Theo hướng dẫn điều trị các bệnh da liễu của Bộ Y tế, háng (bẹn) là 1 trong 5 vị trí tổn thương thường gặp nhất ở bệnh lác đồng tiền. Lác đồng tiền ở háng gây ra những cơn ngứa ngáy dai dẳng kéo dài và khiến người bệnh vô cùng tự ti trong sinh hoạt. Do đặc trưng là vùng da ấm, ẩm, mồ hôi nhiều, đây là vùng nấm da khó trị, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn. Để tìm ra cách giải quyết lác đồng tiền ở háng an toàn – hiệu quả, cùng theo dõi bài viết sau đây.
I. Tại sao lác đồng tiền thường gặp ở háng?
Lác đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, đặc biệt ở những khu vực có thời tiết nóng ẩm – nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tổn thương do lác đồng tiền có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Theo thống kê, căn bệnh này được phân loại theo các vị trí chính:
- Lác đồng tiền ở bàn chân
- Lác đồng tiền ở háng (bẹn)
- Lác đồng tiền ở mặt
- Lác đồng tiền ở thân mình
- Lác đồng tiền ở vùng râu/ tóc
Mỗi khu vực bệnh lại có một đặc điểm hình thái khác nhau, tuy nhiên nguyên tắc điều trị về cơ bản không thay đổi.
Lý giải cho nguyên nhân lác đồng tiền thường gặp ở háng, các chuyên gia y tế cho rằng: Vi nấm gây bệnh lác đồng tiền ưa thích môi trường nhiệt độ cao và ẩm thấp. Vùng háng phải mặc đồ lót cả ngày, cọ sát với quần áo trong quá trình hoạt động nên luôn bị bí bách, mồ hôi nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm sợi – nguyên nhân gây lác đồng tiền phát triển và sinh sôi.
Ngoài ra, một số yếu tố giúp thúc đẩy bệnh lác đồng tiền có thể kể đến như:
- Sử dụng nhầm hay chung đồ lót, đồ vệ sinh cá nhân cùng với người bị bệnh lác đồng tiền.
- Quần áo, đồ lót, đồ vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hoặc phơi ở nơi ẩm thấp có mầm bệnh.
- Quần áo hay đồ lót chật chội, bó sát gây tổn thương da.
- Nguồn nước sử dụng tắm rửa, vệ sinh hàng ngày không đảm bảo.
- Quan hệ tình dục với người bị lác đồng tiền cũng là nguyên nhân gây ra lác đồng tiền ở háng.
II. Dấu hiệu nhận biết lác đồng tiền ở háng
Lác đồng tiền ở háng có những dấu hiệu rất điển hình.
- Tổn thương ban đầu ở dạng chấm nhỏ, có vảy nhỏ.
- Qua thời gian, tổn thương lan thành mẩng hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt đỏ, bờ hơi gồ cao.
- Trên bờ tổn thương có nhiều mụn nước và vảy da.
- Các mảng lác đồng tiền liên kết với nhau thành mảng lớn hình cung, ở giữa nhạt màu.
- Bệnh nhân ngứa nhiều.
Hình ảnh điển hình của lác đồng tiền ở háng
Người bệnh cần phân biệt lác đồng tiền ở háng với các bệnh da liễu do nguyên nhân khác:
- Erythrasma: Bệnh do nhiễm khuẩn khu trú ở vùng bẹn. Tổn thương có thành dát đỏ hoặc nâu, có bờ rõ nhưng không có mụn nứớc và vảy. Dưới ánh sáng đèn Wood, thương tổn có màu đỏ gạch.
- Viêm kẽ do Candida: Bệnh do nấm men. Tổn thương có dát đỏ, bờ rõ, ngoài bờ có bong vảy rất mỏng như lột vỏ khoai tây. Bề mặt đỏ tươi và láng bóng, có các thương tổn vệ tinh.
Lác đồng tiền ở háng thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng thực thể ngoài da. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định:
- Soi tươi tìm sợi nấm: Nhằm phát hiện các sợi nấm chia đốt trên nền tế bào sừng.
- Nuôi cấy nấm trên các điều kiện môi trường khác nhau để định loại chủng nấm dựa trên đặc điểm khuẩn lạc.
>>> Xem bài viết: 8 cách chữa hắc lào dân gian hiệu quả
III. Nguyên nhân gây lác đồng tiền ở háng
Nguyên nhân gây lác đồng tiền nói chung là do nấm sợi Dermatophyte. Nấm sợi có 3 loài gây bệnh chính trên người là: Trichophyton, Epidermophyton và Microsporum. Nấm sợi có thể lây từ môi trường đất bẩn, từ động vật hoặc từ cơ thể người bệnh tới người lành.
Qua xét nghiệm, lác đồng tiền ở háng có nguyên nhân chính là 2 chủng nấm sợi:
- Epidermophyton inguinale
- Trichophyton rubrum
Hình ảnh minh họa nấm Trichophyton gây lác đồng tiên
Nguy cơ các chủng nấm này lây lan, gây bệnh tăng lên khi gặp các điều kiện:
- Người bệnh giới tính nam
- Độ tuổi thanh thiếu niên
- Có thói quen mặc đồ lót chật
- Người bệnh thừa cân, béo phì
- Người ra mồ hôi nhiều
- Người có hệ miễn dịch suy yếu
- Người bị bệnh đái tháo đường.
Do nguyên nhân gây bệnh như trên, nguyên tắc điều trị lác đồng tiền ở háng được xác định gồm 2 bước:
- Phát hiện và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển
- Sử dụng thuốc/ sản phẩm bôi tại chố; kết hợp thuốc uống trong trường hợp nặng.
IV. Cách giải quyết lác đồng tiền ở háng nhanh chóng – hiệu quả
1. Sử dụng thuốc kháng nấm bôi ngoài da
Thuốc kháng nấm bôi ngoài da là chỉ định đầu tay khi bệnh nhân gặp lác đồng tiền ở háng. Các thuốc kháng nấm thường dùng thuộc 2 phân nhóm chính: Các dẫn chất azol và các dẫn xuất tổng hợp của allylamin
a. Các dẫn chất azol
Đại diện thường dùng: Ketoconazol 2%, Clotrimazol 1%, Miconazol, Econazol.
Cơ chế tác dụng: Các dẫn chất azol ức chế hoạt tính của enzym cytochrom P450. Đây là hệ enzym cần thiết cho quá trình khử methyl các 14 alpha-methyl-sterol (VD: lanosterol) để tạo thành ergosterol – sterol chính cấu tạo nên màng tế bào nấm. Lượng ergosterol bị giảm sẽ làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào. Từ đó, các tế bào nấm sợi bị tiêu diệt.
Thuốc bôi lác đồng tiền Clotrimazol 1%
b. Các dẫn xuất tổng hợp của allylamin
Đại diện thường dùng: Terbinafin 1%, Ciclopiroxolamin 1%.
Cơ chế tác dụng: Thuốc ức chế enzym squalen monooxygenase (squalen 2,3-epoxydase) – một mắt xích quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp màng tế bào nấm. Điều này dẫn đến sự tích lũy squalen (là cơ chất của enzym) trong tế bào nấm và sự thiếu hụt sterol, đặc biệt là ergosterol. Do màng tế bào nấm không đươc hình thành trọn vẹn, nấm dễ dàng bị tiêu diệt với tốc độ nhanh chóng.
* Cách sử dụng thuốc bôi lác đồng tiền: Bôi 1-2 lần/ngày, sử dụng liên tục tối thiểu 3-4 tuần.
>>> Xem bài viết: 9 thuốc bôi lác đồng tiền hiệu quả nhất
2. Sử dụng thuốc kháng nấm bôi ngoài da kết hợp corticoid
Trong trường hợp vùng da bị lác đồng tiền có dấu hiệu sưng viêm, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp thuốc kháng nấm ngoài da và corticoid. Đây là các thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và giúp giảm ngứa nhanh chóng.
Đại diện thường dùng: Betamethasone.
Lưu ý khi sử dụng phối hợp corticoid cho lác đồng tiền:
- Không tự ý dùng thuốc khi tổn thương không có sưng viêm và không có chỉ định của bác sĩ.
- Một đợt dùng thuốc kéo dài không quá 7 ngày để tránh các tác dụng không mong muốn.
- Corticoid KHÔNG CÓ TÁC DỤNG DIỆT NẤM SỢI, nên không thể sử dụng đơn độc để điều trị lác đồng tiền ở háng.
3. Sử dụng thuốc kháng nấm ngoài da kết hợp thuốc kháng nấm toàn thân
Thuốc uống trị lác đồng tiền Griseofulvin viên 500mg
Thuốc kháng nấm toàn thân được chỉ định khi:
- Tổn thương do lác đồng tiền lan rộng toàn thân
- Việc điều trị bằng các thuốc/ sản phẩm bôi ngoài da lâu ngày không cải thiện.
Thuốc kháng nấm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng đường uống. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan và/hoặc gây một số biểu hiện như: đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Vì vậy, thuốc kháng nấm đường uống được dùng thận trọng với các lưu ý:
- Cần kiểm tra chức năng gan của người bệnh trước và trong quá trình điều trị.
- Liều lượng và thời gian dùng thuốc được điều chỉnh tùy từng người bệnh.
Các thuốc kháng nấm đường uống thông dụng nhất:
- Griseofulvin viên 500mg: Trẻ em dùng liều 10- 20mg/kg/ngày. Nguời lớn dùng 1-2 viên/ngày, thời gian điều trị 4-6 tuần.
- Terbinafin 250mg/viên/ngày x 10-14 ngày, uống trước bữa ăn. Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 16 tháng, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
- Itraconazol 100mg/viên x 2 viên/ngày x 3-4 tuần, uống sau bữa ăn.
4. Sử dụng Dizigone – giải pháp xử lý lác đồng tiền không dùng thuốc
a. Giới thiệu về dung dịch kháng khuẩn ion
Bên cạnh các giải pháp xử lý lác đồng tiền ở trên, khoa học hiện đại đã phát triển và tìm ra một giải pháp diệt nấm sợi hoàn toàn mới: Sử dụng dung dịch kháng khuẩn ion.
Dược sĩ Lệ Chi cho ý kiến về cách xử lý lác đồng tiền bằng dung dịch kháng khuẩn ion
Dung dịch kháng khuẩn ion chứa các chất và ion oxy hóa mạnh như HClO, ClO-, HO*… Khi tiếp xúc với mầm bệnh nấm sợi, các hoạt chất này nhanh chóng phát huy tác dụng:
- Tạo điện hóa cao (800 – 1200 mV). Đây là môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của nấm sợi, khiến nấm sợi bị phá vỡ cấu trúc sinh hóa.
- Làm thay đổi cơ chế vận chuyển ion và phá vỡ cấu trúc màng tế bào nấm. Màng tế bào nấm trở nên “xốp” hơn, tạo điều kiện cho các tác nhân oxy hóa xuyên màng vào trong bào tương. Quá trình sinh tổng hợp protein, lipid và nucleic acid bị bất hoạt, khiến vi sinh vật chết đi.
Cơ chế tác dụng này tương tự cách mà hệ miễn dịch tự nhiên hoạt động và bảo vệ cơ thể. Nhờ vậy, các dung dịch kháng khuẩn ion không chỉ hiệu quả mà còn an toàn tuyệt đối.
b. Dizigone – Đại diện đầu tiên của dung dịch kháng khuẩn ion tại Việt Nam
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion. Đây được coi là giải pháp xử lý lác đồng tiền không dùng thuốc hiệu quả, an toàn và xứng đáng để trải nghiệm. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Kháng khuẩn, kháng nấm nhanh và mạnh, trong vòng 30 giây đã tiêu diệt được 100% vi sinh vật có hại.
- Phổ diệt khuẩn rộng, có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn, virus và nấm Dermatophytes.
- An toàn cho người sử dụng, không gây đau xót, không ảnh hưởng đến quá trình lành da.
- Tính an toàn và hiệu quả đã được kiểm chứng bởi các trung tâm kiểm nghiệm hàng đầu Việt Nam.
Chứng nhận chất lượng của Dizigone
Để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và kích thích vùng da thương tổn mau lành, dung dịch kháng khuẩn Dizigone được khuyến cáo cùng cùng kem Dizigone Nano Bạc. Kem Dizigone Nano bạc chứa các phân tử bạc dạng Nano đem lại hiệu quả kháng nấm kéo dài. Ngoài ra chiết xuất thảo dược cúc la mã, tràm trà, lô hội giúp giảm ngứa, kích thích các tế bào da mới được sản sinh.
Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone xử lý lác đồng tiền ở háng:
- Thấm dung dịch kháng khuẩn Dizigone ra bông để lau kỹ vùng da bị hắc lào trong 2-3 phút
- Đợi dung dịch khô, thoa kem Dizigone Nano bạc
- Một ngày thực hiện 3-4 lần để đạt hiệu quả tối ưu
Hiệu quả sau khi sử dụng Dizigone xử lý lác đồng tiền
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone xử lý lác đồng tiền tại shopee: https://shopee.vn/terrapharm
IV. Cách phòng tránh lác đồng tiền ở háng tái phát
Bệnh do nấm sợi luôn khó điều trị dứt điểm và cực kỳ dễ tái phát. Vì vậy, sau khi đã điều trị khỏi, người bệnh cần lưu ý phòng tái phát bằng những cách sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo vùng da ở háng/ bẹn luôn khô ráo và sạch sẽ. Lau khô vùng kín và đùi trong bằng khăn sạch sau khi tắm hoặc tập thể dục. Lau khô chân sau cùng để tránh lây lan nấm da chân sang vùng bẹn.
- Thay giặt quần áo thường xuyên: Thay quần lót tối thiểu 1 lần/ngày; nếu đổ mồ hôi nhiều thì cần thay nhiều hơn. Lựa chọn vải quần chất liệu cotton để đảm bảo thoáng khí. Giặt quần áo hàng ngày thật sạch sẽ, phơi khô, hạn chế mặc lại.
- Lựa chọn quần áo vừa người: Chọn quần vừa kích cỡ cơ thể, không mặc đồ bó sát. Quần áo quá chặt có thể gây ma sát nhiều trên da và tạo những thương tổn không đáng có, làm tăng nguy cơ ngứa ngáy, khó chịu. Nếu có thể, hãy thay thế quần sịp bó sát bằng quần đùi rộng rãi hơn.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Không để người khác dùng chung quần áo, khăn tắm hay các vật dụng cá nhân khác. Bên cạnh đó, cũng không nên mượn đồ của người khác để tránh bị lây bệnh (nếu có).
- Điều trị sớm và ngăn ngừa nấm da chân: Nấm da chân có thể lây lan tới khu vực háng/ bẹn khi không được xử lý kịp thời. Để ngăn ngừa lác đồng tiền ở háng quay trở lại, việc phát hiện, điều trị sớm bệnh nấm ở chân là cần thiết.
Trên đây là những thông tin cần biết để giải quyết triệt để lác đồng tiền ở háng. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482. Dược sĩ đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.