Chàm da là căn bệnh khó ưa, và càng đáng ghét hơn khi xuất hiện ở trên mặt. Chàm da mặt ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ ngoài đáng yêu của trẻ, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu không ngừng. Nếu mẹ đang tìm cách trị chàm da dứt điểm cho bé, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
1. Trị chàm da mặt bằng phương pháp dân gian
Bệnh chàm là một bệnh viêm da thường gặp. Chàm là bệnh lành tính nhưng hay tái phát. Vì vậy, chàm thường làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lí của người bệnh. Hiện nay, người ta cũng chưa thực sự biết đến nguyên nhân gây ra chàm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố về gen hay môi trường là nguyên nhân chủ yếu. Dai dẳng, hay tái phát là đặc trưng khó chịu nhất của chàm. Các phương pháp để chữa chàm thường là làm giảm tổn thương da, giảm tái phát và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Phương pháp đã từng được cha ông ta áp dụng đó là dùng các sản phẩm từ tự nhiên. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nước ta may mắn có thảm thực vật và tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú. Do đó, các nguyên liệu tự nhiên để cải thiện chàm khá dễ kiếm và tốn ít chi phí.
1.1. Trầu không
Lá trầu không chứa tinh dầu và một số chất kháng khuẩn khác như carvacrol, cineol, tanin. Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng vius giúp cho vùng da bị tổn thương tránh nhiễm khuẩn. Tanin có trong lá trầu cũng làm săn se da giúp vùng da chàm mau lành.
Trầu không là phương pháp trị chàm da mặt khá hiệu quả
Cách dùng: Có thể lấy lá trầu không rửa sạch, đun sôi với nước 15 phút, sau đó dùng nước để rửa vùng da mặt bị chàm của trẻ.
1.2. Nghệ
Curcumin có trong nghệ cũng là một chất kháng khuẩn. Curcumin giúp cho vùng da tổn thương do chàm tránh bị nhiễm khuẩn. Do đó, tổn thương do chàm sẽ mau liền hơn.
Cách dùng: Lấy củ nghệ tươi, rửa sạch, đem giã để lấy nước cốt, đắp vào vùng da mặt bị chàm. Sau đó rửa sạch mặt bằng nước.
1.3. Dưa leo
Dưa leo là một loại quả rất phổ biến ở nước ta. Trong dưa leo chứa nhiều nước và vitamin. Vì thế, dưa leo có thể giúp dưỡng ẩm vùng da bị chàm. Ngoài ra, trong dưa còn có một số chất sát khuẩn, giúp vùng da bị chàm tránh nhiễm khuẩn.
Dưa leo giúp dưỡng ẩm và sát khuẩn vùng da chàm
Cách dùng: Rửa sạch quả dưa chuột, có thể ngâm nước muối rồi thái thành từng lát mỏng. Sau đó, rửa mặt sạch sẽ, đắp dưa chuột lên vùng da chàm khoảng 10 phút, rửa mặt lại bằng nước.
Ngoài ra, một số nguyên liệu tự nhiên khác cũng được dùng để cải thiện chàm trên da như nha đam, lá ôi, trà xanh, dưa leo…
2. Trị chàm da mặt bằng phương pháp hiện đại
Hiện nay, các nguyên nhân chính xác gây chàm thì chưa được biết đến. Nhưng những nghiên cứu chỉ ra rằng chàm có liên quan đến sự đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Những sự đáp ứng này chính là thủ phạm gây ra các triệu chứng trên da của chàm. Ngoài ra, tiền sử gia đình liên quan đến dị ứng và hen suyễn cũng là một.trong những yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh chàm ở trẻ nhỏ. Những khiếm khuyết của hàng rào bảo vệ trên da của trẻ cũng làm hơi nước thoát ra và vi khuẩn xâm nhập vào, gây các tổn thương của bệnh chàm.
Ở một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ, khi tiếp xúc với các sản phẩm thô ráp, các sản phẩm vệ sinh như xà phòng, chất tẩy rửa hay tiếp xúc với thú nuôi cũng là yếu tố khiến bùng phát ban ngứa trên da, và có thể dẫn đến chàm. Nóng quá hay lạnh quá cũng có thể làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh.
- Loại bỏ nguyên nhân gây chàm da mặt.
- Điều trị triệu chứng (giảm ngứa, giảm bong tróc vảy).
- Tránh nhiễm khuẩn vùng da bị tổn thương do chàm da mặt.
2.1. Loại bỏ nguyên nhân gây chàm da mặt:
- Bằng cách giảm sự đáp ứng của hệ thống miễn dịch (ta có thể sử dụng cortisone, các thuốc kháng histamin).
Sử dụng thuốc để ức chế đáp ứng miễn dịch trong cơn chàm cấp.
- Tránh tái phát chàm: Để tránh tái phát chàm và bùng nổ những đợt chàm cấp ở trẻ, bố mẹ nên tránh để trẻ tiếp xúc với những sản phẩm thô ráp, các chất tẩy rửa như xà phòng quá kiềm, thú nuôi, hay tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột trong phòng trẻ.
2.2. Chăm sóc vết chàm trên da mặt bé
- Khi chàm kéo dài, hay tái phát, những tổn thương trên da của trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, và nấm. Vì thế, kháng sinh và cách dung dịch sát khuẩn, kháng nấm được dùng để loại bỏ tình trạng nhiễm khuẩn này.
Những khó khăn khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn:
- Những dung dịch sát khuẩn có thể dùng trên da trẻ để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn, nấm và virus như cồn, oxy già, povidone iod, chlorhexidine, xanh methylen, Dizigone.
- Vì da của trẻ nhỏ rất mỏng manh, dễ bị kích ứng nên đòi hỏi cần tìm một loại dung dịch sát khuẩn không gây khô, xót da, diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus, dùng được cả trên vết thương hở, không gây chậm lành vết thương. Với mỗi dung dịch diệt khuẩn, đều có những ưu nhược điểm riêng của chúng. Theo sự tìm hiểu và kinh nghiệm của bản thân, mình có thể đưa ra những ưu, nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn nêu trên như:
- Cồn có ưu điểm là diệt khuẩn nhanh, và mạnh. Nhưng nhược điểm lớn nhất của cồn là gây xót da, khô da ở trẻ, làm chậm lành vết thương hở. Hơn nữa, cồn không có khả năng diệt virus và nấm. Vì vậy, cồn tuyệt đối không được dành trên vết thương hở ở trẻ em bị chàm.
- Oxi già có ưu điểm là thời gian tác dụng nhanh, diệt được vi khuẩn và bảo tử nấm. Tuy nhiên, không diệt được virus và cũng gây đau xót trên vết thương hở, làm chậm lành vết thương.
- Povidon iod diệt được vi khuẩn và nấm, dùng được trên cả vết thương hở. Tuy nhiên gây xót khi dùng trên vết thương hở và thời gian xuất hiện tác dụng hơi lâu.
- Xanh methylen có ưu điểm là diệt dược vi khuẩn, virus, nấm và dùng được cho vết thương hở. Nhưng nhược điểm của nó là hiệu lực yếu, thời gian xuất hiện tác dụng chậm và bị nhuộm màu da khi bôi.
Ưu điểm của dung dịch sát khuẩn Dizigone:
Trọn bộ sản phẩm Dizigone
- So sánh những ưu nhược điểm như vậy, theo kinh nghiệm và sử tìm hiểu của bản thân, mình sẽ lựa chọn dung dịch sát khuẩn Dizigone khi được hỏi về lựa chọn chăm sóc vết chàm trên da cho trẻ nhỏ. Khi vết chàm được chăm sóc tốt, tránh được khả năng bội nhiễm vi khuẩn, virus và nấm cũng đồng nghĩa với việc, khả năng tái phát của chàm được đẩy lùi. Chính vì lý do đó, lựa chọn dung dịch sát khuẩn tốt và phù hợp là một trong những tiêu chí rất quang trọng trong việc quản lý chàm ở trẻ nhỏ.
2.3. Giảm ngứa khi cần thiết
- Nếu quá ngứa, có thể dùng các thuốc kháng histamin để giảm ngứa cho trẻ.
- Nên dưỡng ẩm hai lần mỗi ngày cho trẻ vì da khô sẽ gây ngứa.
- Tắm bằng nước ấm, không được nóng quá. Đồng thời sử dụng xà phòng tắm có độ pH thấp.
- Tránh sự xây xát và áp dụng tốt các biện pháp để tránh tái phát đợt cấp.
3. Những sai lầm thường mắc khi trị chàm da mặt
- Chọn dưỡng ẩm sai cách: khuyến cáo ở trẻ nhỏ bị chàm, bố mẹ nên chọn cho trẻ dưỡng ẩm dạng creams hoặc dạng thuốc mỡ (ointments) , tránh dạng lotion vì dạng cream hay thuốc mỡ chứa nhiều dầu, khóa ẩm tốt hơn lotion tại vùng da bị tổn thương. Nếu thời tiết nóng, ưu tiên dạng creams hơn thuốc mỡ, vì dạng thuốc mỡ giữa nhiệt, sẽ làm trẻ thấy không thoải mái.
- Tắm nước nóng và tắm trong thời gian dài cho trẻ sẽ làm tái phát cơn cấp.Bố mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ và chỉ nên tắm trong vòng 10 phút.
Tắm nước quá nóng và tắm trong thời gian dài làm nặng thêm chàm ở trẻ
- Không dưỡng ẩm ngay sau khi tắm. Nhiều người thường nghĩ mới tắm xong sẽ không cần phải giữ ẩm vì da vừa được làm ẩm sau khi tắm nhưng thực tế không phải như vậy. Sau khi tắm, da trẻ sẽ bị khô do hơi nước ấm thoát ra ngoài. Vì vậy, nên giữ ẩm cho trẻ ngay sau khi tắm bằng cách dùng khăn thấm nước còn sót trên da trẻ và bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.
- Ngoài ra, không nên chạm vào vết thương do chàm trên mặt trẻ để.tránh nhiễm trùng và giúp nhanh liền sẹo.
Khi con bị chàm da mặt, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy tìm hiểu thật kỹ cách chăm sóc cho trẻ để trẻ luôn thoải mái và kiểm soát được những triệu chứng khó chịu trên trẻ.
Nếu cần thêm thông tin, mẹ hãy liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được giải đáp thắc mắc.