Lactobacillus ferment – Xu hướng chăm sóc da thế hệ mới, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da bền vững từ sâu bên trong. Với đặc tính an toàn, lành tính, Lactobacillus ferment đang trở thành lựa chọn lý tưởng cho làn da nhạy cảm hoặc đang gặp các vấn đề như khô ráp, mẩn đỏ ở các bé nhỏ. Nội dung bài viết sau sẽ bật mí cho bạn thông tin về Lactobacillus ferment và ứng dụng trong chăm sóc da. Cùng tham khảo ngay nhé!
Mục lục
I/ Lactobacillus ferment là gì?
Lactobacillus ferment là sản phẩm thu được từ quá trình lên men vi khuẩn Lactobacillus. Theo bằng sáng chế của Estee Lauder năm 2009, Lactobacillus ferment là loại enzym sửa chữa DNA, đem lại công dụng bảo vệ da vượt trội, chống lại tác nhân gây kích ứng da từ môi trường. [1]
Xét về độ an toàn, lợi khuẩn Lactobacillus ferment được đánh giá cao về tính dịu nhẹ, không gây tác dụng độc hại hay kích ứng với làn da. Chính vì vậy, ngày nay, Lactobacillus ferment được ứng dụng rộng rãi trong thành phần của các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân.
II/ Lợi ích nổi bật của Lactobacillus ferment trong sản phẩm chăm sóc da
Lợi khuẩn Lactobacillus ferment đem lại nhiều lợi ích vượt trội cho da. Đó cũng chính là lý do vì sao Lactobacillus ferment trở thành thành phần “đột phá” trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hiện nay.
1.Cân bằng hệ vi sinh cho da
Hệ vi sinh vật trên da bao gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau tương tác với các tế bào biểu mô của vật chủ và khả năng miễn dịch bẩm sinh. Môi trường vi sinh vật này và sự tương tác của nó với các tế bào vật chủ ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, từ đó hình thành khả năng miễn dịch của vật chủ để chống lại các vi sinh vật có hại.
Thành phần vi sinh vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại và ngoại tại. Khi hệ vi sinh vật trên da bị mất cân bằng thì làn da sẽ dễ bị các mầm bệnh từ bên ngoài tấn công, gây viêm nhiễm, tổn thương. Hệ vi sinh vật da ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh ngoại sinh được gọi là “hiệu ứng rào cản” hoặc “kháng khuẩn lạc”.
Rối loạn hệ vi sinh vật là sự thay đổi về thành phần, hoạt động hoặc sự phân bố của hệ vi sinh vật trên da. Tình trạng này xảy ra theo 3 cơ chế: Sự phát triển quá mức của hệ vi sinh vật thành phần – Sự xâm nhập của vi sinh vật bên ngoài và sự đào thải của hệ vi sinh vật thành phần. [2]
Quá trình lên men lợi khuẩn Lactobacillus ferment sẽ đưa các chất chuyển hóa có lợi như acid lactic và peptide vào để giúp cân bằng hệ vi sinh vật cho da. Khi hệ này được cân bằng, các vấn đề như da khô, da mụn viêm, da nhạy cảm, da khô ngứa, mẩn mụn sẽ được cải thiện. [3]
2.Kháng khuẩn chống viêm
Quá trình sản xuất ra các chất chuyển hóa là acid lactic và peptide của lợi khuẩn Lactobacillus ferment tạo ra môi trường bất lợi cho hại khuẩn trên da, đồng thời giúp ức chế vi khuẩn gây mụn như Propionibacterium acnes và nấm gây viêm da, giúp giảm sưng, đỏ hiệu quả.
3.Tăng cường hàng rào bảo vệ da
Hàng rào bảo vệ da hay lớp sừng bao gồm một ma trận các tế bào da và lipid hoạt động cùng nhau để giữ ẩm, đồng thời ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài tấn công, xâm nhập. Hay nói cách khác, hàng rào này đóng vai trò là hàng thủ quan trọng cho da, giúp ngăn ngừa mất nước, giảm viêm nhiễm, bảo vệ da trước tác hại môi trường.
Khi hàng rào bảo vệ da hoạt động bình thường, da sẽ được cung cấp độ ẩm cần thiết, có khả năng tự phục hồi sau tổn thương và trở nên mịn màng, khỏe mạnh. Hoạt chất Lactobacillus ferment lên men được chứng minh là có khả năng kích thích quá trình sản xuất ceramide và phân tử lipid – Vốn là các thành phần thiết yếu của hàng rào bảo vệ da.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrients cho biết, các chế phẩm sinh học bôi ngoài ra, bao gồm các thành phần chiết xuất lên men sẽ giúp cải thiện độ ẩm, tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da và giảm tình trường mất nước qua biểu bì một cách hiệu quả. [4]
4.Làm dịu kích ứng da
Thành phần Lactobacillus ferment có đặc tính kháng viêm, giảm mẩn đỏ, dịu da rất tốt. Nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng, các thành phần hoạt chất lên men giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch của da, ức chế cytokine gây viêm – liên quan đến các tình trạng chàm da, viêm da.
Một bài đánh giá trên tạp chí Antioxidants vào năm 2020 đã chỉ ra rằng, các men vi sinh và dẫn xuất của chúng như Lactobacillus ferment có giúp giảm viêm, dịu kích ứng hiệu quả ở làn da nhạy cảm. [5]
5.Cải thiện độ ẩm cho da
Các thành phần lên men như lợi khuẩn Lactobacillus ferment giúp tăng cường và cải thiện độ ẩm cho da hiệu quả. Quá trình lên men sẽ tạo ra các sản phẩm “phụ” như axit amin, polysaccharides giúp giữ ẩm cho làn da luôn mịn màng, căng bóng và khỏe mạnh dài lâu.
6.Làm sáng da
Men Lactobacillus ferment có khả năng điều chỉnh quá trình sản sinh hắc tố da melanin, giúp da đều màu và sáng da hơn nhờ vào cơ chế ức chế tyrosinase, đây chính là enzyme sản xuất melanin.
7.Chống tại tác hại từ môi trường
Lactobacillus ferment trong quá trình lên men sẽ tạo ra hoạt chất chống oxy hóa như ferulic và polyphenol. Các chất này sẽ trung hòa gốc tự do, bảo vệ da khỏi quá trình oxy hóa, bức xạ UV và các tác nhân gây hại khác từ môi trường bên ngoài. Nhờ vậy, làn da được bảo vệ toàn diện, ngăn ngừa lão hóa sớm.
III/ Lactobacillus ferment có an toàn hay không?
Lactobacillus ferment được đánh giá là an toàn, không gây độc cho da, ngay cả với làn da nhạy cảm, da trẻ em hoặc sau điều trị. Báo cáo tổng quan do CIR (Cosmetic Ingredient Review) đánh giá thành phần Lactobacillus ferment và các chiết xuất tương tự: kết luận là an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm, không gây độc ngộ độc, dị ứng miễn dịch hay ảnh hưởng đến sự phát triển sinh sản ở người dùng bình thường. [6]
Tóm lại, Lactobacillus ferment được chứng minh an toàn, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng dù dùng trong thời gian dài. Đồng thời giúp phục hồi hàng rào bảo vệ, tăng độ ẩm, giảm viêm, kích ứng mà không gây mẩn đỏ hoặc dị ứng.
IV/ Lactobacillus ferment và ứng dụng quan trọng trong chăm sóc da
Lợi khuẩn Lactobacillus ferment đem lại nhiều ứng dụng trong chăm sóc da, cụ thể như sau:
1.Chăm sóc vết thương ngoài da
Một nghiên cứu từ tạp chí Scientific Reports năm 2020 [6] trên tế bào biểu bì keratinocyte và mô da cho thấy, lợi khuẩn có khả năng tăng tốc độ tái biểu mô hóa, cải thiện di cư tế bào, giảm nhiễm trùng vết thương.
Một nghiên cứu khác về tác dụng chăm sóc vết thương ngoài ra của hai chủng Lactobacillus và L. Plantarum trên đối tượng chuột, kết quả cho thấy:
- Lactobacillus có tác dụng chữa lành vết thương và ngăn ngừa xơ hóa quá mức ở chuột.
- Quá trình đóng vết thương được đẩy nhanh đáng kể vào ngày thứ 3 và ngày thứ 15 được quan sát thấy ở nhóm GMNL-653, nhưng cả gel GMNL-6 và GMNL-653 đều phục hồi vết thương đuôi vào ngày thứ 20, trong khi diện tích vết thương vẫn còn hơn 20% ở nhóm tá dược.
2. Ức chế viêm da và tăng cường hàng rào bảo vệ da
Các nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng, quá trình lên men của Lactobacillus rhamnosus VHProbi® E06 (E06) và L. paracasei VHProbi® E12 (E12) đều có khả năng oxy hóa.
Nghiên cứu thực hiện trên 30 người ( cả nam và nữ), được yêu cầu chỉ sử dụng sản phẩm nghiên cứu. Một số chỉ số, bao gồm mất nước qua biểu bì (TEWL), độ ẩm của da và tình trạng đỏ da đã được đo vào ngày 0 và ngày 30 bằng hệ thống VISIA®-CR và CK®-MPA. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy:
- Vào ngày thứ 30, chỉ số TEWL ( P < 0,01), chỉ số đỏ da đo bằng CK®-MPA ( P < 0,01) và chỉ số đỏ da đo bằng VISIA®-CR đều giảm đáng kể so với giá trị đo ban đầu.
- Độ ẩm của da đã tăng lên đáng kể sau 30 ngày điều trị bằng lotion. Bảng câu hỏi tự đánh giá và BoSS cũng chứng minh rằng những người tham gia cảm thấy sự thay đổi tích cực rõ rệt ở làn da nhạy cảm của họ.
Kết luận: Sản phẩm chứa Lactobacillus rhamnosus VHProbi® E06 (E06) và L. paracasei VHProbi® E12 (E12) giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, giảm viêm da ở làn da nhạy cảm.
3.Hỗ trợ cải thiện da mụn, da viêm
Một số nghiên cứu trên động vật và trên người đã được tiến hành nhằm xác định vai trò chính xác của men vi sinh tại chỗ trong việc duy trì cân bằng hệ vi sinh vật trong các bệnh lý về da và vai trò của chúng trong ngành da liễu nói chung.
Probiotics được biết đến với khả năng ngăn chặn sự giải phóng các cytokine gây viêm và do đó giúp giảm viêm da. Các probiotics như L. plantarum và L. acidophilus còn giúp ức chế một số hoạt động của một số chất trung gian gây viêm, cytokine và các con đường truyền tín hiệu liên quan.
4.Ứng dụng trong nha khoa
Men lợi khuẩn có khả năng kích thích tế bào gốc mô mềm miệng (GMSCs), tăng di chuyển và biệt hóa – góp phần tái tạo mô nha chu, qua cơ chế PI3K/AKT/β‑catenin/TGFβ1, từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng hiệu quả.
5.Chống lão hóa
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, men lợi khuẩn Lactobacillus có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, cấp ẩm, giúp giảm nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa.
V/ Tiêu chí lựa chọn các sản phẩm chứa Lactobacillus ferment
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần Lactobacillus ferment, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng chất lượng, đặc biệt là các dòng sản phẩm cho trẻ em.
Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng bạn nên biết khi lựa chọn sản phẩm chứa Lactobacillus ferment:
- Thành phần rõ ràng: Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có ghi rõ tên thành phần “Lactobacillus ferment”.
- Phù hợp làn da nhạy cảm: Sản phẩm chứa thành phần Lactobacillus ferment cần đáp ứng các tiêu chí như không chứa cồn khô, không hương liệu, không corticoid, paraben,…. đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm.
- Kiểm định đầy đủ: Các thành phần trong sản phẩm chăm sóc da cần được kiểm định và nghiên cứu lâm sàng đầy đủ, đảm bảo công dụng phù hợp, đem lại hiệu quả chăm sóc da tối ưu.
Kết luận
Lactobacillus ferment là thành phần khoa học đáng chú ý trong lĩnh vực chăm sóc da nhờ cơ chế tác dụng toàn diện: cân bằng vi sinh, kháng khuẩn, dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và làm dịu da. Nhiều nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tính hiệu quả của các ferment lysate này . Để tối ưu hóa hiệu quả, bạn hãy lựa chọn sản phẩm có thành phần rõ ràng, công thức dịu nhẹ, phù hợp da nhạy cảm và đã được kiểm chứng.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.freepatentsonline.com/y2009/0220481.html#google_vignette
[2] https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10389128/
[3] https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10389128/
[4] https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10385652/#:~:text=Probiotics
[5] https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7402165/
[6] https://cir-safety.org/sites/default/files/Lactobacillus%20Ferment.pdf