhất là cho người đeo răng giả, các dung dịch sát khuẩn phải đạt được các tiêu chí:
- Hiệu lực diệt nấm mạnh, tiêu diệt hoàn toàn nấm Candida gây bệnh
- Hiệu quả nhanh. Không cần tiếp xúc với niêm mạc miệng và răng giả quá lâu vẫn đảm bảo hiệu quả diệt nấm.
- Không gây đau xót, không kích ứng cho niêm mạc miệng – họng, không bào mòn răng giả.
- Không tác dụng phụ, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng
- Màu trong suốt, dễ quan sát tiến triển các mảng nấm miệng và tránh làm ố răng giả.
- Đã được kiểm định về chất lượng, hiệu quả và cấp phép lưu hành.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone vượt qua đầy đủ các tiêu chí trên, đã và đang được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Sản phẩm ứng dụng công nghệ EMWE tiên tiến và hiện đại đến từ Châu Âu. Công nghệ EMWE diệt nấm, diệt khuẩn thông qua các chất và ion có tính oxi hóa mạnh như HClO. Cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể nên an toàn tuyệt đối. Dizigone không chứa kháng sinh, không gây đề kháng. Khả năng diệt sạch 100% nấm Canfiada CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY – đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ. Đây chính là giải pháp xử lý nấm miệng do răng giả đơn giản mà hiệu quả, an toàn.
Dung dịch súc miệng diệt nấm tác dụng nhanh Dizigone
Cách xử lý nấm miệng do răng giả với Dizigone
- Vệ sinh khoang miệng: Súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone không pha loãng. Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây. Nhổ ra và không cần súc lại bằng nước
- Vệ sinh răng giả: Sau mỗi bữa ăn dùng bàn chải lông mềm nhúng/xịt dung dịch Dizigone để chải mặt ngoài vòm răng tối thiểu trong 30 giây. Trước khi đi, ngủ vệ sinh bộ răng giả tương tự. Sau đó, ngâm bộ răng trong trong dung dịch Dizigone pha loãng 2 lần hoặc không cần pha loãng. Giữ tối thiểu 30 giây sau đó dùng khăn sạch thấm khô và cất nơi khô ráo, sạch sẽ.
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý nấm miệng
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua dung dịch kháng khuẩn Dizigone qua Shopee:
>>> Xem bài viết: Mẹo trị nấm miệng bằng phương pháp dân gian.
Bài viết cung cấp cho bạn đọc có đủ kiến thức để đẩy lùi và phòng ngừa nấm miệng khi đeo răng giả. Mọi thắc mắc về sản phẩm Dizigone xin vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482