Loét tỳ đè vùng cùng cụt là biến chứng nặng thường xảy ra ở những bệnh nhân phải nằm bất động trong thời gian dài. Nó gây đau đớn dai dẳng và đặc biệt khó chữa lành nếu phát hiện chậm. Cùng đọc bài viết để tìm ra cách chăm sóc bệnh nhân bị loét cùng cụt hiệu quả nhất.
Căn nguyên gây loét tỳ đè vùng cùng cụt
Cùng cụt là vùng da dưới đốt sống lưng cuối cùng, nơi chịu áp lực lớn khi nằm. Ở những bệnh nhân nằm liệt lâu ngày, áp lực khiến mạch máu dưới da bị chèn ép, tắc nghẽn. Máu bị cản trở lưu thông, không mang được oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào. Hậu quả là tế bào chết đi, hình thành những vết loét hoại tử trên da.
Bệnh nhân nằm liệt lâu ngày rất dễ bị loét vùng cùng cụt
Bên cạnh nguyên nhân là lực tỳ đè, loét cùng cụt còn chuyển biến tệ hơn bởi các yếu tố:
- Bệnh nhân cao tuổi, mắc bệnh mạn tính
- Thân nhiệt cao: bệnh nhân sốt sẽ làm tình trạng vết loét xấu đi
- Chế độ dinh dưỡng kém
Những bệnh nhân phải nằm bất động trong thời gian dài là đối tượng dễ bị loét cùng cụt nhất. Đó có thể là người cao tuổi, người bị liệt, người mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai nạn phải chữa dài ngày…
Nếu phát hiện sớm, khi loét ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Khi loét đã sang giai đoạn nặng, việc chữa sẽ rất khó khăn, tốn nhiều công sức, tiền bạc.
Cách chữa loét tỳ đè vùng cùng cụt
Giảm lực đè ép lên vùng cùng cụt
- Khi phát hiện vết loét, bước đầu tiên cần làm là giảm lực đè ép lên nó. Chuyển đổi tư thế thường xuyên là một giải pháp giảm áp lực hiệu quả. Thay vì nằm ngửa, bệnh nhân có thể chuyển sang các tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Sau mỗi 2 giờ,nên xoay người lại để giải tỏa áp lực trên da.
- Bên cạnh đó, có thể sử dụng đệm lót ở vùng tỳ đè để giảm áp lực. Nhờ lực đàn hồi, đệm có khả năng lún sâu và đảm bảo dòng máu được lưu thông bình thường.
- Những loại đệm thường dùng cho loét tỳ đè là đệm hơi, đệm nước, đệm mút,…
Loại bỏ mô hoại tử và làm sạch vết loét
- Vết loét phải được rửa bằng nước muối sinh lý và làm sạch bằng thuốc sát khuẩn. Lưu ý tránh chọn những thuốc gây chậm liền vết thương như oxy già, chlorhexidine. Các thuốc có nồng độ cồn cao cũng không nên dùng vì sẽ làm khô da và gây xót khi sử dụng.
- Hiện nay, các dòng sản phẩm kháng khuẩn ion được khuyến cáo sử dụng. Chúng có khả năng sát khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh và không gây xót bề mặt da. Đặc biệt, cơ chế kháng khuẩn ion không ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo tự nhiên của cơ thể. Nhờ vậy, các sản phẩm này an toàn trên vết thương hở, giúp vết loét nhanh lành hơn.
Để tìm hiểu thêm về công nghệ kháng khuẩn ion, mời xem thêm tại ĐÂY.
Dizigone là sản phẩm ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion
- Khi loét tỳ đè ở giai đoạn nặng hơn, cần loại bỏ các tổ chức hoại tử trên nó. Có thể gắp các mảnh vụn da trên vết loét bằng nhíp đã được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Một số phần hoại tử sâu cần can thiệp y tế để cắt bỏ. Lúc này, nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được xử lý và chăm sóc loét an toàn.
Băng vết loét
- Sau khi đã làm sạch vết loét, cần dùng băng gạc để băng lại. Băng gạc là hàng rào ngăn vi khuẩn xâm nhập vết loét, tránh ma sát vết loét lên quần áo, đệm giường. Ngoài ra, nó còn giúp dưỡng ẩm cho vùng loét cùng cụt, làm tăng tốc độ lành vết hở.
Vết loét tỳ đè vùng cùng cụt nên được băng lại
- Tùy vào kích thước và giai đoạn của vết loét, có thể lựa chọn những loại băng gạc như dạng màng phim, dạng gel, dạng bọt…
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ
- Một làn da sạch sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn lên vết loét. Để giữ vệ sinh hiệu quả, nên tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước muối loãng. Ngoài ra, có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn nhẹ dịu với làn da như dizigone…
- Với bệnh nhân bị tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cần xử lý chất thải của bệnh nhân kịp thời. Tránh không để chất thải rây rớt ra vết loét, làm tình trạng loét tồi tệ hơn.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
- Chế độ dinh dưỡng tác động rất nhiều đến quá trình lành vết loét. Khi được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, người bệnh sẽ có một sức đề kháng khỏe mạnh, giúp tăng khả năng tự chữa lành tổn thương. Do vậy, nên xây dựng chế độ ăn đa dạng cho người bệnh với đủ cả 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Ngủ đúng giờ, đủ giấc để có tinh thần khỏe mạnh, tâm lý vững vàng.
Tăng cường xoa bóp lưu thông máu
- Xoa bóp là một biện pháp dễ thực hiện, nhưng lại rất hiệu quả trên vết loét cùng cụt. Xoa bóp làm giãn mạch, tăng lưu thông máu dưới da, đưa dinh dưỡng tới nuôi vùng bị loét.
- Mỗi ngày, chỉ cần xoa bóp trong vài chục phút sẽ giúp tình trạng loét cải thiện đáng kể. Người chăm bệnh có thể tham khảo những bài xoa bóp này từ bác sĩ hoặc điều dưỡng.
Dùng thuốc chữa loét tỳ đè vùng cùng cụt
- Thuốc giảm đau
Nếu đau nhẹ, chỉ cần sử dụng paracetamol, ibuprofen…
Hình ảnh minh họa thuốc giảm đau
Nếu đau nặng hơn, bệnh nhân có thể phải dùng những thuốc giảm đau mạnh như codein, tramadol…
- Thuốc sát trùng ngoài da
Thuốc sát trùng giúp loại bỏ vi khuẩn tại ổ loét, tránh biến chứng bội nhiễm.
Các dung dịch sát khuẩn thường dùng là: oxy già, povidone iod, cetrimide, chlorhexidine, dizigone …
- Thuốc kháng sinh
Kháng sinh được dùng để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng và thúc đẩy vết loét tỳ đè lành nhanh hơn. Không được cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh bừa bãi mà cần nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Để tìm hiểu thêm về những thuốc dùng chữa loét tỳ đè, bạn có thể tham khảo bài viết: Mách bạn 3 nhóm thuốc chữa loét tỳ đè hiệu quả
Xem thêm:
=> Dược sĩ chia sẻ phương pháp xử lý vết loét tỳ đè do nằm liệt cho bà nội