Tưa lưỡi hay nấm lưỡi là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời hoặc chưa biết cách chăm sóc hợp lý sẽ dẫn tới bé bị tưa lưỡi nặng. Vậy phải làm gì để giải quyết triệt để tình trạng này, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Các dấu hiệu bé bị tưa lưỡi nặng
Bé bị tưa lưỡi sẽ xuất hiện:
- Các tổn thương màu trắng kem/ trắng xám hơi gồ lên trên lưỡi, má trong. Đôi khi xuất hiện trên vòm miệng, lợi và amidan.
- Niêm mạc mẩn/sưng đỏ, bỏng rát hoặc đau nhức có thể nghiêm trọng đến mức gây khó ăn hoặc khó nuốt.
- Đôi khi có chợt máu nhẹ nếu tổn thương bị cọ xát hoặc xây xát
- Khóe miệng đỏ, khô nứt; có thể mất vị giác.
Cha mẹ cần nhận biết mức độ bệnh tưa lưỡi của con
2. Các hậu quả nguy hiểm của tưa lưỡi.
Cha mẹ nếu không phát hiện sớm tình trạng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ thì bệnh có thể sẽ tiến triển nghiêm trọng. Khoang miệng liên thông với cả ống tiêu hóa và đường hô hấp. Vì vậy, nấm gây bệnh có khả năng xâm nhập vào các cơ quan khác của cơ thể, nhất là hệ hô hấp hoặc hệ tiêu hóa.
- Hệ tiêu hóa: Nấm tấn công xuống ruột làm rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng. Hậu quả là khiến trẻ kém hấp thu, tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn. Một số, trường hợp nấm có thể tới gan.
- Hệ hô hấp: Nấm cũng có khả năng tới phổi gây ho, viêm phổi, viêm phế quản.
3. Các thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ nhỏ
3.1. Các thuốc kháng sinh chống nấm
Nystatin
Thuốc chống nấm Nystatin có cấu trúc polyen, tác dụng tốt trên nấm Canida.
Cơ chế kháng nấm của thuốc thông qua gắn với sterol của màng tế bào nấm nhạy cảm và thay đổi tính thấm của chúng khiến kali và thành phần thiết yếu bị thoát ra ngoài. Từ đó, thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt nấm.
Tuy nhiên, quá trình phân giải của Canida tạo ra chất Candium có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các biểu hiện hay gặp là: dị ứng, nổi mề đay, ban đỏ, rối loạn tiêu hoá, đi ngoài.
Thống chống nấm Nystatin
Miconazol
Thuốc kháng nấm Miconazol thuộc nhóm imidazol tổng hợp, tác dụng tốt trên loài nấm Canida.
Cơ chế kháng nấm thông qua ức chế enzym tổng hợp ergosterol. Đây là thành phần quan trọng của màng tế bào nấm gây ngăn cản sự sinh trưởng của tế bào nấm.
Thuốc kháng nấm imidazole thường có độc tính cao hơn nhóm triazole do tính chọn lọc trên enzym của tế bào nấm và người chưa cao. Thêm vào đó, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đi ngoài, buồn nôn,…
Fluconazol
Fluconazol là thuốc kháng nấm triazole tổng hợp có tác dụng trên Canida.
Thuốc hoạt động bằng cách ức chế cyp P450 14 – α – demethylase. Từ đó ngăn chặn tổng hợp ergosterol là sterol chủ yếu ở màng tế bào nấm (chọn lọc hơn nhóm imidazol). Thuốc vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, muốn nôn, nôn, đi ngoài.
Fluconazol thường được chỉ định trên người bệnh không dung nạp các thuốc trị nấm thông thường khác hay khi các thuốc này không có tác dụng.
3.2. Dung dịch sát khuẩn diệt nấm
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để diệt nấm khá tiện dụng và hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, hiện nay rất ít dung dịch sát khuẩn được khuyến cáo rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Do chúng ít đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí an toàn, hiệu quả khi dùng trên trẻ nhỏ.
- Tác dụng diệt nấm mạnh, giúp việc rơ lưỡi thực hiện trên trẻ trong thời gian ngắn nhưng vẫn hiệu quả.
- Phổ tác dụng bao gồm loài nấm Canida.
- Không gây đau xót, không gây kích ứng: Hạn chế hiện tượng trẻ quấy khóc, sợ hãi mỗi khi cha mẹ rơ lưỡi cho bé.
- Màu trong suốt giúp dễ quan sát tiến triển các mảng nấm.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, không tác ngoại ý.
- Phải được kiểm chứng an toàn cả với trẻ sơ sinh.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone là 1 trong số ít các dung dịch sát khuẩn sở hữu các tiêu chí khắt khe trên. Hơn nữa, Dizigone là sản phẩm áp dụng công nghệ EMWE tiên tiến từ Châu Âu rất hiệu quả trong tiêu diệt nấm. Cơ chế diệt nấm của Dizigone thông qua các ion oxi hóa mạnh, khá giống cơ chế miễn dịch tự nhiên như: HClO, ClO–, OH*,… nên rất an toàn. Do vậy, sản phẩm hiện đang được khuyên dùng bởi nhiều chuyên gia y tế.
Các bước rơ lưỡi với dung dịch sát khuẩn cho trẻ
Bước 1: Rửa tay
Rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thao tác đánh tưa lưỡi. Điều này giúp ngăn ngừa đưa vi khuẩn và nấm xâm nhập vào miệng trẻ.
Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa
Việc tạo một tư thế thoải mái, an toàn nhất cho trẻ rất quan trọng. Điều này giúp trẻ không bị căng thẳng, sợ hãi cũng như để cha mẹ dễ dàng thực hiện thao tác. Tư thế tốt nhất nên đặt trẻ nằm ngửa, kê đầu hơi cao nhẹ lên đùi phụ huynh hoặc gối mỏng.
Bước 3: Đánh tưa lưỡi (rơ lưỡi)
- Dùng 1 miếng gạc (khăn xô) mềm, sạch quấn quanh ngón tay trỏ
- Nhúng ngón tay quấn băng gạc vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
- Thực hiện lau:
Nhẹ nhàng lau mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Nếu các mảng tưa lưỡi còn nhiều, thay băng gạc để lau lại lần nữa. Nếu 2 bên má, trên vòm miệng, môi cũng thấy nấm, dùng miếng gạc mới vệ sinh cả các vùng này.
Niềm vui của khách hàng khi bé bị tưa lưỡi nặng đã khỏi hoàn toàn sau khi dùng Dizigone
4. Cha mẹ và bé cần làm gì để phòng tránh tưa lưỡi quay lại
Sau khi đẩy lùi được tưa lưỡi, bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm trở lại. Vì vậy, mẹ cần thực hiện tốt việc phòng tránh bệnh. Điều này chỉ đạt chỉ đạt hiệu quả cao tối đa khi áp dụng với cả mẹ và bé.
Bé nên được cha mẹ thực hiện các biện pháp:
- Định kỳ rơ lưỡi cho trẻ với dung dịch sát khuẩn Dizigone.
- Sau khi bú mẹ, ăn dặm nên cho trẻ uống 1 chút nước tránh lắng đọng sữa, đồ ăn thừa trong miệng trẻ.
- Ngâm, rửa đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone để diệt bào tử nấm tiềm ẩn.
- Chế độ ăn uống của trẻ đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để tăng cường sức đề kháng.
- Không dùng kháng sinh phổ rộng, corticoid cho trẻ nếu không thực sự cần thiết.
Mẹ cần thực hiện các biện pháp:
- Đảm bảo đầu vú được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú trực tiếp/ vắt sữa.
- Tránh hôn vào miệng bé.
- Người mẹ nhiễm nấm âm đạo khi mang thai, cần điều trị dứt điểm để không lây sang con.
Bài viết cung cấp kiến thức giúp cha mẹ có biện pháp xử lý kịp thời khi bé bị tưa lưỡi nặng. Mọi thắc mắc về sản phẩm Dizigone xin liên hệ hotline 19009482
Tham khảo: Tưa miệng ở trẻ em