Loét miệng HIV là căn bệnh thường gặp ở những người nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch (HIV). Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 40-50% người nhiễm HIV phát triển các biến chứng ở miệng do hệ thống miễn dịch suy yếu. Loét miệng HIV thường dai dẳng và gây đau đớn. Vì thế chúng có thể. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng giải đáp ở bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân loét miệng HIV
Vị trí loét miệng HIV hay xảy ra trên vòm miệng, hai bên trong má, vùng amidan hoặc lưỡi. 5 nguyên nhân gây loét miệng HIV bao gồm:
1. Loét miệng do Herpes miệng (hay còn gọi là mụn rộp)
Những người nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) gặp khó khăn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh do hệ thống miễn dịch suy yếu. Vì thế họ dễ mắc các bệnh do các tác nhân từ môi trường như virus, nấm hay vi khuẩn. Một trong những loại virus phổ biến nhất mà mọi người dễ mắc phải là Herpes simplex ( Herpes miệng).
Mụn rộp, loét miệng HIV thường xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ trong miệng. Khi chúng xuất hiện bên ngoài môi, chúng trông giống như mụn nước. Các mụn nước này có thể gây bỏng loét và đau đớn cho người bệnh.
2. Loét Aphthous
Loét Aphthous (loét áp-tơ) là những vết loét gây đau đớn có thể phát triển trên mô mềm bên trong miệng. Chúng thường nhỏ, có màu trắng hoặc xám. Những người bị suy giảm miễn dịch có thể mắc vết loét nghiêm trọng và khả năng tái phát cao.
3. Mụn cóc do virus HPV (sùi mào gà)
HPV là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến nhất. Virus HPV thường gây mụn cóc sinh dục nhưng chúng cũng có thể xuất hiện ở môi hay miệng do quan hệ tình dục bằng miệng. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 10% nam giới và 3.6% nữ giới bị nhiễm HPV ở miệng. Chúng được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư hầu họng và ung thư vòm họng ở người trưởng thành.
Hầu hết các mụn cóc thường có màu trắng, đôi lúc có thể là màu hồng hoặc xám. Mụn cóc do HPV thường không gây đau đớn nhưng chúng có thể chảy máu nếu bạn vô tình chạm phải.
Trong vòng 2 năm, đa số trường hợp nhiễm trùng HPV ở miệng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trong thời gian dài, nó có thể dẫn đến ung thư hầu họng với 1 số triệu chứng như: ho ra máu, khó nuốt, đau khi nuốt, đau hoặc sưng hàm hay khối u ở cổ hoặc má. Nếu bạn các triệu chứng kể trên, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra chính xác.
>> Xem thêm: Sùi mào gà ở môi, miệng, họng: Dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả
4. Candida (Nấm miệng)
Như đã nói ở trên, bệnh nhân HIV có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm nấm, virus hoặc vi khuẩn. Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men xuất hiện dưới dạng các mảng trắng, hơi vàng hoặc đỏ ở bất kỳ vị trí nào bên trong miệng. Chúng thường gây nóng rát tại vị trí loét và khô miệng. Trong một số trường hợp, loét miệng HIV do nấm có thể gây ra các vết nứt quanh miệng hoặc chảy máu khi vô tình lau phải. Ngoài ra, chúng cũng có thể lan đến cổ họng nếu không được điều trị.
5. Bệnh nướu răng và khô miệng
HIV có thể làm cho tuyến nước bọt sưng lên, dẫn đến giảm sản xuất nước bọt và gây khô miệng. Nước bọt có vai trò bảo vệ răng và nướu khỏi mảng bám và giúp chống lại nhiễm trùng. Nếu không có nước bọt, răng và nướu dễ bị mảng bám phát triển. Điều này có thể dẫn đến bệnh nướu răng làm nướu bị sưng và đau nhiều.
II. Giải pháp xử trí loét miệng HIV
Một số các trường hợp loét miệng HIV thường tự hồi phục: herpes miệng, loét áp-tơ thường kéo dài từ 1-2 tuần mà không cần điều trị; sùi mào gà có thể biến mất trong 2 năm. Việc thực hiện thêm các giải pháp xử trí giúp vết loét mau lành, rút ngắn thời gian mắc bệnh, giảm các triệu chứng đau và tránh cho vết loét có thể trở nặng
1. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn
Trong các trường hợp loét nhẹ, nước súc miệng chứa Chlorhexidine (Eludril®), povidone iod (Betadine®), HClO (Dizigone®) thường được lựa chọn để hỗ trợ xử lý vết loét. Các loại nước súc miệng này có khả năng kháng khuẩn kháng nấm từ đó loại trừ nguyên nhân gây bệnh, tạo điều kiện cho vết loét nhanh hồi phục.
Dung dịch kháng khuẩn DIZIGONE được sử dụng để hỗ trợ xử lý các vết loét miệng
2. Dùng thuốc điều trị triệu chứng
Các vết loét có thể gây đau hoặc bỏng rát tại vị trí loét làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh nhân có thể được dùng các thuốc giảm đau không kê đơn chứa paracetamol (Efferalgan®, Panadol®, Ultracet®) hoặc thuốc gây tê chứa lidocain để giảm triệu chứng đau.
Với trường hợp loét miệng HIV nặng, Corticoid dạng viên uống có thể được sử dụng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng vì chúng có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn như suy giảm miễn dịch, loãng xương, chậm liền sẹo, xuất huyết tiêu hóa,…
Trong trường hợp mắc mụn cóc sinh do virus HPV (sùi mào gà), mụn cóc này có thể được điều trị để giảm các triệu chứng đau đớn cho người bệnh hoặc giảm thiểu sự phát triển là lan rộng của chúng. Bạn có thể được bác sĩ kê đơn một số thuốc trị mụn cóc HPV như: imiquimod, podophyllin và podofilox (Condylox) hoặc acid trichloroacetic. Trong trường hợp mụn cóc lớn, mụn cóc không đáp ứng với thuốc thì người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ: đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng laser.
3. Dùng thuốc điều trị nguyên nhân lây loét miệng HIV
Loét miệng HIV do virus, vi khuẩn hay nấm tấn công vào hệ thống miễn dịch suy yếu của bệnh nhân HIV. Vì thế thuốc điều trị nguyên nhân giúp loại bỏ triệt để tác nhân gây bệnh, hạn chế khả năng tái phát hoặc biến chứng của bệnh.
- Với nguyên nhân là virus (gặp trong Herpes miệng): Nếu bệnh kéo dài và gây đau nhiều, bạn có thể được điều trị bằng thuốc để rút ngắn thời gian hồi phục. Bác sĩ sẽ kê cho bạn dùng các thuốc diệt virus như acyclovir, famciclovir, valaciclovir,…
- Với nguyên nhân là nấm: Phương pháp xử lý thông thường đối với nhiễm nấm nhẹ là dùng nước súc miệng kháng nấm như Chlorhexidine hoặc Dizigone kháng khuẩn kháng nấm. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm nấm nặng hoặc người bệnh muốn rút ngắn thời gian điều trị thì thuốc kháng nấm tại chỗ có thể được dùng. Một số loại thuốc kháng nấm hay dùng như: Nystatin, Daktarin hoặc Amphotericin B.
- Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm kháng sinh đường uống. Thường dùng kháng sinh sulfamethoxazole kết hợp với trimethoprim để trị loét miệng HIV có bội nhiễm vi khuẩn.
III. Loét miệng do HIV có nguy hiểm không?
Loét miệng HIV có thể gây đau đớn và khiến việc ăn, uống, nuốt của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn. Nếu bệnh tái phát liên tục hoặc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo thời gian, hầu hết các loét miệng HIV đều có thể khỏi mà không cần phải điều trị. Trong một số trường hợp, loét miệng HIV có thể gây các biến chứng như: nấm lan đến cổ họng, thực quản; nhiễm trùng vết thương hở hoặc là sự khởi đầu của căn bệnh ung thư hầu họng.
IV. Những điều lưu ý khi bị loét miệng ở bệnh nhân HIV
1. Ăn thức ăn dễ nuốt
Loét miệng HIV có thể làm khô miệng, gây đau và khó nuốt thức ăn. Giải pháp để cải thiện vấn đề này là bạn hãy ăn thức ăn có kết cấu mềm, mịn hoặc thức ăn lạnh. Cụ thể như sau:
- Ăn nhiều thức ăn mềm và thức ăn chứa chất lỏng để dễ nhai nuốt.
- Thức ăn nguội có thể giúp bạn giảm được cảm giác đau so với khi dùng nóng. Hãy thử một số loại trái cây đông lạnh như: chuối, nho, dưa hấu để cảm nhận sự khác biệt này.
- Thử dùng ống hút để uống chất lỏng, điều này giúp vết loét miệng HIV tránh được phải tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng.
- Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp giảm áp lực nhai nuốt cho khoang miệng, ngăn ngừa loét miệng HIV nặng hơn.
- Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn thực phẩm quá chua, quá mặn hay quá cay nóng để không làm tổn thương nặng các vết thương.
2. Thực hành vệ sinh răng miệng tốt
Vệ sinh răng miệng cần thận giúp làm sạch khoang miệng nhờ loại bỏ thức ăn thừa và diệt các vi sinh vật có hại. Bạn nên:
- Chải răng thường xuyên và đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đảm bảo lông bàn chải mềm mại để tránh tổn thương miệng. Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh nhẹ nhàng mặt lưỡi để loại bỏ mầm bệnh bám dính tại khu vực này.
- Dùng chỉ nha khoa thường xuyên và đúng cách để loại bỏ các mảng bám dính trên răng, ngăn ngừa sự hình thành viêm loét hay mưng mủ tại nướu răng.
- Dùng nước súc miệng kháng khuẩn để diệt các vi khuẩn và vi nấm gây bệnh: Betadine, Dizigone,…
- Tránh sử dụng kem đánh răng chứa Natri lauryl sulfat vì thành phần này có thể làm nặng hơn tình trạng loét miệng HIV.
3. Chỉ dùng thuốc xử trí loét miệng HIV khi có sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ
Nếu loét miệng HIV phát triển do vi khuẩn, virus hoặc nấm thì thuốc điều trị các vi sinh vật này thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân sử dụng. Với trường hợp loét nặng, bệnh nhân cũng có thể được dùng thêm các thuốc gây tê (Lidocaine) hay thuốc giảm đau (Paracetamol) để cải thiện triệu chứng.
Loét miệng HIV có thể gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Do vậy, họ thường mong muốn dùng thuốc để điều trị nhanh và dứt điểm các triệu chứng này. Tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào, việc dùng thuốc đều nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế
4. Dùng thuốc điều trị HIV liên tục
Dùng thuốc điều trị HIV liên tục để kiểm soát tải lượng virus HIV và phục hồi chức năng của hệ miễn dịch. Từ đó làm giảm tỉ lệ mắc lở loét miệng ở bệnh nhân HIV.
5. Thận trọng với một số trường hợp loét miệng HIV dễ lây lan
Một số loét miệng HIV dễ lây lan như loét do Herpes hoặc mụn cóc do HPV. Với bệnh nhân loét miệng do Herpes, cần tránh ăn chung, uống chung để không bị lây chéo. Virus HPV gây mụn cóc sinh dục cũng rất dễ lây lan, đặc biệt khi quan hệ tình dục bằng miệng nếu virus xâm nhập qua vết rách hoặc vết cắt trên miệng. Vì thế, trong trường hợp này bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lây nhiễm.
Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những tin hữu ích về bệnh loét miệng HIV. Để được tư vấn và giải đáp thêm những thắc mắc về căn bệnh này, hãy gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.