Theo thống kê, có đến hơn 90% bệnh nhân sống sót sau tai biến mạch máu não bị liệt nửa người, liệt tay chân, mặt… Những trường hợp liệt nặng bệnh nhân không thể tự sinh hoạt phải dựa hoàn toàn vào người thân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, tinh thần của bệnh nhân và người nhà. Nếu không chú ý khi chăm sóc, bệnh nhân rất dễ gặp tình huống loét do nằm liệt lâu ngày.
Liệt vận động gây loét – di chứng nặng nề của bệnh nhân sau tai biến
Liệt vận động gây loét – di chứng nặng nề của bệnh nhân sau tai biến
Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là “con ngáo ộp” trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khi mà di chứng để lại sau phát bệnh khá nặng nề. Thống kê của Hội Đột quỵ Việt Nam cho thấy, trong số các bệnh nhân mắc đột quỵ não tỷ lệ sống sót là 50%. Đặc biệt, có tới khoảng 90% trong số những bệnh nhân này có di chứng về vận động, rối loạn nhận thức, rối loạn ngôn ngữ… ở các mức độ khác nhau. Trong đó liệt vận động khá phổ biến với các biểu hiện như liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt.
Những di chứng này ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của người bệnh và gia đình khi mà người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Trường hợp liệt nặng, người bệnh không có khả năng vận động, không thể tự đảm đương từ những công việc nhỏ nhất như vệ sinh cá nhân, ăn uống sinh hoạt, phải dựa hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân. Điều này gây xáo trộn hoàn toàn cuộc sống sinh hoạt của gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần của người bệnh.
Không những vậy, việc người bệnh không thể vận động trong thời gian dài còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như lở loét da, cứng khớp, viêm đường hô hấp… Trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng mà nếu không chăm sóc hợp lý sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, đối với những bệnh nhân liệt vận động sau tai biến mạch máu não, vai trò chăm sóc của người thân đặc biệt quan trọng. Việc chăm sóc tận tâm của người thân sẽ giúp người bệnh duy trì dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe để chống chọi bệnh tật. Trong quá trình này, khâu vệ sinh cho người bệnh đặc biệt quan trọng. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa viêm loét, hoại tử cho người bệnh khi nằm liệt lâu ngày, tránh nguy cơ nhiễm trùng gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.
Xem thêm bài viết đối tượng dễ mắc loét tỳ đè
Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân nằm liệt sau tai biến để tránh loét
Chăm sóc tâm lý:
Việc bệnh nhân phải nằm liệt sau tai biến không thể đi làm, thậm chí không thể sinh hoạt phải dựa vào người khác, tạo gánh nặng cho gia đình sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân tự ti, suy nghĩ nặng nề dễ rơi vào trầm cảm. Theo thống kê, có khoảng 30-50% bệnh nhân mắc trầm cảm sau tai biến. Những ảnh hưởng tâm lý này khiến người bệnh trở nên khó tính, từ chối chữa khiến khả năng phục hồi suy giảm và có thể khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
Vì vậy, khi chăm sóc cho bệnh nhân liệt vận động sau tai biến, người thân còn phải đóng vai trò “chuyên gia tâm lý” cho người bệnh. Người chăm sóc cần phải hết sức kiên nhẫn thuyết phục người bệnh kiên trì với các biện pháp vật lý trị liệu để hồi phục dần dần. Nên thường xuyên trò chuyện động viên để người bệnh lạc quan hơn.
Bên cạnh đó, với mỗi mức độ hồi phục có thể để bệnh nhân tự chủ một số sinh hoạt cá nhân như vệ sinh, ăn uống… với sự theo dõi của người nhà. Có thể sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như xe lăn, xe đẩy… Việc để người bệnh tự chủ một số sinh hoạt cá nhân trong khả năng có thể sẽ giúp họ cảm thấy đỡ gánh nặng cho người nhà, từ đó giúp giảm áp lực tâm lý khi chữa bệnh.
Thường xuyên trò chuyện, giúp tâm lý người bệnh thoải mái
Xem thêm các biện pháp phòng ngừa loét tỳ đè
Chăm sóc dinh dưỡng:
- Người nằm liệt không thể vận động nên việc ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày cũng hoàn toàn dựa vào người nhà. Với tình huống đặc thù nên việc chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau tai biến cần phải khoa học, cân bằng để hỗ trợ cho khả năng hồi phục.
- Người chăm sóc nên tham khảo tư vấn của bác sỹ để có chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân. Thức ăn cần được chế biến lỏng, nhuyễn, kỹ để bệnh nhân dễ hấp thu. Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để bệnh nhân ăn uống được thuận tiện nhất.
Chú ý dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh
Chăm sóc vệ sinh:
- Người bệnh nằm liệt lâu ngày khó khăn trong vận động, thường xuyên phải nằm một chỗ. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân dễ biến chứng loét ở vùng da bị tỳ đè, trường hợp nặng và chăm sóc không đúng cách có thể khiến vết loét lan rộng gây hoại tử, phải cắt chi rất nghiêm trọng. Do đó, khi chăm sóc cho bệnh nhân nằm liệt sau tai biến, có 3 điểm quan trọng người nhà cần chú ý là giảm áp lực tì đè, hỗ trợ lưu thông máu và vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ cho người bệnh.
- Nên cho bệnh nhân nằm giường nệm mềm, định kì cho bệnh nhân lật người để giảm áp lực tì đè lên những vùng cố định. Người chăm sóc cũng nên thường xuyên xoa bóp, co duỗi chân tay cho người bệnh để tăng cường lưu thông máu, hạn chế tình trạng cứng khớp.
- Cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, quần áo, chỗ nằm cho người bệnh để tránh bị viêm nhiễm ngoài da. Khi vệ sinh cho người bệnh, nên chú ý nhẹ nhàng và sử dụng dung dịch vệ sinh kháng khuẩn thích hợp, giúp phòng tránh đến mức tối đa tình trạng viêm nhiễm.
- Trong các dòng dung dịch kháng khuẩn, vệ sinh cơ thể cho người nằm liệt hiện nay, dung dịch Dizigone được xem là dòng sản phẩm nổi bật với khả năng kháng khuẩn cao, thân thiện với làn da, được các bác sỹ và nhân viên y tế khuyên dùng.
Dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone – chuyên biệt khi chăm sóc, vệ sinh, chống loét cho người nằm liệt
- Dung dịch Dizigone có khả năng kháng khuẩn vượt trội so với các sản phẩm sát khuẩn truyền thống. Các nghiên cứu đã chứng minh, Dizigone có khả năng làm sạch 100% nhiều loại mầm bệnh như nấm, vi khuẩn. Do đó, sử dụng Dizigone cho người bệnh nằm liệt sẽ giúp vệ sinh sạch sẽ, khử mùi hiệu quả, phòng nguy cơ viêm nhiễm gây loét, hoại tử và những biến chứng nghiêm trọng khác.
- Bên cạnh đó, thời gian hiệu quả nhanh, chỉ sau 30s là một trọng ưu điểm đáng chú ý của dung dịch này khi nó giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian cho người chăm sóc.
- Đặc biệt, với với độ pH từ 6,8 – 7,0, dung dịch Dizigone khá dịu nhẹ, không gây đau xót, thân thiện với làn da của người bệnh. Đây là một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của Dizigone so với một số dung dịch sát khuẩn thông thường khác.
- Không chỉ có tác dụng vệ sinh, dự phòng vết loét, Dizigone còn là lựa chọn hàng đầu trong chăm sóc cho bệnh nhân khi xảy ra tình trạng loét. Ngay sau khi phát hiện vết loét, người nhà nên nhanh chóng xử lý ổ loét bằng Dizigone đậm đặc, nguyên chất bằng cách ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào khu vực loét, để nguyên tối thiểu 30 giây. Duy trì thực hiện sẽ giúp vết loét liền nhanh trong 1 tuần và không để lại sẹo.
- Để kéo dài hiệu quả kháng khuẩn của Dizigone và giúp vết loét nhanh lành hơn nữa, bạn có thể kết hợp sử dụng Gel kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc.
Dizigone & Dizigone Nano Bạc – Bộ đôi “vàng” giúp vết loét nhanh lành, hạn chế sẹo
Tham khảo: Loét do nằm liệt – Làm thế nào để nhanh lành và không để lại sẹo?
Trong suốt thời gian qua, dung dịch Dizigone đã được các bác sỹ, nhân viên y tế và chính gia đình bệnh nhân đánh giá là sản phẩm hỗ trợ đắc lực trong chăm sóc, vệ sinh cho hàng nghìn bệnh nhân nằm liệt. Dizigone giúp vệ sinh vết loét hiệu quả, khử mùi, lành nhanh vết loét và hạn chế tạo sẹo.
Nếu bạn cũng đang cần tìm một loại dung dịch vệ sinh hiệu quả sử dụng cho người nhà của mình, đừng ngần ngại lựa chọn Dizigone. Liên hệ ngay HOTLINE: 19009482 để được Dược sĩ Dizigone tư vấn miễn phí và giải đáp tận tình nhất.