Mụn rộp sinh dục là một căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây trở ngại lớn trong cuộc sống. Đa số mọi người e ngại khi nhắc tới bệnh này dẫn tới việc có thể không biết mình có mắc bệnh hay không. Vậy mụn rộp sinh dục là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách xử lý an toàn mụn rộp sinh dục trong bài viết dưới đây.
I. Hình ảnh đặc trưng nhận biết mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục (hay còn gọi với tên herpes sinh dục) là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cả nam và nữ đều có thể bị mụn rộp sinh dục ở vùng kín nếu có quan hệ tình dục không an toàn.
1. Hình ảnh mụn rộp sinh dục ở vùng kín
1.1. Mụn rộp ở nam giới
Mụn rộp sinh dục ở nam giới có thể xuất hiện tại các vị trí như: dương vật, quy đầu, vùng bìu, hậu môn, niệu đạo,…
Ban đầu, các triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Sau khi bệnh bùng phát, bệnh nhân có các dấu hiệu sau:
- Cảm giác đau nhức bộ phận sinh dục kèm theo triệu chứng ngứa râm ran, tiểu buốt, tiểu khó, tiết dịch niệu đạo.
- Mụn rộp sinh dục ở nam là những mụn nước màu đỏ, tập trung thành từng chùm. Các nốt mụn nhanh chóng chuyển thành mụn mủ màu trắng sau đó vỡ ra để lại các vết trợt loét ở vùng quy đầu hoặc thân dương vật.
- Các tổn thương có thể đóng vảy và lành sau 2 – 4 tuần. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh sạch sẽ, vết loét rất dễ nhiễm trùng.
- Bệnh nhân cũng có triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ. Triệu chứng này có thể trở nặng trong 3 – 4 ngày từ khi mụn nước xuất hiện, sau đó giảm dần và biến mất sau khoảng vài ngày.
1.2. Mụn rộp sinh dục ở nữ
Nữ giới có tỷ lệ nhiễm mụn rộp sinh dục cao hơn do môi trường âm đạo thuận lợi cho virus phát triển và lan rộng. Mụn rộp sinh dục nữ biểu hiện chủ yếu ở môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và hậu môn.
Giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy sốt nhẹ, nhức đầu,… nên dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 – 7 ngày từ khi tiếp xúc với virus, người bệnh có những triệu chứng sau:
- Mụn nước mọc thành chùm, màu trắng hoặc vàng, dễ vỡ và chảy dịch mủ, đôi khi kèm theo máu. Sau 3 – 4 ngày, các vết loét đóng vảy và lành lại nên bệnh nhân thường không đi thăm khám.
- Khi bị mụn rộp sinh dịch vùng kín, phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát khi đi tiểu hoặc tiểu khó, tiểu buốt.
- Khí hư tiết ra nhiều, làm vùng kín luôn ẩm ướt. Trong một số trường hợp khí hư có mùi hôi khó chịu do bội nhiễm vi khuẩn.
- Cảm giác đau đớn vùng xương chậu, đau khi quan hệ tình dục.
2. Mụn rộp sinh dục ở môi, miệng
Ngoài các triệu chứng ở vùng kín, cả nam và nữ đều có thể gặp mụn rộp ở môi, miệng với các dấu hiệu sau:
- Mụn rộp gây ra cảm giác nóng rát, đau đớn trong khoang miệng làm ảnh hưởng tới việc ăn uống. Chúng mọc rải rác hoặc thành chùm, có dịch mủ trắng, dễ vỡ, chảy máu gây loét miệng.
- Các vết loét có thể lan xuống cổ họng gây đau họng, viêm amidan hoặc nổi hạch ở cổ.
- Trẻ em nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng chảy nước dãi.
3. Mụn rộp sinh dục ở hậu môn – trực tràng
Trường hợp nhiễm mụn rộp tại vị trí này là do người bệnh có quan hệ tình dục qua hậu môn. Phổ biến nhất ở nam giới có quan hệ đồng tính.
Người bệnh sẽ có cảm giác đau hậu môn, mót rặn. Bên cạnh đó, trực tràng và ống hậu môn có thể bị viêm loét, chảy dịch do nhiễm khuẩn.
II. Nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục
Bệnh mụn rộp sinh dục do virus herpes simplex 2 (HSV – 2). Ngoài ra, mụn rộp cũng xuất hiện ở xung quanh miệng do sự lây lan của virus HSV – 1. Tuy nhiên, đôi khi virus HSV – 1 cũng gây bệnh ở cơ quan sinh dục do thói quen quan hệ tình dục bằng miệng. Chủng virus HSV – 2 được đánh giá nguy hiểm hơn bởi khả năng lây nhiễm mạnh hơn.
Khi virus xâm nhập vào da, nó đi dọc các đường dây thần kinh. Virus có thể hoạt động và gây bệnh sau 4 – 7 ngày sau khi tiếp xúc. Nhưng cũng có trường hợp virus tồn tại ở các hạch thần kinh một thời gian mới phát bệnh.
Bệnh nhân có thể không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác. Những người bị mụn rộp sinh dục vẫn có thể tái phát khi hệ miễn dịch suy yếu làm virus tái hoạt động trở lại.
III. Khả năng lây lan và cách phòng ngừa
1. Khả năng lây lan
Mụn rộp sinh dục có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Cụ thể gồm:
- Lây truyền qua đường tình dục: Người bình thường có thể nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn. Ví dụ như không dùng bao cao su, quan hệ bằng đường miệng, hậu môn,…
- Lây truyền qua đường máu: Tiếp xúc với máu hoặc nhận máu từ người nhiễm bệnh.
- Lây truyền qua tiếp xúc vết loét hoặc nước bọt của người bệnh. Do trên da, niêm mạc và dịch tiết của người nhiễm vẫn tồn tại virus HSV dù không có triệu chứng.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Khi mang thai người mẹ nhiễm bệnh có khả năng lây sang con làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Trong quá trình sinh nở tự nhiên, cơ thể trẻ không tránh khỏi việc tiếp xúc với da của mẹ. Vì thế trẻ mới sinh cũng có thể mắc mụn rộp.
- Ngoài ra, việc dùng chung đồ cá nhân với nhiễm bệnh cũng có khả năng lây lan virus. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp vì virus chết rất nhanh bên ngoài cơ thể bệnh nhân.
2. Cách phòng ngừa mụn rộp sinh dục
Để phòng ngừa mụn rộp sinh dục và các đợt bùng phát, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su đúng cách, dùng tấm lưới bảo vệ khi quan hệ bằng miệng. Tuyệt đối không quan hệ tình dục với người có triệu chứng mụn rộp.
- Thẳng thắn chia sẻ với bạn tình về tình trạng sức khỏe.
- Không quan hệ với nhiều người, không quan hệ quá sớm.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không sờ gãi vùng da mụn rộp và chạm tay lên vùng da lành khác.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Đặc biệt là không nên dùng chung kim tiêm, các vật dụng dính máu hoặc dịch nhầy của người nghi mắc bệnh.
- Đi xét nghiệm HSV trước khi kết hôn, chuẩn bị mang thai. Nếu bệnh nhân có thai, cần thông báo với bác sĩ để tìm cách điều trị thích hợp.
IV. Biến chứng thường gặp của mụn rộp sinh dục và cách ngăn ngừa
Nếu không điều trị đúng cách, mụn rộp sinh dục có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Vô sinh, hiếm muộn: bệnh có thể gây ra viêm âm đạo, cổ tử cung ở nữ giới. Nam giới có thể gặp biến chứng viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn,… Các bệnh lý này làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như HIV, sùi mào gà, giang mai, lậu. Do các vết loét là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập vào da.
- Biến chứng ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh: khi người mẹ mắc bệnh có nguy cơ bị sảy thai, sinh non. Thai nhi cũng có thể bị nhiễm virus từ mẹ dẫn tới kém phát triển não bộ, viêm đường hô hấp, thậm chí tử vong.
- Viêm niệu đạo: dẫn tới bí tiểu, làm ảnh hưởng sự đào thải nước tiểu.
- Viêm màng não: là một trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể dẫn tới tổn thương não, tủy sống,…
- Viêm trực tràng: hay gặp ở những người đàn ông có quan hệ đồng giới.
Để ngăn chặn những biến chứng này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đồng thời, quan hệ tình dục an toàn và chú ý vệ sinh các tổn thương hàng ngày để tránh nhiễm trùng. Trong thời gian điều trị, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để can thiệp kịp thời.
V. Nguyên tắc điều trị mụn rộp sinh dục
Theo hướng dẫn của bộ Y tế, nguyên tắc chung để điều trị mụn rộp sinh dục cần thực hiện như sau:
- Chăm sóc tổn thương da chống bội nhiễm.
- Sử dụng thuốc kháng virus đường uống để giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế bài xuất HSV.
1. Chăm sóc tổn thương da
Triệu chứng điểm hình của mụn rộp sinh dục là các mụn nước. Chúng rất dễ vỡ, chảy dịch, tạo cơ hội cho các vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng và lây lan virus HSV sang những vùng da lành khác. Chính vì thể, sử dụng dung dịch sát trùng hoặc thuốc bôi kháng virus là cách làm hiệu quả xử lý tổn thương.
1.1. Sử dụng dung dịch sát trùng
Các dung dịch sát trùng được nhiều bệnh nhân sử dụng để vệ sinh vết thương như: xanh methylen (dung dịch milian), povidone – iod, …
Tuy nhiên, các sản phẩm này cho hiệu quả không cao. Do các dung dịch này có khả năng kháng khuẩn kém nên không thể hạn chế hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, dung dịch thường có màu, che lấp các tổn thương dẫn tới khó quan sát tiến triển của bệnh.
Để khắc phục nhược điểm này, nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Nhờ áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE, Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm khác như:
- Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt nhiều vi sinh vật gây nhiễm trùng.
- Hiệu quả nhanh chỉ trong vòng 30 giây, được kiểm chứng tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ.
- Cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, an toàn với cả phụ nữ và trẻ em.
- Thành phần dịu nhẹ, không gây đau xót, kích ứng da và niêm mạc.
- Không cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
- Không màu, tính thẩm mỹ cao.
Cách sử dụng dung dịch Dizigone:
- Thấm dung dịch Dizigone vào bông/gạc để lau vùng da mụn rộp. Hoặc bạn có thể sử dụng dung dịch để rửa vùng kín, không cần pha loãng và rửa lại bằng nước.
- Khi mụn rộp khô se, người bệnh có thể kết hợp kem Dizigone nano bạc để giúp vết thương mau lành hơn.
1.2. Sử dụng thuốc bôi kháng virus
Thuốc bôi kháng virus được sử dụng nhiều nhất hiện nay là kem bôi acyclovir. Tác dụng của thuốc là làm giảm triệu chứng của mụn rộp và hạn chế lây lan. Người bệnh có thể bôi thuốc ngay khi thấy mụn nước xuất hiện.
Cách dùng:
- Bôi thuốc 3 giờ/lần. Một ngày bôi khoảng 6 lần.
- Thời gian điều trị: 7 ngày.
Thuốc bôi càng sớm càng có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả với các tổn thương nhẹ và vừa trên người bình thường.
2. Sử dụng thuốc kháng virus đường uống
Thuốc kháng virus đường uống được sử dụng để điều trị mụn rộp sinh dục lần đầu và cả những lần tái phát sau đó.
Công dụng của thuốc kháng virus gồm:
- Giảm số lần tái phát và mức độ trầm trọng của các đợt bùng phát mụn rộp.
- Giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác (nếu sử dụng thuốc hàng ngày).
Các loại thuốc được sử dụng như acyclovir, valacyclovir, famciclovir. Thuốc có hiệu quả cao hơn khi điều trị mụn rộp lần đầu.
Với các đợt tái phát, bệnh nhân cần điều trị khi có triệu chứng hoặc trong 2 ngày khi triệu chứng xuất hiện.
Với các thuốc kháng virus, bạn cần lưu ý sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để xử lý sớm nhất.
VI. Một số câu hỏi thường gặp về mụn rộp sinh dục
1. Đối tượng hay bị mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào có sinh hoạt tình dục. Trong đó đối tượng hay bị bệnh nhất gồm có:
- Người có hành vi quan hệ tình dục không an toàn như: không dùng bao cao su, quan hệ bằng miệng (oral sex), quan hệ qua đường hậu môn, có nhiều bạn tình,…
- Người có sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược dễ bị lây nhiễm bệnh.
- Người không vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ, có vết thương vùng sinh dục nhưng vẫn quan hệ tình dục.
- Những người từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: giang mai, lậu, HIV,…
- Thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mà có mẹ mắc bệnh mụn rộp sinh dục.
- Người nhận máu từ người nhiễm bệnh.
2. Mụn rộp sinh dục có tự khỏi không?
Mụn rộp sinh dục không thể tự khỏi được. Do cơ thể chúng ta không thể sản sinh ra kháng thể tiêu diệt hoàn toàn virus herpes simplex (HSV).
Sau khi bị nhiễm bệnh, virus sẽ sống trong cơ thể người bệnh. Chúng gây ra triệu chứng như nổi mụn nước, nóng rát, ngứa vùng sinh dục. Các triệu chứng này sau một thời gian sẽ giảm, có thể biến mất nhờ thuốc.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không tuân thủ đúng liệu trình điều trị, mụn rộp rất dễ tái phát và lây lan cho người khác. Ngoài ra, nếu tình trạng mụn rộp nặng thì người bệnh cũng có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt,…
Do đó, dù các triệu chứng mụn rộp sinh dục đã hết thì bệnh nhân vẫn cần thực hiện những biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để hạn chế lây nhiễm.
3. Mụn rộp sinh dục có điều trị dứt điểm được không?
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm mụn rộp sinh học. Vì vậy, nếu bệnh nhân nhiễm bệnh sẽ phải sống chung với nó suốt đời.
Một số bệnh nhân sau khi điều trị hết mụn rộp thường lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi hẳn. Nhưng thực chất virus herpes lúc này không hoạt động mà đang khu trú tại các hạch thần kinh. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, virus sẽ hoạt động trở lại và gây ra những đợt tái phát.
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để ức chế hoạt động của virus herpes, kìm hãm sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, thuốc không thể điều trị dứt điểm mụn rộp sinh dục được mà chỉ giảm nhẹ triệu chứng hoặc khỏi tạm thời.
4. Có cần kiêng ăn gì, kiêng làm gì khi điều trị không?
Để kết quả điều trị tốt và hạn chế tái phát mụn rộp sinh dục, người bệnh cần kiêng một số điều sau đây:
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, kể cả quan hệ bằng miệng, hôn môi hoặc tiếp xúc thân mật với bạn tình.
- Không sử dụng chung đồ dùng với người khác.
- Người bệnh cũng cần kiêng ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chứa arginine, đồ uống có cồn và các chất kích thích,.. Những thực phẩm này có thể làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm, khiến vết thương lâu lành hơn.
- Bệnh nhân không được tự ý điều trị tại nhà để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh mụn rộp sinh dục (herpes sinh dục). Khi điều trị mụn rộp sinh dục, bệnh nhân cần vệ sinh tổn thương sạch sẽ bằng dung dịch kháng khuẩn đề hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Để nhận tư vấn về bệnh mụn rộp sinh dục, bạn hãy gọi tới số HOTLINE 19009482. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế