Khí hư là một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Khi khí hư lẫn máu, chị em chắc chắn không thể chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em hiểu rõ tình trạng này để có biện pháp xử lý kịp thời.
I. Đặc điểm của khí hư
Khí hư còn gọi là huyết trắng, là dịch tiết âm đạo. Khi phụ nữ đến tuổi dậy thì, khí hư bắt đầu xuất hiện và giảm dần khi đến tuổi mãn kinh. Nó đóng vai trò như chất bôi trơn giúp giữ ẩm âm đạo và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Khí hư bình thường có màu trắng, hơi dính, không có mùi hôi hoặc hơi tanh. Ở mỗi người, lượng khí hư tiết ra không giống nhau.
Khí hư cũng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể, phụ thuộc vào nồng độ hormone estrogen. Khí hư sẽ tiết ra nhiều vào khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là ngày rụng trứng. Đây hoàn toàn là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể.
II. Nguyên nhân ra khí hư lẫn máu
Tình trạng ra khí hư lẫn máu thường không nguy hiểm nếu chưa có tổn thương sâu. Trường hợp này có thể do rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Một lượng máu kinh chưa ra hết lẫn vào khí hư. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện khí hư kèm máu như sau:
- Do kinh nguyệt không đều: chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi do rối loạn nội tiết tố dẫn tới tình trạng ra khí hư lẫn máu. Đây là nguyên nhân sinh lý của cơ thể nhưng không nên chủ quan. Bởi tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn mất máu và ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Do uống thuốc tránh thai khẩn cấp: đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Do đặt vòng tránh thai: thường hiếm gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân có thể do vòng tránh thai ma sát với niêm mạc cổ tử cung gây chảy máu bất thường.
- Dấu hiệu mang thai: khí hư ra nhiều kèm máu còn gọi là máu báo thai. Hiện tượng xảy ra khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Lớp niêm mạc bong ra và khác với máu kinh nguyệt. Lượng máu chảy ra ít và có màu đỏ nhạt. Thường chỉ xuất hiện trong 1 – 2 ngày sau khi quá trình thụ tinh diễn ra khoảng vài tuần.
- Dấu hiệu sảy thai, sinh non: Trong 3 tháng đầu mang thai nếu thấy khí hư có lẫn máu bất thường, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị động thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
III. Cảnh báo bệnh lý khi ra khí hư lẫn máu
Tình trạng khí hư lẫn máu do rối loạn nội tiết tố hay rối loạn kinh nguyệt thì bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên có nhiều bệnh lý phụ khoa có triệu chứng khí hư lẫn máu.
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ ở độ tuổi từ 25 – 40 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Trùng roi Trichomonas vaginalis và nấm Candida albicans là 2 tác nhân điển hình gây ra viêm âm đạo. Ngoài ra việc vệ sinh không đúng cách (dùng xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh, chà xát nhiều,…) cũng có thể dẫn đến bệnh lý này.
Những triệu chứng đặc trưng của viêm âm đạo là:
- Khí hư ra nhiều, có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi, đôi khi có lẫn máu.
- Âm đạo bị ngứa, khó chịu.
- Đau khi tiểu tiện, có thể chảy máu sau khi quan hệ.
2. Bệnh lý ở tử cung
Những tổn thương ở tử cung thường là tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng mang thai của phụ nữ. Do biến dạng mạch máu nội mạc tử cung, hay làm cho niêm mạc tử cung dễ bong tróc và viêm nhiễm. Một số bệnh lý hay gặp có thể xuất hiện khí hư lẫn máu như:
- Tăng sản nội mạc tử cung.
- Polyp nội mạc tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Viêm nội mạc tử cung.
Trong các bệnh lý trên, điển hình nhất là lạc nội mạc tử cung. Nó xảy ra khi tuyến nội mạc tử cung đi chuyển ra ngoài buồng tử cung. Triệu chứng phổ biến là đau bụng kinh dữ dội, đau khi đi tiểu tiện. Khí hư ra nhiều, lẫn máu. Lạc nội mạc tử cung nếu không điều trị có thể dẫn tới vô sinh.
3. Bệnh lý ở cổ tử cung
Ra khí hư lẫn máu thường liên quan đến bệnh lý ở cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung và polyp cổ tử cung là 2 bệnh lý thường gặp ở phụ nữ.
Hình ảnh minh họa viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Các biểu hiện của viêm lộ tuyến là khí hư ra nhiều, có màu trắng hoặc vàng, đôi khi có lẫn máu. Bệnh nhân sẽ kèm theo triệu chứng đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng dưới, eo.
- Polyp cổ tử cung: còn gọi là khối u lành tính ở cổ tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh con nhiều lần. Triệu chứng của bệnh không rõ ràng, chủ yếu gây đau, ra khí hư lẫn máu
4. Bệnh lý ung thư
Nếu các tổn thương đường sinh dục không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây biến chứng ung thư. Ra khí hư lẫn máu thường xuyên là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ung thư sau:
- Bệnh ung thư âm đạo: là một bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ đang trong độ tuổi mãn kinh. Triệu chứng ra máu âm đạo với số lượng ít, khí hư ra nhiều, lẫn máu, có mùi hôi.
- Bệnh ung thư cổ tử cung: Gặp ở bất kỳ người phụ nữ nào khi đã quan hệ tình dục. Dấu hiệu của bệnh là đau lưng, đau vùng châu, tiểu tiện khó khăn. Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, đôi khi kèm máu.
5. Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục
Không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục là điều kiện thuận lợi để tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Hai bệnh lý thường gặp là:
- Viêm vùng chậu: Do các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra. Giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì nên thường bị bỏ qua. Bệnh tiến triển dẫn tới đau vùng bụng dưới, đau khi quan hệ. Kinh nguyệt thất thường, khí hư ra nhiều và có lẫn máu.
- Bệnh lậu: Người mắc bệnh sẽ nhận thấy lượng khí hư tiết ra nhiều hơn, có mùi hôi và lẫn máu. Đau bụng dưới, căng tức bụng, đau rát khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ. Bệnh lậu do vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra nên có thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Nên sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ để phòng lây nhiễm.
6. Các bệnh lý toàn thân
Ngoài các tổn thương trực tiếp ở đường sinh dục, một số bệnh lý toàn thân cũng có thể gây ra khí hư lẫn máu:
- Rối loạn tạo máu: bệnh von Willebrand và thiếu prothrombin có thể biểu hiện chảy máu bất thường. Các bệnh lý gây giảm tiểu cầu có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
- Bệnh lý tuyến giáp: Suy giáp có thể gây ra tình trạng khí hư lẫn máu.
- Xơ gan: thường làm giảm tổng hợp estrogen gây ra rối loạn nội tiết tố. Vì vậy có thể gây ra khí hư lẫn máu.
IV. Biện pháp phòng ngừa ra khí hư lẫn máu
Để tạo ra hàng rào bảo vệ vững chắc ngăn chặn tác nhân gây ra khí hư lẫn máu, các chị em cần chú ý tới những thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa quá sâu, tránh chà sát âm đạo.
- Giữ vùng kín khô thoáng, mặc quần lót chất liệu cotton thấm hút tốt.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh chứa glycerin hoặc paraben.
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, dùng biện pháp tránh thai an toàn nếu không muốn có con.
- Lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn thực phẩm cay nóng, không sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn.
- Giữ tinh thần thoải mái, luyện tập thể dục thường xuyên
Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ là bước chăm sóc quan trọng để phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín. Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau khiến nhiều chị em băn khoăn. Các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo sử dụng dung dịch Dizigone sensicare.
Sản phẩm ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE với ưu điểm vượt trội như sau:
- Chuyên biệt cho viêm nhiễm vùng kín.
- Hiệu quả nhanh, dễ sử dụng.
- An toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.
- Dịu nhẹ, không gây khô rát, kích ứng.
Cách làm sạch vùng kín với Dizigone sensicare:
- Vệ sinh vùng kín với nước ấm.
- Rửa trực tiếp với dung dịch Dizigone sensicare, không pha loãng, không cần rửa lại bằng nước.
- Dùng thường xuyên từ 2 – 3 lần/ngày.
Khí hư lẫn máu có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn có thể phòng tránh được. Các chị em hay thay đổi thói quen sinh hoạt và vệ sinh vùng kín với dung dịch Dizigone sensicare thường xuyên. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các bệnh phụ khoa, gọi ngay HOTLINE 19009482.