Loét tỳ đè (loét ép) là tình trạng loét, tổn thương da và mô dưới da khi phải chịu lực đè ép, co kéo hoặc chà xát da. Lực ép này lớn hơn áp lực thông thường ở mao mạch (32 mmHg). Nắm vững những kiến thức cơ bản và có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ làm tăng tỷ lệ chữa lành loét tì đè.
Loét tì đè có thể xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào nhưng thường ảnh hưởng đến những người hạn chế vận động, phải giữ nguyên tư thế nằm hoặc ngồi trong thời gian dài.
1. Triệu chứng của loét tỳ đè
Loét tỳ đè có thể ảnh hưởng đến các vị trí của cơ thế phải chịu lực đè ép trong thời gian dài. Loét thường xuất hiện ở các vùng đầu xương tiếp xúc với bề mặt nằm, ngồi như gót chân, khuỷu tay, hông và dọc xương sống, vùng mông, vùng cùng cụt.
Loét tỳ đè thường hình thành từ từ, tuy nhiên trong một số trường hợp, loét tỳ đè có thể hình thành sau vài giờ da chịu áp lực đè ép.
Các triệu chứng xuất hiện sớm của loét tỳ đè bao gồm
- Phần da chịu áp lực sẽ thay đổi màu sắc. Những người có làn da sáng sẽ thấy các mảng da đỏ lên. Những người có làn da sẫm màu sẽ thấy các mảng da xanh, tím hơn so với các vùng da xung quanh.
- Những mảng da đổi màu sẽ không chuyển sang màu trắng khi ấn xuống
- Có cảm giác ấm hơn, xốp hoặc cứng hơn
- Cảm giác đau hoặc ngứa ở vùng da tì đè
Các triệu chứng muộn
Ban đầu, có thể chưa xuất hiện các tổn thương hở trên da. Những khi loét tì đè trở nên nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện:
- Tổn thương hở hoặc mụn rộp – Loét tì đè giai đoạn 2
- Các tổn thương lan tới các lớp da sâu hơn – Loét tì đè giai đoạn 3
- Các tổn thương rất sâu, lan tới các lớp cơ, xương – Loét tì đè giai đoạn 4
>>> Xem thêm: Phân độ loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu năm
2. Khi nào người bệnh cần được chăm sóc y tế?
Nếu người bệnh đang điều trị tại bệnh viện hoặc có nhân viên y tế chăm sóc tại nhà, nên báo ngay với các chuyên viên chăm sóc khi thấy các dấu hiệu của loét tỳ đèn. Loét có thể trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Nên tái khám định kỳ, nhận lời khuyên và tuân thủ điều trị để làm giảm các biến chứng của loét tì đè.
Liên hệ ngay với nhân viên chăm sóc y tế trong các trường hợp:
- Da bị sưng, đỏ
- Các vết thương, vết loét chảy mủ, dịch
- Tim đập nhanh, da lạnh
- Các cơn đau mức độ vừa và nặng
- Sốt cao
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
3. Điều trị loét tì đè
Điều trị loét tỳ đè cần dựa trên mức độ nghiêm trọng của vết loét. Trong một số trường hợp, có thể chỉ cần các bước chăm sóc loét tì đè tại nhà. Tuy nhiên, với một số tường hợp nặng hơn, đe dọa tới tính mạng như nhiễm khuẩn huyết, việc điều trị cần có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên tắc điều trị vết loét tỳ đè do nằm lâu cần dựa trên nguyên tắc
- Vệ sinh vết loét, loại bỏ các mô hoại tử
- Sử dụng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng và đúng cách cho vết loét tỳ đè
- Sử dụng thuốc điều trị loét tỳ đè khi thật cần thiết
- Thường xuyên thay đổi tư thế nằm để hạn chế việc chèn ép vết loét
- Sử dụng các dạng đệm nằm được thiết kế đặc biệt cho người nằm lâu ví dụ như các loại đệm hơi, đệm khí….
- Duy trì một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất nâng cao thể trạng người bệnh
- Sử dụng bằng gạc chống loét phù hợp
Phẫu thuật để loại bỏ các mỗ hoại tử và đóng vết thương thường được sử dụng trong trường hợp các vết loét tì đè nghiêm trọng.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc loét tỳ đè ở người già nằm liệt
4. Những ai có nguy cơ bị loét tì đè?
Loét tì đè thường xảy ra ở một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao sau:
- Người trên 70 tuổi thường có nguy cơ loét tì đè cao hơn. Da lúc này dễ bị tổn thương do mất nước và nhiều nguyên nhất khác
- Người bệnh hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật phải nằm liệt một chỗ
- Người bị liệt một phần hay toàn phần
- Béo phì
- Đại/tiểu tiện không tự chủ
- Dinh dưỡng kém
- Các bệnh lý ảnh hưởng đến lưu thông máu, khiến da dễ bị tổn thương hoặc ảnh hưởng đến vận động ví dụ như loét bàn bàn chân do đái tháo đường, bệnh động mạch vành ngoại biên, suy thận, suy tim, đa xơ cứng và bệnh Parkinson.
5. Dự phòng nguy cơ loét tỳ đè
Rất khó để loại trừ hoàn toàn nguy cơ gây loét tỳ đè, tuy nhiên. một số biện pháp dưới đây có thể hạn chế bớt nguy cơ loét tỳ đè:
- Thường xuyên thay đổi tư thế nằm
- Kiểm tra da hằng ngày để phát hiện các dấu hiệu sớm của lóet tỳ đè.
- Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ loét tỳ đè thông qua tác động xấu lên tuần hoàn máu.
- Lau rửa người thường xuyên bằng các dung dịch kháng khuẩn phù hợp.
>>> Xem thêm: Cách phòng ngừa loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt
6. Bộ đôi sản phẩm Dizigone & Dizigone Nano Bạc – Chuyên biệt trong phòng và hỗ trợ điều trị loét tỳ đè
Trong dự phòng và điều trị loét tì đè các giai đoạn, dung dịch kháng khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các sản phẩm kháng khuẩn có vai trò phòng ngừa, làm sạch nhiễm khuẩn – yếu tố khiến vết loét lan rộng và khó lành. Một vết loét sạch nhiễm khuẩn sẽ tạo điều kiện, không gian cho các tế mới phát triển, làm lành vết loét.
Tuy nhiên, cần lựa chọn một dung dịch sát khuẩn chuyên biệt cho các vết loét tỳ đè. Dung dịch đó cần đảm bảo các yếu tố:
- Khả năng kháng khuẩn tốt, phổ rộng, hiệu quả với nhiều loại mầm bệnh
- Dịu nhẹ, không gây tổn thương mô lành
- Không gây đau, không gây xót
- Kích thích tái tạo da mới một cách tự nhiên
- An toàn không gây đề kháng, không gây tác dụng phụ
>>> Xem thêm: Cách chọn dung dịch kháng khuẩn cho vết thương, vết loét
Bộ sản phẩm Dizigone & Dizigone nano bạc: Giải pháp tối ưu cho loét tỳ đè
Trong các dung dịch kháng khuẩn hiện nay, Dizigone đại diện cho dòng dung dịch kháng khuẩn NHANH, MẠNH và HIỆU QUẢ với các vết thương, vết loét tì đè. Dizigone giúp loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm trong vòng 30s. Vết loét được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho các tế bào lành phát triển, liền vết loét nhanh. Dizigone Nano Bạc vừa giúp kháng khuẩn chống viêm và dưỡng ẩm giúp vết thương mau lành, không đau, không xót và hạn chế sẹo. Xem thêm về công nghệ kháng khuẩn vượt trội của Dizigone tại đây.
Bộ sản phẩm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và Dizigone nano bạc
>>> Xem bài viết: Dược sĩ chia sẻ bí quyết chữa lành vết loét tì đè do nằm liệt cho bà nội.
Bộ sản phẩm Dizigone giúp vết loét ngừng mưng mủ, chảy dịch, không còn mùi hôi (nếu có). Sau một thời gian sử dụng, vết loét được đảm bảo sạch sẽ, khô se và dần co lại từ ngoài vào trong. Các vết loét sâu sẽ dần tăng sinh cơ và đầy lên; vết loét nông thì co lại từ ngoài vào trong để kéo da non và lành hẳn.
Phản hồi của khách hàng sau khi chăm sóc vết loét tỳ đè bằng bộ sản phẩm Dizigone
Xem thêm phản hồi thực tế và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét tỳ đè qua Shopee:
Kết luận: Loét tỳ đè là tổn thương da dễ gặp ở những người phải nằm liệt hay ngồi liệt lâu ngày. Đây là một dạng tổn thương da mạn tính khó lành, dễ chuyển biến nặng hơn khi chăm sóc không phù hợp. Vết loét được xử lý hiệu qủa khi kết hợp giữa các biện pháp làm sạch tại chỗ, giảm áp lực tỳ đè và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Bộ sản phẩm kháng khuẩn – tái tạo da Dizigone sẽ là giải pháp đắc lực giúp vết loét lành nhanh, giảm đau đớn cho người bệnh. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic