Lở loét miệng là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Chúng có thể gây đỏ, đau, nóng rát hoặc ngứa xung quanh vết loét. Vết lở loét khó chịu này đôi khi làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy lở loét miệng là gì? Làm thế nào để xử trí chúng? Hãy đọc bài biết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!
I. Lở loét miệng là gì?
Lở loét miệng là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc dưới nướu răng của chúng ta. Hầu hết các vết loét đều có thể tự khỏi sau một đến 2 tuần. Tuy nhiên chúng có thể gây đau hoặc gây khó khăn cho việc ăn uống và nói chuyện.
Các vết loét có thể xuất hiện ở bất kỳ mô mềm nào của miệng, bao gồm: môi, má, lợi, lưỡi, vòm miệng,…Từ đó chúng gây ra viêm loét miệng lưỡi, viêm loét miệng họng, loét miệng bên trong má, loét miệng lợi, môi,…
Lở loét miệng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, lở loét miệng gây đỏ và đau, đặc biệt khi bạn ăn uống. Chúng cũng có thể gây cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran xung quanh vết loét. Tùy thuộc vào kích thước, mức độ nghiêm trọng và vị trí của vết loét, lở loét miệng có thể khiến bạn khó ăn, uống, nuốt, nói hoặc thở. Các vết loét đôi khi cũng có thể phát triển thành mụn nước khi bị bội nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm.
>> Xem thêm: Viêm loét miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả
II. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây lở loét miệng
Nguyên nhân chính của vết loét miệng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ đã được xem là có thể gây ra lở loét miệng bao gồm:
- Miệng có vết thương nhẹ: có thể gặp khi bạn làm răng; niềng răng; đánh răng quá kỹ; vô tình cắn phải má, môi, lưỡi hoặc vết thương do chơi thể thao
- Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfat gây kích ứng niêm mạc và lở loét miệng
- Cơ địa nhạy cảm với thực phẩm có tính acid như dâu tây, cam quýt, dứa hoặc một số sản phẩm gây kích thích khác như sô cô la và cà phê..
- Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic hoặc sắt
- Lở loét miệng do phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
- Lở loét miệng do Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
- Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
- Căng thẳng, stress
Ngoài ra, lở loét miệng cũng có thể xảy ra do một số bệnh như:
- Bệnh viêm ruột, gặp trong bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
- Bệnh Celiac: chứng rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten – một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc.
- Bệnh Behcet: chứng rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể bao gồm cả miệng
- Suy giảm hệ thống miễn dịch gặp trong bệnh nhân mắc HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
III. Cách xử trí loét miệng hiệu quả tại nhà
1. Biện pháp không dùng thuốc
Hầu hết các vết lở loét miệng không cần điều trị. Các vết loét nhẹ ở miệng thường biến mất tự nhiên trong vòng 10 đến 14 ngày, nhưng chúng có thể kéo dài đến sáu tuần. Nếu bạn thường xuyên mắc hoặc các vết loét gây đau nhiều, hãy áp dụng một số biện pháp xử trí chúng. Dưới đây là một số biện pháp rất hữu hiệu giúp giảm đau và có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương do lở loét miệng:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc baking soda
- Chườm đá vào vết loét: Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và sưng tại vị trí lở loét miệng.
- Tránh thực phẩm cay, nóng, quá chua hoặc quá mặn.
- Tránh thuốc lá và rượu
- Dùng bàn chải mềm để tránh tổn thương miệng
- Sử dụng túi trà : Đặt túi trà ẩm lên vết loét miệng của bạn. Tannin trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm
- Uống bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin B, acid folic và kẽm
Đây đều là những biện pháp rất dễ áp dụng nhưng chỉ nên dùng trong trường hợp vết loét nhẹ. Nhược điểm của chúng là hiệu quả yếu và tác dụng tương đối chậm. Nếu thực hiện, bạn cần phải rất kiên trì. Nếu sau vài ngày không cải thiện thì bạn nên tìm kiếm giải pháp điều trị tích cực hơn.
2. Biện pháp dùng thuốc
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp không dùng thuốc, bạn có thể được dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao và nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng thuốc trị lở loét miệng, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ về các loại thuốc này. Các bạn có thể tham khảo thêm một số thuốc hay dùng như:
2.1. Thuốc điều trị triệu chứng
- Dùng thuốc giảm đau: Lở loét miệng có thể gây đau và làm cho tình trạng ăn uống trở nên khó khăn. Do vậy, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc giảm đau chứa paracetamol như Efferalgan®, Panadol®, Ultracet®…. Một số thuốc gel, thuốc mỡ hoặc viên ngậm chứa chất gây tê lidocain (Xylocaine®, Kamistad Gel N®,..) hoặc benzocaine (Dorithricin®) cũng thường được sử dụng để giúp giảm đau do lở loét miệng nhanh chóng.
- Thuốc xịt và súc miệng đặc trị: Một số thuốc giảm đau dạng súc, xịt để xử lý lở loét miệng. Nước súc miệng Chlorhexidine (Eludril®) và povidone iod (Betadine®) giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, cải thiện tình trạng đau miệng, lưỡi, họng do lở loét. Nước rửa miệng chứa thuốc tê Lidocain giúp giảm đau miệng và họng nhanh chóng.
2.2. Thuốc điều trị bội nhiễm
Tùy vào tình trạng vết loét có dấu hiệu bội nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các loại thuốc điều trị đặc hiệu.
- Trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể được chỉ định uống thêm kháng sinh. Thường dùng kháng sinh sulfamethoxazole kết hợp với trimethoprim để trị lở loét miệng bội nhiễm vi khuẩn
- Khi có chẩn đoán bội nhiễm nấm, người bệnh có thể được kê thêm 1 số thuốc kháng nấm đường uống như fluconazole, nystatin, itraconazol,..
- Nếu có bội nhiễm do virus người bệnh sẽ được dùng thêm 1 số thuốc diệt virus như acyclovir, famciclovir,…
- Một số trường lở loét miệng, lưỡi, họng rất nặng, bệnh nhân có thể được dùng thêm corticoid đường uống. Đây là chống viêm mạnh giúp nhanh chóng cải thiện viêm loét miệng lưỡi, viêm loét miệng họng, loét miệng bên trong má. Tuy nhiên, các thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: suy giảm miễn dịch, giòn xương, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, chậm liền sẹo, đục thủy tinh thể,… Do vậy corticoid thường được cân nhắc rất kỹ trước khi dùng.
Nếu vết loét tồn tại lâu hơn 3 tuần mặc dù đã được điều trị, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có thể được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng vết loét. Vết loét miệng nặng có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư. Trong trường hợp này, bạn có thể phải cần phẫu thuật hoặc xạ trị.
IV. 6 điều cần lưu ý khi bị loét miệng
Khi bị lở loét miệng, lưỡi, họng, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị, người bệnh cũng nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Tránh chọc vào vết loét hoặc vết phồng rộp để không làm nặng hơn vết thương hoặc gây bội nhiễm vết thương. Nếu cần chạm vào khu vực này, người bệnh cần rửa tay thật sạch trước khi thực hiện.
- Không ăn thực phẩm quá chua, quá cay, quá mặn hay quá nóng để tránh làm vết loét nặng hơn.
- Trước khi ăn, bạn có thể súc miệng bằng nước đá. Điều này có thể giúp làm giảm cơn đau, nhờ đó việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để làm sạch răng của bạn. Nếu vết loét đau đến mức không thể đánh răng, hãy sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine để thay thế. Tránh sử dụng các loại nước súc miệng có chứa cồn. Đồng thời, tránh dùng kem đánh răng chứa natri lauryl sulfat để tránh làm tổn thương thêm vết loét.
- Tránh lạm dụng thuốc: Vì lở loét miệng thường gây đau và gây khó chịu nên tâm lý chung khi mắc bệnh là muốn bệnh khỏi thật nhanh. Do vậy nhiều bệnh nhân vì quá nôn nóng trong việc điều trị mà dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc. Bệnh nhân có thể dùng thuốc bừa bãi, tự mua về dùng hoặc dùng không theo đơn của bác sĩ. Hậu quả là gây tốn kém, lãng phí thuốc; dùng nhiều thuốc mà bệnh nhân không khỏi bệnh hoặc dễ mắc các tác dụng phụ do thuốc. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.
V. Biện pháp phòng ngừa lở loét miệng tái diễn
Loét miệng không lây lan nhưng có thể tái lại nhiều lần. Không có cách nào có thể tuyệt đối ngăn ngừa loét miệng tái diễn. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để hạn chế tối đa việc loét miệng quay trở lại.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Cố gắng tránh những thức ăn có thể gây kích ứng miệng của bạn. Chúng có thể bao gồm các loại trái cây có tính acid như dứa, bưởi, cam, chanh; hoặc các loại hạt, khoai tây chiên, một số loại gia vị, thức ăn quá cay hoặc quá mặn. Thay vào đó, bạn có sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây hoặc rau có tính kiềm như hạnh nhân, hạt dẻ, chuối, đu đủ, cà chua, đậu nành hay các loại rau xanh,… Ngoài ra, việc uống bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B cũng rất tốt cho việc phòng ngừa lở loét miệng tái diễn.
- Tuân thủ các thói quen vệ sinh răng miệng: Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng của bạn sạch sẽ. Nên sử dụng bàn chải có răng mềm đồng thời tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfat.
- Súc miệng hàng ngày: Súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, tránh cho loét miệng tái diễn.
- Bảo vệ miệng của bạn: Cố gắng tránh nói chuyện khi đang nhai thức ăn để giảm tình trạng vô tình cắn phải. Nếu bạn có niềng răng hoặc các thiết bị nha khoa khác, hãy hỏi nha sĩ về các loại sáp chỉnh nha để che các cạnh sắc nhọn tránh cho chúng gây tổn thương đến miệng.
- Thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng: Stress, căng thẳng có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến lở loét miệng, lưỡi, họng. Vì vậy bạn nên cố gắng giữ cho đầu óc được thư giãn. Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như nghe nhạc, tập yoga hoặc ngồi thiền mỗi ngày.
VII. Dizigone – Giải pháp xử trí và phòng ngừa loét miệng hiệu quả – an toàn
1. Tại sao dizigone hay được dùng để xử trí và phòng ngừa lở loét miệng
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion cho khả năng kháng khuẩn vượt trội. Dung dịch kháng khuẩn dizigone giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa bội nhiễm tại vết lở loét, từ đó giúp vết thương mau lành.
Thông thường, khi bị loét lở miệng, chúng ta thường hay sử dụng nước muối sinh lý 0.9%. Tuy nhiên chúng chỉ có khả năng sát khuẩn kém và gây xót. Chế phẩm chứa iod như Betadin® cũng hay được dùng tuy nhiên chúng có thể gây xót, chậm lành vết thương do gây độc nguyên bào sợi (fibroblast). Digizone khắc phục được nhược điểm của của các sản phẩm sát khuẩn thông thường và đáp ứng được yêu cầu của một dung dịch sát khuẩn khoang miệng nhờ các đặc tính ưu việt sau:
- Khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, tiêu diệt 99.99% vi sinh vật có hại, đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ.
- Thời gian tác dụng nhanh, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30 giây (Kết quả đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1- Bộ Khoa học công nghệ)
- An toàn khi sử dụng, không gây sót hay kích ứng niêm mạc miệng: nhờ pH trung tính, cơ chế tác dụng dựa trên các chất, ion oxy hóa mạnh như HClO, ClO-, HO* tương tự hệ miễn dịch của cơ thể nên an toàn tuyệt đối.
- Giúp vết thương lành một cách tự nhiên do không làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi của vết thương. Đây là các nhân tố chính trong quá trình phục hồi lở loét miệng.
- Được kiểm chứng chất lượng và được Sở y tế cấp phép lưu hành.
2. Hướng dẫn sử dụng dung dịch dizigone xử trí lở loét miệng
Súc miệng 4-5 lần/ngày với dung dịch kháng khuẩn Dizigone, mỗi lần súc tối thiểu 30 giây, không cần súc lại bằng nước.
Dung dịch dizigone có mùi clo nhẹ của các chất, ion oxy hóa mạnh như HClO, ClO-, HO*… Nếu ban đầu chưa quen mùi dung dịch, bạn có thể pha loãng với một chút nước ấm để súc miệng. Đến khi quen rồi thì dùng dung dịch trực tiếp, không cần pha loãng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, khi vết viêm loét miệng lưỡi, viêm loét miệng họng, loét miệng bên trong má đã hồi phục, các bạn vẫn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn dizigone hàng ngày để ngăn ngừa loét miệng tái diễn.
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những tin hữu ích về lở loét miệng. Để được tư vấn và giải đáp thêm những thắc mắc về căn bệnh này, hãy gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.