Y học hiện đại ngày càng phát triển, chúng ta lại càng có thêm nhiều lựa chọn.trong lĩnh vực chăm sóc vết thương, vết loét. Trong số đó, một trong những cái tên nổi bật nhất trên thị trường chính là các thuốc xịt có chứa cồn. Được giới thiệu với những công dụng thần thánh,.liệu sản phẩm này có thực sự đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng?
I. Giới thiệu thuốc xịt vết loét có chứa cồn
Cồn là dung môi quen thuộc trong y tế
Thuốc xịt chống loét có chứa cồn hoạt động dựa trên cơ chế chính là.tạo màng sinh học có cấu trúc polymer tương tự với bề mặt da người. Khi dùng trên tổn thương da, lớp màng này có khả năng bảo vệ, chống viêm và tự phân hủy. Nhờ đó, đây được coi là ngôi sao mới trong lĩnh vực chăm sóc vết thương,.vết loét với những ưu điểm chính: hiệu quả cao – dễ sử dụng – thân thiện với môi trường.
Bốn tác động chính của thuốc xịt chống loét có chứa cồn trong chăm sóc tổn thương da:
- Tạo rào cản vật lý ngăn cản vi khuẩn và hơi ẩm từ bên ngoài xâm nhập.
- Tạo điều kiện thoáng khí, thuận lợi cho sự tái tạo da.
- Có khả năng bảo vệ và tự phân hủy sinh học,.giảm bớt thời gian băng và thay băng trên vết thương, vết loét.
- Phân phối và giải phóng thuốc chậm qua da, có thể phối hợp với kem bôi kháng sinh.hoặc một số thuốc theo kê đơn của bác sĩ để duy trì tác dụng kéo dài.
Dựa trên những lời quảng cáo hoa mỹ này, rất nhiều người đã tin tưởng và sử dụng.thuốc xịt chống loét có chứa cồn để xử lý tình trạng vết loét cho người thân của mình. Vậy hiệu quả thực sự của nó ra sao?
II. Ba nhược điểm của thuốc xịt chứa cồn trong chăm sóc vết loét
Hình ảnh vết loét trầm trọng hơn sau khi dùng thuốc xịt chống loét chứa cồn
Sau một thời gian dài đặt niềm tin, nhiều người bệnh bắt đầu hoang mang khi tình trạng tổn thương không hề được cải thiện. Thậm chí, chuyên gia tư vấn của chúng tôi còn gặp phải những ca bệnh ngày càng thêm nặng với chung một câu hỏi: Tại sao?
Đi sâu vào phân tích bảng thành phần của thuốc xịt chống loét có chứa cồn, chúng tôi ngay lập tức nhìn ra một sự thật: Hóa ra, các thuốc này cũng chẳng thần thánh như lời đồn. Tình trạng vết loét của người bệnh không có tiến triển tích cực vì những nguyên nhân sau:
1. Thuốc xịt vết loét chứa cồn cho hiệu quả sát khuẩn kém
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y khoa, tổn thương da chỉ nhanh lành khi không bị nhiễm khuẩn. Nhưng trên thực tế, màng sinh học trong thuốc xịt chống loét chứa cồn chỉ là màng bảo vệ, không có khả năng sát khuẩn. Các thành phần có tác dụng sát khuẩn chỉ gồm cồn và các dẫn xuất từ tự nhiên như nghệ và tinh chất trà xanh. Cồn sát khuẩn mạnh nhưng mất tác dụng chỉ sau vài ba giây, nghệ và tinh chất trà xanh lại chỉ có khả năng sát khuẩn yếu.
Do vậy, thuốc xịt chống loét chứa cồn không giúp tổn thương sạch khuẩn. Sau khi xịt thuốc, vi khuẩn và các mầm bệnh vẫn có thể tiếp tục tấn công, gây viêm nhiễm, hoại tử tại vết loét.
2. Thuốc xịt vết loét chứa cồn làm tổn thương mô hạt
Cồn là dung môi y tế được ứng dụng rộng rãi, nhưng cũng tồn tại nhược điểm không thể khắc phục: Làm tổn thương các mô mới hình thành của cơ thể. Trong quá trình tái tạo da tại vết loét, mô mới sẽ không thể hình thành nếu phải liên tục tiếp xúc với cồn.
Đây là nguyên nhân chính khiến những sản phẩm có dung môi cồn bị chống chỉ định dùng cho vết thương, vết loét hở. Nhiều người sử dụng thường không đọc kỹ thông tin này, dẫn đến tình trạng tổn thương không cải thiện dù đã chăm sóc cẩn thận.
3. Thuốc xịt vết loét chứa cồn gây xót khi sử dụng
Ngoài nhược điểm làm tổn thương mô hạt, cồn còn là tác nhân gây xót da trong mỗi lần xịt thuốc. Vì vậy, thuốc xịt chứa cồn không phù hợp để dùng trên vết thương hở hay các đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, người già. Trong điều kiện thị trường có quá nhiều lựa chọn như hiện nay, người bệnh hoàn toàn có thể chuyển sang dùng những sản phẩm an toàn – dịu nhẹ hơn, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả lành thương.
>>> Xem bài viết: Cồn sát trùng vết thương – Hại nhiều hơn lợi
III. Giải pháp nào để xử lý vết loét an toàn – hiệu quả?
Vết loét dần cải thiện sau khi được chăm sóc đúng cách
Mấu chốt quan trọng nhất trong xử lý vết thương, vết loét là làm sạch, sát khuẩn. Khi tổn thương đã khô se, không còn chảy dịch, việc duy trì độ ẩm phù hợp sẽ giúp thúc đẩy da chóng lành, hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Nguyên tắc chăm sóc vết thương, vết loét trên được bác sĩ Ngô Đức Hùng – bệnh viện Bạch Mai chỉ ra trong cuốn sách “3 phút sơ cứu”.
Dựa trên nguyên tắc đó, việc chăm sóc vết thương, vết loét cần được thực hiện trên bốn bước:
1. Làm sạch sơ bộ
Làm sạch sơ bộ giúp loại bỏ bụi bẩn, mô hoại tử và dịch rỉ viêm tại tổn thương. Sau khi loại bỏ các yếu tố này, các dung dịch sát khuẩn và kem bôi mới có khả năng thấm sâu và phát huy tác dụng.
Các bước làm sạch sơ bộ cho vết thương, vết loét:
- Dùng nhíp để gắp bỏ bụi bẩn, mảnh da chết
- Thấm nước muối sinh lý vào khăn mềm/gạc sạch để lau rửa tổn thương, loại bỏ mủ, dịch.
Với vết loét quá sâu và rộng, có dấu hiệu hoại tử như màu đen, mùi hôi khó chịu, cần can thiệp y tế để cắt bỏ. Trong trường hợp này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để xử lý loét an toàn.
2. Sát khuẩn – làm sạch sâu
Vết loét cần được sát khuẩn – làm sạch để ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm. Nếu không được đảm bảo sạch sẽ, vi khuẩn sẽ khiến loét lan ra nhanh chóng, thậm chí làm lộ cả xương.
Do đặc thù vết loét hở bộc lộ ra cả lớp niêm mạc nhạy cảm, nên những sản phẩm sát khuẩn cần đáp ứng đủ các tiêu chí:
- Hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn nhanh và mạnh, loại bỏ được cả màng biofilm – thủ phạm chính khiến tổn thương chậm lành.
- Không gây xót da, niêm mạc, không gây trở ngại tâm lý khi sử dụng.
- Không làm tổn thương mô hạt, thúc đẩy vết loét lành nhanh chóng, tự nhiên.
- Khử mùi hiệu quả trên những vết loét ở giai đoạn nặng.
- An toàn khi sử dụng lâu dài, trên diện tích rộng.
Bộ sản phẩm Dizigone chuyên dụng cho chăm sóc vết loét
Hiện nay, Dizigone là một trong số những cái tên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này. Được sản xuất từ công nghệ EMWE tiên tiến, hiện đại từ châu Âu, Dizigone cho tác dụng sát khuẩn mạnh mẽ, nhưng lại không gây xót và an toàn tuyệt đối cho người dùng. Thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ KHCN đã chứng minh Dizigone tiêu diệt 100% vi khuẩn gây bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY.
Cách sử dụng dung dịch Dizigone để sát trùng vết loét:
- Lau/rửa/xịt vết loét 3-4 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone.
- Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
>>> Xem bài viết: 6 thuốc bôi loét cho người liệt hiệu quả nhất
3. Thoa kem dưỡng phục hồi – tái tạo da
Khi vết loét khô se, việc duy trì độ ẩm phù hợp sẽ giúp tổn thương nhanh lành. Vì vậy, người bệnh cần được kết hợp thoa kem dưỡng phục hồi – tái tạo da sau mỗi lần xịt rửa sát khuẩn.
Lựa chọn tối ưu nhất cho bước chăm sóc này là kem Dizigone Nano Bạc. Các thành phần tự nhiên như tràm trà, cúc la mã sẽ đảm bảo vết loét luôn ẩm, tạo điều kiện tốt nhất để lành thương nhanh. Không chỉ vậy, hàng triệu phân tử nano bạc siêu nhỏ có trong kem còn thấm sâu qua da, giúp sát khuẩn kéo dài trong nhiều giờ liền. Khi kết hợp cùng dung dịch Dizigone, kem Dizigone Nano Bạc giúp x3 hiệu quả sát khuẩn – lành thương, thúc đẩy loét mau liền.
Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone
Xem thêm phản hồi thực tế của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone qua shopee:
4. Băng vết loét
Những vết loét nặng cần được băng lại để ngăn ngừa vi khuẩn và tránh ma sát với quần áo. Trong quá trình băng, nên đảm bảo không băng quá chặt, tránh gây đau và làm cản trở lưu thông máu. Băng gạc cũng phải được thay ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo sạch sẽ.
Với những vết loét nhẹ, việc để hở tổn thương, tăng lưu thông khí sẽ có lợi hơn cho quá trình hồi phục. Vì vậy, vết loét không cần phải băng lại.
Thuốc xịt vết loét có chứa cồn tồn tại quá nhiều nhược điểm, khiến vết loét không thể hồi phục. Thay vào đó, người bệnh nên được chăm sóc loét an toàn bằng 4 bước như trong bài viết trên. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chữa loét hiệu quả, gọi ngay HOTLINE 19009482.
Tham khảo: Chăm sóc loét tỳ đè – Mayoclinic