Nhiệt miệng là một căn bệnh phổ biến gặp có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó gây ra những vết loét hoặc vết rộp màu trắng, vàng hoặc đỏ trên niêm mạc miệng. Tuy tổn thương thường không lớn nhưng lại gây ra đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Cùng tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng bằng các phương pháp dân gian trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Từ xưa, theo quan niệm dân gian đã cho rằng nguyên nhân gây nhiệt miệng do cơ thể bị nóng trong hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng. Tuy nhiên, quan niệm đó chưa được kiểm chứng hoặc chỉ đúng một phần.
Hiện nay, theo nền y học hiện đại nguyên nhân cụ thể của nhiệt miệng vẫn chưa được xác định. Các yếu tố nguy cơ liên quan bao gồm: môi trường, chế độ dinh dưỡng, vi sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic. Cụ thể:
- Tổn thương nhỏ trong miệng do các nguyên nhân như đánh răng quá mạnh, tai nạn khi chơi thể thao, vô ý cắn vào niêm mạc má bên trong miệng
- Một số loại đồ ăn: sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, một số loại hạt, phô mai và thực phẩm chứa nhiều gia vị hoặc có vị chua, cay.
- Cơ thể thiếu hụt vitamin B12, kẽm, sắt hoặc axit folic.
- Vi khuẩn gây loét dạ dày – tá tràng Helicobacter pylori hoặc một số vi khuẩn trong khoang miệng
- Stress.
- Bệnh lý về gan: gan nhiễm độc do rượu, viêm gan, xơ gan…
2. Năm mẹo dân gian gian chữa nhiệt miệng hiệu quả
2.1. Bột sắn dây
Bột sắn dây giúp thanh nhiệt, giải độc.
Sắn dây trong Y học cổ truyền còn được gọi là cát căn. Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc từ đó ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở loét, nhiệt miệng…
Cách chữa nhiệt miệng với bột sắn dây:
- Chuẩn bị nước theo tỉ lệ 2 phần nước sôi :1 phần nước mát trong cốc.
- Thêm 2-3 thìa bột sắn dây vào cốc rồi khuấy đều. Điều chỉnh độ đặc/loãng cho phù hợp với sở thích. Lưu ý, càng nhiều bột, độ quánh càng tăng.
Tuy nhiên, chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bột sắn dây theo phương pháp dân gian nên có thể không thích hợp với một số người. Một số đối tượng sau nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ:
- Điều trị bằng thuốc chống đái tháo đường.
- Điều trị với methotrexate hoặc tamoxifen
- Người bị ung thư vú hoặc ung thư nhạy cảm với hormone
2.2. Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, thúc đẩy lành vết loét miệng
Mật ong từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích phục hồi tổn thương. Vì vậy, chữa nhiệt miệng bằng mật ong là một phương pháp hữu ích mà bạn nên sử dụng.
Cách dùng mật ong trị nhiệt miệng:
- Súc miệng với nước ấm.
- Dùng mật ong bôi trực tiếp lên vết lở/loét.
- Lặp lại từ 2 – 3 lần mỗi ngày và để yên trong vài giờ.
- Nên bôi mật ong một lần trước khi đi ngủ và không ăn uống gì thêm để lưu lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không dùng mật ong pha với nước để uống trong thời gian nhiệt miệng. Mật ong có tính nóng nên dùng đường uống thì có thể cho tác dụng ngược lại.
>>Xem thêm: Mẹo trị nấm miệng bằng phương pháp dân gian.
2.3. Nước khế chua
Nước khế chua chữa nhiệt miệng.
Theo Y học Cổ truyền, khế chua được biết đến có tính bình, vị chua và ngọt. Công dụng của nó là lợi tiểu, kháng viêm, long đờm. Theo Y học hiện đại, khế chua chứa acid oxalic; các vitamin C, B1, B2, A và các khoáng chất như Calci, Na, Fe, K nên có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm.
Cách dùng khế chua chữa nhiệt miệng:
- Rửa sạch 2-3 quả khế chua, cắt thành từng múi.
- Cho 500ml nước cùng khế vào nồi đun đến khi sôi thì chỉnh lửa nhỏ liu riu đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Đợi nước nguội thì, gạn lấy phần nước cho vào chai và sử dụng trong ngày.
- Ngậm nước khế chua và nuốt dần chứ không phải uống. Áp dụng liên tục trong 3-4 ngày.
Lưu ý: sử dụng nước khế chua vào những lúc không phải nói nhiều, sau khi đã ăn hoặc trước khi đi ngủ.
2.4. Lá húng chó
Húng chó trị nhiệt miệng hiệu quả.
Theo Y học Cổ truyền, lá húng chó là loại thảo dược có tính ấm nhưng lại có thể làm mát máu trong cơ thể. Ngoài ra, lá cây chứa tinh dầu có tác dụng giảm đau hiệu nên giúp chữa trị nhiệt miệng hiệu quả.
Cách trị nhiệt nhiệt miệng bằng lá húng chó:
– Rửa sạch khoảng 3 – 4 lá húng chó, có thể tráng nước đun sôi để nguội.
– Cho lá vào miệng cùng vài hạt muối rồi nhai kỹ.
– Nhấp vài ngụm nước mát.
– Thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày và liên tục trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả .
2.5. Cây cỏ mực
Cỏ mực có tác dụng cầm máu, sát khuẩn
Cỏ mực hay cỏ nhọ nồi được biết từ lâu với tác dụng cầm máu, sát khuẩn rất tốt. Do vậy, thảo dược khá hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng.
Cách dùng cỏ mực chữa nhiệt miệng:
- Rửa sạch lá cỏ mực, giã nát.
- Vắt lấy nước cốt rồi hòa thêm 1 thìa mật ong mật
- Lấy tăm bông thấm bôi vào vết lở loét bạn nên bôi khoảng 2-3 lần/ ngày. Hạn chế ăn uống, nói chuyện trong vài giờ sau khi bôi.
Các mẹo trị nhiệt miệng từ nguyên liệu thiên nhiên khá được tin tưởng về mặt an toàn lâu nay. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính truyền miệng, chưa có bằng chứng khoa học kiểm định về tính hiệu quả. Hơn nữa, mức độ hiệu quả trên mỗi người cũng không giống nhau, có người hợp có người không.
>> Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệnh nhanh khỏi tại nhà
3. Đâu là giải pháp chữa nhiệt miệng an toàn – hiệu quả?
Dung dịch sát khuẩn Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn EMWE tiên tiến từ Châu Âu. Cơ chế kháng khuẩn thông các ion oxi hóa mạnh nhưng lại gần giống với miễn dịch tự nhiên của cơ thể như HClO, ClO-, HO•…nên rất an toàn kể cả với khu vực nhạy cảm như khoang miệng. Hơn nữa, sản phẩm con được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng bởi những ưu điểm:
- Tác dụng nhanh, hiệu lực mạnh => diệt hoàn toàn vi khuẩn trong 30 giây.
- Phổ diệt khuẩn, nấm, vi sinh vật rộng => loại bỏ hầu hết tác nhân nhiễm trùng qua vết loét miệng
- Không gây đau xót, kích ứng niêm mạc miệng.
- An toàn, không có tác dụng phụ.
- Được kiểm chứng về hiệu quả – an toàn và cấp phép lưu hành.
Do vậy, dung dịch Dizigone đẩy lùi nhiệt miệng rất hiệu quả lại an toàn.
Dizigone – giải pháp đẩy lùi nhiệt miệng an toàn hiêu quả.
Cách súc miệng với Dizigone xử lý nhiệt miệng:
- Súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone không cần pha loãng.
- Thời gian súc miệng ít nhất 30 giây.
- Nhổ ra và không cần súc miệng lại bằng nước.
4. Cách phòng nhiệt miệng quay lại
- Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stress.
- Vê sinh răng miệng đúng cách 2 lần mỗi ngày
- Đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là vào mùa thời tiết nắng nóng. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây, uống nhiều nước, bổ sung vitamin…. Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Súc miệng bằng nước sinh lý hằng ngày.
>>Xem thêm: Viêm loét miệng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Bài viết cung cấp cho bạn đọc những phương pháp chữa nhiệt miệng vừa an toàn lại hiệu quả. Mọi thắc mắc về sản phẩm Dizigone vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900 9482