Băn khoăn kiến ba khoang cắn bôi gì và đứng trước rất nhiều lựa chọn về thuốc chữa vết kiến ba khoang cắn, bạn phân vân không biết nên chọn sản phẩm nào an toàn kèm theo hiệu quả tốt? Hãy cùng chúng tôi điểm mặt chỉ tên top 5 loại thuốc tốt nhất hiện nay trong việc điều trị các tổn thương do kiến ba khoang gây ra nhé!
I. 5 thuốc bôi kiến ba khoang đốt hiệu quả nhất
1. Hồ nước
Hồ nước (hay thuốc hồ) là một loại hỗn hợp được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu khác nhau. Trên thị trường hiện nay, loại hồ nước dạng hỗn dịch là chủ yếu.
Thành phần: Oxit kẽm, glycerin, calcium carbonate, bột talc, nước cất.
- Oxit kẽm: ngăn chặn sự hình thành màng sinh học của vi khuẩn, từ đó ức chế sự phát triển của chúng. Kẽm Oxit hoạt động như một chất làm se da, ngăn ngừa sự hình thành dầu trên bề mặt da, thu nhỏ lỗ chân lông và làm săn chắc da. Hơn nữa, kẽm oxit còn có tác dụng giảm viêm, giảm kích ứng, giảm ngứa hiệu quả.
- Glycerin: chiết xuất từ các loài thực vật giúp làm dịu da, giảm ngứa khi da bị kích ứng.
- Calcium carbonate: là một hợp chất muối của canxi, carbon và oxi. Thành phần này có tác dụng bảo vệ tế bào nhờ tạo ra gốc HClO3 và bổ sung canxi.
Công dụng:
- Kháng khuẩn, làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm các triệu chứng bất lợi trên bề mặt da.
- Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng, đặc biệt là vết thương do kiến ba khoang. Sau khi bị côn trùng cắn trên da, sử dụng hỗn dịch hồ nước bôi lên các vết sưng đỏ sẽ làm dịu da, giảm sưng, ngứa ngáy.
- Với tính sát khuẩn nhẹ dung dịch hồ nước có thể được sử dụng trong trị mụn bọc, mụn mủ. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy tác dụng với điều kiện tình trạng mụn nhỏ hoặc một vài nốt mụn riêng lẻ trên gương mặt.
- Điều trị chàm sữa (viêm da cơ địa), điều trị vết thương, vết bỏng nhẹ ngoài da.
Đối tượng sử dụng: Dùng cho người có biểu hiện kích ứng da nhẹ nhàng
Cách dùng:
- Bước 1: Lau vùng da sạch vùng da tổn thương bằng nước ấm
- Bước 2: Dùng khăn sạch lau khô
- Bước 3: Bôi thuốc 2-3 lần/ngày
Lưu ý khi sử dụng:
- Vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương sạch sẽ trước khi sử dụng sản phẩm.
- Hồ nước là một sản phẩm có tính sát khuẩn nhẹ. Vì vậy, trước khi bôi hồ nước bạn cần đảm bảo vùng da bôi thuốc đã được vô khuẩn, điều này sẽ phòng tránh khả năng bội nhiễm tại các vùng da đó.
- Cần lắc đều trước khi sử dụng để các tiểu phân kẽm oxit phân bố đều, tránh hiện tượng sa lắng làm mất tác dụng của thuốc.Tránh để chất bẩn rơi vào lọ, đậy nắp ngay sau khi sử dụng.
- Tất cả những tác dụng này của hồ nước đều chỉ ở mức trung bình. Vì vậy nó thường chỉ được coi là một lựa chọn an toàn để làm dịu, hỗ trợ phục hồi những tổn thương ngoài da mức độ nhẹ. Với những tổn thương nặng hơn: như loét, vết thương hở, tổn thương nặng… người bệnh cần phối hợp dung dịch hồ nước với các loại thuốc đặc trị khác.
Giá tham khảo:
- Dược vật tư y tế hải dương: 5.000 VNĐ/lọ 20g
- CTCP hóa dược Việt Nam: 6.000 VNĐ/lọ 20g
- Viện da liễu trung ương: 30.000 VNĐ/lọ 30g
Đánh giá Hồ Nước:
Ưu điểm:
- Rẻ tiền, phổ biến, có thể tìm mua ở các hiệu thuốc,…
- Tương đối an toàn, lành tính do sản phẩm chứa các thành phần ít gây kích ứng.
- Dùng được cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai
Nhược điểm:
- Khả năng sát khuẩn kém.
- Chỉ có tác dụng với những bệnh ngoài da mức độ nhẹ.
- Không dùng được cho tổn thương nặng, vết thương hở, vết loét ngoài da.
2. Xanh Methylen
Xanh Methylen là thuốc bôi ngoài da được điều chế bởi Heinrich Caro vào năm 1876. Sau đó thuốc được sử dụng rộng rãi, phổ biến và nằm trong nhóm thuốc quan trọng và thiết yếu.
Thành phần: Xanh Methylen có hai dạng bào chế:
- Dung dịch xanh methylen 1% gồm: xanh methylen và nước tinh khiết.
- Dung dịch milian gồm: xanh methylen, tím gentian, ethanol 96% và nước tinh khiết.
Công dụng:
- Sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô
- Điều trị các bệnh ngoài da như các bệnh do virus herpes, chốc lở, viêm da mủ, bỏng nhẹ nhờ đặc tính phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng.
Đối tượng sử dụng: mọi lứa tuổi
Cách dùng: Bôi vào vùng da bị tổn thương 1-2 lần/ngày
Lưu ý khi sử dụng:
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, đối tượng bị suy giảm chức năng thận.
Giá tham khảo: 5.000 VNĐ/lọ 17ml
Đánh giá Xanh Methylen:
Ưu điểm:
- An toàn, hầu như không gây kích ứng da
- Rẻ, dễ tìm mua tại tất cả các nhà thuốc, siêu thị,…
Nhược điểm
- Khi sử dụng gây nhuộm màu da dẫn đến mất thẩm mỹ.
- Khả năng sát khuẩn nhẹ nên có hiệu quả kém khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng.
3. Fucidin
Fucidin là một loại thuốc bôi ngoài da khá phổ biến, đến từ thương hiệu Leo Laboratories tại Ireland.
Thành phần: Một tuýp thuốc Fucidin 15g gồm có: acid Fusidic, Hydrocortison acetat và các tá dược vừa đủ.
- Acid Fusidic là một thành phần có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn. Hầu hết tác dụng lên vi khuẩn Gram dương, ít nhạy cảm với các khuẩn Gram âm.
- Hydrocortison là corticoid được tiết ra từ tuyến vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.
Công dụng:
- Fucidin được sử dụng trong điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn nguyên phát và thứ phát. Bao gồm bệnh chốc lở, ban đỏ hay nhiễm trùng da do kiến ba khoang.
- Điều trị nấm do Corynebacterium minutissimum, nhọt .
- Hỗ trợ điều trị các vết bỏng, mụn nhọt, viêm tuyến mồ hôi hay viêm nang râu, vết thương do chấn thương hoặc phẫu thuật.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, thận trọng kê đơn khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Cách dùng: Bôi ngoài da
- Cho lượng thuốc vừa đủ ra tay, thoa nhẹ lên vùng cần điều trị đã sát trùng sạch
- Dùng 3 đến 4 lần một ngày theo yêu cầu của dược sĩ hoặc bác sĩ, thường dùng trong 7 ngày.
- Có thể băng hoặc không băng vùng tổn thương.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bôi ngoài da, không được uống. Để tránh xa tầm tay trẻ em.
- Tránh để thuốc dây vào mắt. Nếu bị dính vào miệng hoặc mắt, rửa sạch bằng nước, sau đó đến ngay cơ sở điều trị gần nhất để điều trị triệu chứng.
- Cần bảo quản tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ từ 25 -30 độ.
- Trường hợp quên liều, có thể dùng ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, không được bôi gấp đôi để bù liều vì nguy cơ quá liều nguy hiểm. Nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên.
Giá tham khảo: 140.000VNĐ/tuýp 15g
Đánh giá Fucidin:
Ưu điểm:
- Phổ biến tại các nhà thuốc.
- Phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.
- Sau 2-3 ngày điều trị, các triệu chứng giảm rõ rệt.
Nhược điểm:
- Nếu sử dụng quá liều trong vòng 3 tháng có thể gây hội chứng Cushing và suy tủy thượng thận.
- Tương tự các loại kháng sinh, khi sử dụng kéo dài hoặc lặp lại Fucidin có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
- Không sử dụng được cho các vết thương hở, lao, viêm da sưng đỏ.
4. Thuốc bôi da Gentrisone
Thuốc bôi da Gentrisone là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.
Thành phần: Betamethasone dipropionate, Clotrimazole, Gentamicin, tá dược vừa đủ.
- Betamethasone dipropionate: một corticoid tổng hợp, có thể được hấp thu để gây những tác động toàn thân. Ức chế giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra các hiện tượng dị ứng của cơ thể.
- Clotrimazole: ức chế tổng hợp sterol, tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
- Gentamicin: ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, tụ cầu khuẩn,…
Công dụng:
- Giảm các đợt viêm và ngứa của bệnh viêm da dị ứng trong bệnh chàm cấp, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
- Điều trị nấm da do C.albicans và lang ben.
- Điều trị nhiễm trùng bề mặt da do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Đối tượng sử dụng: người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên
Cách dùng: Sát khuẩn vùng da bị tổn thương, sau đó bôi một lượng vừa đủ lên vùng da trên 1-2 lần/ ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Trường hợp viêm da hoặc chàm có nhiễm trùng da, nên dùng phối hợp với thuốc kháng sinh.
- Không bôi thuốc vào mắt
- Ngưng sử dụng thuốc khi bị kích thích da hoặc phát ban.
Giá tham khảo: 24.000VNĐ/tuýp 20g
Đánh giá Gentrisone:
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
- Dễ dàng sử dụng, hiệu quả nhanh.
Nhược điểm:
- Không sử dụng được cho trẻ sơ sinh.
- Có thể dẫn đến: teo da, kích ứng da, phát ban, mụn nước, bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc,…
5. Diphenhydramine (Benadryl)
Diphenhydramine thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 1 được phát minh vào năm 1943 bởi tiến sĩ George Rieveschl – Hoa Kỳ.
Thành phần: Diphenhydramine hydrochloride 2%
Công dụng:
- Giảm ngứa và đau tạm thời do vết bỏng nhỏ, vết cắt, cháy nắng, vết côn trùng cắn (đặc biệt là kiến ba khoang), phát ban,…
- Làm dịu da khô, nứt nẻ, trầy xước,… nhờ vào khả năng ức chế phản ứng dị ứng.
Đối tượng sử dụng: dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn.
Cách dùng: Diphenhydramine có các dạng kem lotion gel và dạng xịt được dùng ngoài da, bôi lên vùng da cần điều trị 3-4 lần/ ngày.
Lưu ý khi sử dụng: Rửa tay trước và sau mỗi lần sử dụng.
Giá tham khảo: 250.000VNĐ/tuýp 28g
Đánh giá Diphenhydramine:
Ưu điểm:
- Cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả trong việc giảm ngứa, làm dịu và giảm kích ứng.
Nhược điểm:
- Không có khả năng kháng khuẩn, làm sạch ổ tổn thương và dự phòng viêm nhiễm.
- Có thể gây buồn ngủ, nhức đầu, mệt mỏi. Ít gặp hơn có thể gây hạ huyết áp, phù, chóng mặt,…
- Không sử dụng được cho các vết thương trên mặt, vết thương sâu hoặc đâm thủng, bỏng nghiêm trọng hay gặp vấn đề về da trên diện rộng.
>> Xem thêm: Côn trùng cắn bôi gì?
II. Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi kiến ba khoang cắn
Không phải ai cũng biết kiến ba khoang cắn bôi gì và các tiêu chí lựa chọn các sản phẩm bôi khi bị loại côn trùng này đốt. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn thuốc bôi bạn cần chú ý:
1. Có khả năng kháng khuẩn mạnh
Điều kiện cần để một vết thương nhanh lành, không gây tổn thương lan rộng hơn chính là vết thương cần được loại bỏ hết độc tố và kháng khuẩn tuyệt đối. Bởi vậy, bạn nên ưu tiên những loại thuốc vừa có khả năng giảm sưng ngứa, vừa có khả năng kháng khuẩn mạnh.
2. Thành phần lành tính, an toàn, không gây xót cho tổn thương da
Ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn thuốc bôi vết kiến ba khoang cắn là những thuốc có thành phần chiết suất từ thiên nhiên, lành tính và an toàn cho da. Đặc biệt là không gây kích ứng với da nhạy cảm, an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Đối với tổn thương mức độ trung bình có thể cần điều trị dùng thuốc bao gồm:
- Các dung dịch sát khuẩn giảm sưng và ngứa như dung dịch hồ nước, milian,…
- Các thuốc mỡ steroid hoặc kháng sinh để nhằm giảm viêm, kháng khuẩn.
3. Có khả năng kích thích phục hồi, tái tạo da, không cản trở lành thương tự nhiên
Các vết đốt do kiến ba khoang cắn, đặc biệt là những vết đốt không can thiệp điều trị kịp thời sẽ để lại những vết sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các loại thuốc bôi có khả năng kích thích phục hồi, tái tạo da và không cản trở việc lành vết thương.
4. Trong suốt, không màu
Thuốc bôi kiến ba khoang cắn cần trong suốt, không màu để thuận tiện cho việc quan sát tiến độ hồi phục của vết thương.
5. Ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả
Việc lựa chọn thuốc bôi kiến ba khoang nhằm mục đích chữa trị các vết sưng, giúp xoa dịu mát các cơn đau, ngứa. Đặc biệt với các loại thuốc vừa có công dụng giảm đau chống viêm, vừa hỗ trợ phục hồi thâm sẹo do vết đốt của kiến ba khoang sẽ không thể nằm ngoài tiêu chí chọn lựa của người tiêu dùng hiện nay.
III. Dizigone – Giải pháp đẩy lùi nhanh tổn thương da do kiến ba khoang cắn
Đáp ứng trọn vẹn những tiêu chí cần có của một sản phẩm chăm sóc và phục hồi da ưu việt, Dizigone là giải pháp đẩy lùi kiến ba khoang cắn được tin dùng nhất hiện nay. Một bộ đôi Dizigone gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc là tất cả những gì bạn cần để xử lý tổn thương da do kiến ba khoang để lại.
- Dung dịch Dizigone kháng khuẩn và làm sạch tổn thương da, giúp giảm nhanh mẩn đỏ, ngứa rát; đảm bảo tổn thương không viêm nhiễm, mưng mủ.
- Kem Dizigone Nano Bạc cung cấp dưỡng chất và độ ẩm để làm dịu da, đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo da, ngăn ngừa thâm sẹo.
Với Dizigone, các tổn thương da cải thiện thần tốc và phục hồi nhanh chóng chỉ sau vài ngày. Hiệu quả vượt trội đến từ công thức kép kháng khuẩn da – tái tạo da, khắc phục mọi nhược điểm của các sản phẩm khác; mang đến giải pháp giải pháp chăm sóc da trọn vẹn đẩy lùi kiến ba khoang.
Dizigone đã có mặt tại hệ thống các nhà thuốc Long châu tại khắp 63 tỉnh thành toàn quốc để khách hàng dễ dàng tìm mua và sử dụng sớm nhất.
III. Khi nào cần kết hợp sử dụng thuốc uống điều trị kiến ba khoang cắn?
Với những tổn thương nhẹ như hồng ban, bạn chỉ cần chăm sóc da bằng các sản phẩm dịu nhẹ. Các phản ứng viêm da có thể tự hết nên không nhất thiết phải dùng kết hợp thuốc ở giai đoạn này.
Với những tổn thương nặng hơn như vết thương lan lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, bạn nên sử dụng các kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, tất cả các loại kháng sinh đều cần dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh về sau.
Với trường hợp mủ nhiều, đau đớn, bạn có thể sử dụng các thuốc kháng histamin tổng hợp hay các thuốc giảm đau như corticoid bôi. Đây là những thuốc có thể sử dụng kết hợp nhằm giảm đau ngứa gây khó chịu hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Trên đây là những thông tin về “Kiến ba khoang cắn bôi gì? 5 thuốc bôi hiệu quả, an toàn nhất”. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những nguy hiểm mà kiến ba khoang cắn.
Ngay tại đây, nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về da liễu cũng như các thông tin về các bệnh do kiến ba khoang gây ra, hãy gọi đến số Hotline 1900 9482. Chúng tôi, với đội ngũ Dược sĩ Dizigone và các chuyên gia trong lĩnh vực da liễu đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn và gia đình bất cứ lúc nào bạn cần.