Mụn nội tiết là một trong những bệnh lý ngoài da rất phổ biến liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mặc dù mụn nội tiết tố không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Cùng chúng tôi tìm hiểu các kiến thức cơ bản về mụn nội tiết để có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả tình trạng này.
I. Mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết là loại mụn liên quan đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Sự thay đổi đột ngột các hormone có thể xuất hiện tình trạng nổi mụn trên da. Khi hormone tiết ra nhiều dẫn tới da bị nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên mụn nội tiết tố.
Vào giai đoạn dậy thì, mụn nội tiết thường tập trung ở vùng chữ T trên khuôn mặt (vùng trán, sống mũi, hai bên cánh mũi). Tuy nhiên, khi trưởng thành, mụn có xu hướng tập trung ở vùng dưới cằm và xung quanh xương quai hàm. Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện mụn nội tiết ở má, lưng, ngực.
Những dấu hiệu khác giúp bạn có thể nhận biết mụn nội tiết sớm nhất:
- Mụn mọc nhiều dù bạn đã qua tuổi dậy thì, dễ tái phát sau thời gian điều trị.
- Mụn nội tiết có nhiều dạng khác nhau như mụn bọc, mụn mủ, u nang. Các nang mụn bị sưng đỏ và gây đau đớn khó chịu mỗi khi chạm vào.
- Mụn nội tiết thường xuất hiện theo chu kỳ mỗi tháng 1 lần vào trước chu kỳ kinh nguyệt. Dù đã bước vào tuổi mãn kinh nhưng mụn vẫn mọc hàng tháng và thường ở đúng 1 vị trí.
II. Nguyên nhân gây mụn nội tiết
1. Nguyên nhân chính
Nguyên nhân chính gây ra mụn nội tiết là do sự gia tăng quá mức lượng hormone androgen. Hormone này rất cần thiết cho quá trình phát triển và sinh sản ở cả nam và nữ. Ngoài ra, hormone androgen cũng điều hòa hoạt động tiết bã nhờn trên da.
Nếu không sớm điều chỉnh nội tiết tố, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động liên tục, tiết nhiều dầu hơn. Khi đó, dầu thừa sẽ tích tụ lại gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, các nang lông bị đóng lại tạo môi trường kỵ khí giúp vi khuẩn gây mụn phát triển, điển hình là vi khuẩn Propionibacterium acnes. Cuối cùng, tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn sẽ tạo lên mụn nội tiết với biểu hiện viêm sưng, nóng, đỏ, đau.
Ảnh 1: mụn nội tiết do sự gia tăng quá mức lượng hormone androgen
2. Những yếu tố nguy cơ gây mụn nội tiết
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới rối loạn nội tiết tố và hình thành mụn nội tiết như:
- Tuổi dậy thì: Là khoảng thời gian nhạy cảm khi nồng độ androgen tăng cao trong máu ở cả nam và nữ.
- Thời kỳ kinh nguyệt và mãn kinh ở phụ nữ: Có sự thay đổi nồng độ hormone estrogen, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
- Stress, căng thẳng, mệt mỏi: Có thể gây nổi mụn nội tiết tương tự như trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể phải chịu áp lực cao, lượng hormon androgen sẽ tiết ra nhiều hơn.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán có thể làm gia tăng mụn nội tiết. Đặc biệt là nam giới sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc lá có nguy cơ bị mụn nội tiết nhiều hơn. Bên cạnh đó, thói quen ăn khuya, không kiểm soát lượng thức ăn cũng dễ làm phát sinh mụn.
- Lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.
- Mắc một số bệnh lý liên quan tới nội tiết tố như: Hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tinh hoàn, suy tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh lý vùng hạ đồi – tuyến yên,…
- Thói quen chăm sóc da không tốt: Vệ sinh da không sạch sẽ, sử dụng sai mỹ phẩm, thường xuyên chạm tay lên mặt,… làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây mụn.
III. Đối tượng dễ bị mụn nội tiết
Thông thường, rối loạn nội tiết tố thường bắt đầu xảy ra ở tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị mụn nội tiết nếu có nhiều yếu tố nguy cơ ở trên.
Theo các số liệu thống kê, nữ giới là đối tượng dễ bị mụn nội tiết hơn nam giới. Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thể gặp ở nhiều thời kỳ:
- Thời kỳ kinh nguyệt.
- Thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Trong độ tuổi từ 20 – 29, nữ giới có nguy cơ bị mụn cao hơn do đây là độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Nếu lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian này thì khả năng bị mọc mụn nội tiết tố sẽ tăng cao hơn. Khi bước sang tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh (từ 40 – 49 tuổi), nguy cơ xuất hiện mụn cũng sẽ giảm đi nhiều.
VI. Điều trị mụn nội tiết
Khác với các loại mụn thông thường như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, trứng cá, mụn nội tiết rất khó điều trị. Những sản phẩm làm sạch da thông thường không thể xử lý dứt điểm loại mụn này. Vì vậy, bạn cần sử dụng các loại thuốc uống hoặc bôi ngoài da tùy từng tình trạng cụ thể.
- Trường hợp nhẹ: Có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da không kê đơn để xử lý.
- Trường hợp nặng: Phải sử dụng thuốc uống do bác sĩ kê đơn, kết hợp với thuốc bôi ngoài da để đạt hiệu quả tốt nhất. Do các nang mụn nằm sâu dưới da nên chỉ sử dụng các loại thuốc bôi rất khó tác động tới mụn.
Sau đây là một số thuốc sử dụng để điều trị mụn nội tiết:
1. Thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da có hiệu quả trong trường hợp mụn nội tiết nhẹ. Tác dụng chính của thuốc là loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Đồng thời, thuốc giúp giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Các sản phẩm bôi ngoài da thường chứa các hoạt chất trị mụn sau:
- Benzoyl peroxide (BPO): Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó, BPO hiệu quả với mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ.
- AHA: Là một acid tan trong nước. Acid này hoạt động chủ yếu trên bề mặt làm bong lớp da chết, thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế tích tụ bụi bẩn trên da.
- BHA: Có tác dụng tương tự AHA nhưng hoạt chất này có thể thấm sâu vào da do có đặc tính tan trong dầu. Ngoài ra, BHA còn có tác dụng kháng viêm.
- Retinoids: Có nguồn gốc từ vitamin A, có tác dụng trị mụn, giảm thâm và chống lão hóa cho da. Retinoids được sử dụng nhiều nhất là retinol, adapalene, tretinoin.
- Acid azelaic: Có tác dụng giảm mụn viêm do nhiễm khuẩn, hạn chế thâm và sẹo do mụn. Acid azelaic thường được kết hợp với các các hoạt chất khác để tăng hiệu quả điều trị.
Ảnh 2: Các sản phẩm bôi ngoài da có chứa các hoạt chất điều trị mụn
Các hoạt chất trị mụn thường gây kích ứng da, khô da, bong tróc khi sử dụng ở nồng độ cao. Vì vậy, khi bắt đầu sử dụng bạn nên dùng với nồng độ thấp theo khuyến cáo của bác sĩ da liễu.
Ngoài ra, các chất trên cũng làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn phải thoa kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da tốt hơn.
2. Thuốc uống
2.1. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai đường uống có hiệu quả trong trường hợp bị mụn nội tiết nặng. Loại thuốc này có thành phần chính là ethinylestradiol và một số thành phần khác như: drospirenone, norgestimate, norethindrone.
Các chất này giúp ức chế cơ thể sản sinh ra nhiều androgen. Vì vậy thuốc tránh thai giúp cân bằng nồng độ hormone nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó, thuốc làm giảm hình thành mụn nội tiết ở cằm và vùng da khác, đặc biệt là vào giai đoạn rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Loại thuốc này có các tác dụng phụ như đau vú, tăng cân, phù chân, đau nửa đầu, hình thành cục máu đông, nôn, buồn nôn, ảnh hưởng thị giác,…
Vì vậy, một số đối tượng không được sử dụng thuốc tránh thai để điều trị mụn nội tiết, cụ thể:
- Người có bệnh lý tim mạch: huyết khối, tăng huyết áp.
- Bệnh nhân ung thư vú, mắc bệnh gan, tiểu đường,…
- Người thừa cân, béo phì.
- Những người có ý định mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ có biểu hiện cường androgen như rậm lông, rối loạn kinh nguyệt….
- Nam giới không được dùng thuốc tránh thai điều trị mụn nội tiết.
Để sử dụng hiệu quả và an toàn, bạn nên đi khám sàng lọc các bệnh lý liên quan và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
2.2. Thuốc kháng androgen
Thuốc kháng androgen có tác dụng giảm nồng độ hormone androgen trong cơ thể. Từ đó, thuốc giúp kiểm soát mụn nội tiết ở cả nam và nữ.
Thuốc kháng androgen thường được sử dụng để điều trị mụn nội tiết là spironolactone (biệt dược Aldactone). Thuốc này thường được kết hợp với thuốc tránh thai và các loại kem bôi ngoài da để đạt hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Kinh nguyệt không đều.
- Đau vú.
- Hạ huyết áp (do thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp).
- Đau đầu, chóng mặt, khát nước, khô miệng,…
- Tăng nồng độ Kali máu.
Một số đối tượng có bệnh lý về thận hoặc ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung không nên sử dụng nhóm thuốc này. Ngoài ra, nếu bạn đang có thai thì thuốc kháng androgen cũng không phải lựa chọn phù hợp. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Ảnh 2: Thuốc kháng androgen Spironolactone
2.3. Các thuốc khác
Ngoài các nhóm thuốc nêu trên, bạn cũng có thể dùng isotretinoin để ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, thúc đẩy quá trình làm bong lớp sừng. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ như gây khô da, bong tróc, kích ứng mạnh.
Lưu ý trước khi lựa chọn isotretinoin điều trị mụn nội tiết:
- Không được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi (gây quái thai, dị tật bẩm sinh)
- Không kết hợp thuốc với tetracyclin.
- Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.
Trong trường hợp mụn nội tiết có sự xuất hiện của vi khuẩn P. acnes, bạn có thể dùng kháng sinh nhóm cyclin (tetracylclin) để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh trị mụn nội tiết cần có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, khiến mụn trở nên rất khó điều trị.
Điểm chung của 2 loại thuốc này là làm tăng tính nhạy cảm của da đối với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc, bạn cần áp dụng các biện pháp chống nắng cho da: thoa kem chống nắng, che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài trời.
Trường hợp mụn nội tiết nặng, bác sĩ có thể sử dụng corticoid đường uống để điều hòa nội tiết tố.
V. Cách chăm sóc da khi bị mụn nội tiết
Điều trị mụn nội tiết là cuộc chiến lâu dài và cần phải kiên trì. Để xử lý mụn nội tiết tố, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc với quy trình chăm sóc da đúng cách. Quy trình chăm sóc da mụn nội tiết gồm 3 bước:
- Làm sạch da: Kết hợp sữa rửa mặt và dung dịch kháng khuẩn
- Sử dụng thuốc/ kem bôi trị mụn nội tiết.
- Dưỡng ẩm cho da.
1. Làm sạch da
Làm sạch da cẩn thận là bước chăm sóc không thể bỏ qua nếu muốn xử lý nhanh mụn nội tiết. Bước chăm sóc này giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn trên da. Với những người bị mụn nội tiết nặng và có thói quen nặn mụn thường xuyên, cần phải chú ý làm sạch da để tránh bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, làm sạch thông thường bằng sữa rửa mặt có nhiều nhược điểm. Những sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh thường chứa nhiều chất kích ứng da, khiến da nóng rát và dễ nổi mụn hơn. Ngược lại, sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ thì không thể làm sạch sâu, hiệu quả. Để khắc phục nhược điểm này, giải pháp tối ưu là kết hợp làm sạch da bằng hai bước sau.
1.1. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
Những loại sữa rửa mặt có độ pH khoảng 5,5 – 6 được các chuyên gia da liễu đánh giá dịu nhẹ, lành tính, phù hợp với nhiều loại da.
1.2. Vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn
Sử dụng dung dịch sát khuẩn sau bước rửa mặt sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn trên da. Các dung dịch sát khuẩn làm sạch sâu cũng giúp cho các thuốc bôi trị mụn nội tiết hoạt động hiệu quả hơn.
Để lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp với da mặt, bạn cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Hiệu lực sát khuẩn mạnh: Tiêu diệt được vi khuẩn trên da, đặc biệt là vi khuẩn P.acnes.
- Hiệu quả nhanh: Giúp cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng.
- Thành phần dịu nhẹ, không chứa cồn, không gây khô da và kích ứng da.
- Không làm cản trở quá trình phục hồi da sau khi loại bỏ nhân mụn nhờ không làm tổn thương nguyên bào sợi và yếu tố hạt.
- Không màu, không mùi, không gây mất thẩm mỹ khi bôi lên da.
Các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn y tế, oxy già, povidone iod không đáp ứng được các tiêu chí này. Chính vì vậy, các chuyên gia da liễu khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đây là sản phẩm kháng khuẩn thế hệ mới áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu. Cơ chế kháng khuẩn của Dizigone tương tự cách mà miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể người. Vì vậy, dung dịch Dizigone đem lại hiệu quả vượt trội nhưng vẫn đảm bảo an toàn, lành tính và dịu nhẹ với da mặt.
Ảnh 3: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone đến từ Châu Âu
Cách sử dụng dung dịch Dizigone để vệ sinh da mặt:
- Đổ dung dịch ra bông tẩy trang.
- Lau toàn bộ khuôn mặt, đặc biệt là vùng có mụn nội tiết.
- Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
- Sau đó, bạn có thể bôi thuốc trị mụn và thực hiện các bước dưỡng da khác.
- Làm sạch da với Dizigone 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone xử lý mụn
>>> Xem thêm: https://dizigone.vn/bo-san-pham-dizigone-khang-khuan-6013/
2. Dưỡng ẩm cho da
Sau khi làm sạch, làn da thường có biểu hiện khô rát. Do đó, bạn cần phải dưỡng ẩm cho da để bù lại lượng ẩm đã mất đi trong quá trình làm sạch. Nếu không cấp ẩm ngay, da sẽ tiết nhiều dầu hơn để cân bằng lại. Điều này có thể làm gia tăng tình trạng bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn nhiều hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng các thuốc trị mụn thường gây châm chích, kích ứng và bong tróc da. Khi đó, dưỡng ẩm sẽ làm dịu da nhanh chóng, giảm bớt cảm giác khó chịu.
Để cải thiện nhanh chóng tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa các thành phần như vitamin E, lanolin, glycerin, acid hyaluronic, panthenol, … Ngoài ra, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như lô hội, chiết xuất hoa cúc, trà xanh,… cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Một trong các kem dưỡng ẩm được nhiều người yêu thích là kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc. Ngoài các thành phần tự nhiên, sản phẩm còn có các phân tử nano bạc có tác dụng kháng khuẩn, duy trì độ sạch và độ ẩm cho da.
VI. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị mụn nội tiết
1. Chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống cũng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mụn nội tiết. Khi nổi mụn, bạn nên ăn một số thực phẩm sau:
- Rau xanh và trái cây: súp lơ, rau chân vịt, cải xoăn, bí đao, cà rốt,…
- Trái cây có múi: cam, quýt, bưởi chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
- Thịt gà, cá, trứng, các loại đậu (đỗ) để bổ sung protein.
- Ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, yến mạch, gạo lứt, sữa hạt.
- Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu oliu, bơ làm từ hạt.
- Vitamin và khoáng chất: vitamin D, dầu gan cá chứa omega 3, vitamin B12, kẽm,…
Tuy nhiên, để tránh làm tình trạng mụn nội tiết nghiêm trọng hơn bạn cần hạn chế:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, cơm trắng, bánh mỳ, nước ngọt, nước uống có ga, trái cây ngọt như mít, sầu riêng, vải, nhãn,…
- Đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán.
- Sữa và sản phẩm từ sữa động vật: phô mai.
- Các loại thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò, thịt chó.
- Đồ uống có cồn: bia, rượu.
Ảnh 4: Chế độ ăn uống nhiều rau xanh và vitamin sẽ giúp tình trạng mụn viêm cải thiện
2. Chế độ sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng tới kết quả điều trị mụn nội tiết. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày cho hợp lý, cụ thể:
- Chăm sóc da đúng cách: vệ sinh da hàng ngày, hạn chế nặn mụn, đưa tay lên mặt, trang điểm.
- Tránh đi ra ngoài nắng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ mỗi ngày. Bôi kem chống nắng kể cả trời râm.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya thường xuyên.
- Uống nhiều nước để tăng cường thải độc ra khỏi cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên làm toát nhiều mồ hôi.
- Hạn chế hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
>>> Xem bài viết: Cách xử lý mụn viêm hiệu quả, an toàn và không thâm sẹo
VII. Kết luận
Mụn nội tiết khó xử lý hơn những loại mụn thông thường. Quá trình điều trị thường kéo dài gây áp lực cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ hướng dẫn điều trị thì có thể kiểm soát được tình trạng này. Để mụn nội tiết nhanh khỏi, bạn cần kết hợp với chăm sóc da đúng cách và thay đổi lối sống hàng ngày. Nếu có bất kỳ thắc mắc về mụn nội tiết, bạn hãy gọi tới số HOTLINE: 19009482 để được chuyên gia tư vấn sớm nhất.