Việc bị thương là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng vết thương không thể lành ngay sau khi sơ cứu được, nó cần thời gian và điều kiện thuận lợi để chữa lành. Vì vậy, vệ sinh vết thương hở tại nhà hàng ngày là điều cần làm để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, giúp vết thương lành nhanh hơn.
I. Tầm quan trọng của vệ sinh vết thương hở
Vết thương hở là tổn thương mà mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. Khi đó, hàng rào bảo vệ cơ thể sẽ xuất hiện lỗ hổng – chính là cơ hội xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, nấm và một số vi sinh vật khác. Việc sơ cứu vết thương ban đầu rất quan trọng. Nó giúp bước đầu loại bỏ được bụi bẩn, dị vật và các tác nhân khác gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi mà vết thương vẫn chưa kịp khép miệng và lành lại ngay, các tác nhân nhiễm trùng vẫn có nguy cơ cao xâm nhập vào tổn thương.
Vệ sinh vết thương đúng cách sẽ ngăn chặn nguy cơ xảy ra nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ giúp vết thương mau lành, tránh để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
II. Bốn bước vệ sinh vết thương hở tại nhà
Bước 1: Rửa tay
Đây là bước bắt buộc phải thực hiện trước khi sơ cứu các vết thương hở. Tuy nhiên rất nhiều người lại bỏ qua bước rửa tay đơn giản này vì nghĩ rằng không cần thiết. Trên thực tế, mỗi cm2 da trên bàn tay có thể chứa đến hàng vạn vi khuẩn, virus và các chất bẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. Vì vậy, khi không rửa tay sạch, ta vô tình đã góp phần mang đến nguy cơ khiến vết thương bị nhiễm khuẩn.
Rửa tay với nước chỉ loại bỏ được mùi hôi, chất bẩn và mang lại “cảm giác sạch”. Tay cần được rửa sạch với xà phòng kháng khuẩn mới có thể loại bỏ các vi khuẩn, virus và bào tử nấm. Chú ý rửa thật kỹ các kẽ ngón tay, móng tay là nơi các tác nhân nhiễm khuẩn dễ cư trú. Sau đó, thấm khô tay bằng khăn sạch.
Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành vệ sinh vết thương hở
Bước 2: Sát khuẩn vết thương
Sát khuẩn vết thương giúp làm sạch và loại bỏ các tác nhân nhiễm khuẩn. Vì vậy, đây là bước quan trọng nhất trong quá trình vệ sinh vết thương hở hàng ngày. Một vết thương sạch giúp quá trình lành thương diễn ra thuận lợi hơn.
Cách sát khuẩn vết thương
1. Chuẩn bị
- Đầu tiên, nhẹ nhàng loại bỏ phần băng gạc cũ.
- Nếu có vùng bị dính vào băng gạc, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý hoặc dung dịch lên và chờ một lát. Đợi đến khi phần bị dính mềm ra thì nhấc băng nhẹ nhàng.
- Nếu vết thương có mủ do nhiễm khuẩn cần nặn hết mủ ra.
2. Sát khuẩn vết thương
- Nhỏ hoặc xịt dung dịch sát khuẩn lên vết thương nhiều lần tùy mức độ vết thương. Một cách khác là dùng kẹp nhúng bông vào dung dịch sát khuẩn rồi lau lên vết thương.
- Đợi đến khi dung dịch khô lại hoặc theo thời gian tối thiểu được khuyến cáo của sản phẩm.
Vệ sinh vết thương hở bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp
>>> Xem bài viết: Cách lựa chọn thuốc sát trùng vết thương hở để lành nhanh – không sẹo
Bước 3: Dưỡng ẩm vết thương
Sau khi tiêu diệt vi khuẩn bằng dung dịch sát trùng, có thể bôi thêm kem dưỡng ẩm vết thương. Vai trò của kem dưỡng là kéo dài thời gian bảo vệ và ngăn sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn. Một số loại kem còn có tác dụng làm dịu, chống viêm, kích thích lành thương và hạn chế sẹo.
Kem dưỡng ẩm rất phù hợp với những vết thương đang lành tốt và khép miệng. Đối với những vết thương mới, miệng sâu, rộng thì chưa cần dưỡng ẩm.
Cách sử dụng kem dưỡng ẩm rất đơn giản. Bạn chỉ cần bôi một lớp mỏng bao phủ lên vết thương sau khi đã sát trùng.
Bước 4: Băng vết thương
Những vết thương lớn, sâu, chảy dịch nhiều hoặc ở nơi vận động nhiều sẽ cần được băng lại. Việc này sẽ giúp bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn, hạn chế vi khuẩn xâm nhập và góp phần giữ ẩm cho vết thương. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nếu không cần thiết vì vết thương sẽ bị bí, kém thông thoáng.
Cách băng vết thương tại nhà:
- Dùng miếng băng gạc sạch đặt kín miệng vết thương.
- Dùng tay cố định và giữ chặt các mép của miếng băng.
- Nhẹ nhàng dùng băng keo y tế cố định lại.
Băng vết thương bằng gạc tiệt trùng.
III. Mẹo chọn dung dịch sát khuẩn giúp vết thương hở lành nhanh – không sẹo
1. Tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn dùng để vệ sinh vết thương hở
Một dung dịch sát khuẩn lý tưởng phải đạt những tiêu chí dưới đây:
- Phổ tác dụng rộng, bao phủ tác nhân gây nhiễm trùng.
- Hiệu lực diệt khuẩn nhanh, mạnh.
- Không làm tổn thương các mô mới hình thành trong quá trình lành thương.
- Không có tác dụng phụ dù sử dụng lâu dài hoặc trên diện tích rộng.
- Loại bỏ được màng biofilm.
- Không đau xót, không kích ứng.
>>> Xem bài viết: 6 tiêu chí lựa chọn thuốc sát trùng cho vết thương hở
2. Nhược điểm của những dung dịch sát khuẩn thường dùng để vệ sinh vết thương hở
Những dung dịch sát khuẩn truyền thống thường sẽ gặp phải những khuyết điểm dưới đây. Khách hàng nên cân nhắc từng trường hợp cụ thể trước khi lựa chọn:
- An toàn, không đau xót, không kích ứng nhưng hiệu lực sát khuẩn không cao: nước muối sinh lý, xanh methylen…
- Tác dụng sát khuẩn tốt, phổ rộng nhưng lại làm chậm quá trình lành thương, không loại bỏ được màng biofilm: povidone iod, cồn iod, thuốc tím, nước oxy già,…
- Có màu dẫn tới nhuộm màu da, áo quần mất thẩm mỹ: chế phẩm iod, thuốc tím.
- Gây đau xót, kích ứng, không phù hợp cho trẻ nhỏ: cồn, cồn iod, thuốc đỏ, oxy già.
- Gây tác dụng không mong muốn nếu sử dụng thường xuyên, trên diện tích rộng: chế phẩm iod, thuốc đỏ.
3.3. Dizigone: Lời giải cho vết thương hở nhanh lành – không sẹo
Bộ sản phẩm sát khuẩn Dizigone.
Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn theo cơ chế hoàn toàn mới EMWE: thông qua các chất và ion oxi hóa. Sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng vì sở hữu nhiều tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn lý tưởng:
- Phổ sát khuẩn rộng, loại bỏ hoàn toàn tác nhân nhiễm khuẩn nguy cơ của vết thương.
- Hiệu lực sát khuẩn nhanh, mạnh: với khả năng diệt đến 100% trong vòng 30 giây.
- An toàn, không kích ứng, không gây đau xót với cả vết thương hở, thích hợp dùng cho trẻ nhỏ.
- Loại bỏ được màng biofilm – là yếu tố cản trở trình lành thương.
- Thúc đẩy vết thương lành một cách tự nhiên: Không làm tổn thương mô mới, không ảnh hưởng đến sự hình thành nguyên bào sợi, tế bào hạt.
- Màu trong suốt, rất thẩm mỹ và dễ quan sát quá trình lành của vết thương.
- Không có tác dụng phụ có thể sử dụng trên các vết thương mạn tính hoặc diện tích rộng.
- Sản phẩm được kiểm chứng khoa học về hiệu quả – an toàn và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Vì vậy, dung dịch Dizigone xứng đáng là lựa chọn hàng đầu để vệ sinh vết thương hở tại nhà.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Dizigone đã phát triển thành công sản phẩm kem Dizigone Nano Bạc. Với công nghệ các siêu phân tử nano bạc cùng chiết suất thảo dược thiên nhiên, sản phẩm giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, chống viêm, kích thích tái tạo da, dưỡng ẩm và hạn chế để lại sẹo rất hiệu quả. Khi sử dụng phối hợp cùng dung dịch Dizigone sẽ đem lại tác dụng tối ưu vượt trội: nhanh lành – ngừa sẹo.
IV. Những lưu ý khi chăm sóc vết thương hở tại nhà
- Vệ sinh vết thương đều đặn mỗi ngày; tối thiểu 3-4 lần
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng kích thích vết thương mau lành.
- Hạn chế một số thực phẩm có thể tăng nguy cơ để lại sẹo sau khi lành vết thương như: rau muống, trứng, thịt bò,…
- Hạn chế vận động nơi bị tổn thương để vết thương ổn định, mau lành và tránh bị rách.
- Không nên lựa chọn cồn và oxy già sát trùng cho vết thương hở. Chúng làm tổn thương nguyên bào sợi và tế bào hạt khiến vết thương chậm lành.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin một cách đầy đủ và toàn diện cho bạn đọc về cách vệ sinh vết thương hở tại nhà. Mọi thắc mắc cần giải đáp về Dizigone xin liên hệ HOTLINE 19009482
Tham khảo: Quy trình rửa vết thương và thay băng Bệnh viện 103.