Đái tháo đường gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Phổ biến nhất trong số đó phải kể đến loét bàn chân tiểu đường. Để phát hiện sớm biến chứng này, bệnh nhân có thể tự khám bàn chân đái tháo đường tại.nhà bằng những cách đơn giản trong bài viết dưới đây.
Vết loét bàn chân đái tháo đường
1, Cách tự khám bàn chân tại nhà cho bệnh nhân đái tháo đường
Đối với bệnh nhân tiểu đường, biến chứng loét bàn chân phổ biến này.có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại các hậu quả rất nghiêm trọng, chẳng hạn như cắt cụt chi. Do đó, việc nhận biết và phát hiện sớm vô cùng có ý nghĩa. Rất may là những dấu hiệu của loét bàn chân tiểu.đường rất dễ nhận biết, người bệnh chỉ cần theo dõi hàng ngày theo chỉ dẫn sau:
1.1, Nhìn
Quan sát bàn chân hàng ngày là cách đơn giản mà hiệu quả giúp người bệnh tiểu đường phát hiện sớm những dấu hiệu hoặc yếu tố nguy cơ gây loét. Bệnh nhân cần nhìn xem bàn chân của mình có những tổn thương sau không:
- Loét, hoại tử
- Vết chai
- Khô da, nứt da, đỏ da hoặc có bóng nước trên da
- Teo cơ
- Nấm móng, móng quặp vào trong
- Vết xước, vết thương
- Rụng lông mu bàn chân, ngón chân
- Biến dạng bàn chân
Lưu ý: quan sát toàn diện bàn chân, tránh bỏ sót bất kỳ vị trí nào, kể cả kẽ ngón chân.
Khám bàn chân đái tháo đường tại nhà
1.2, Sờ
Sờ nắn bàn chân để thăm dò:
- Sự thay đổi hay khác biệt về nhiệt độ (sờ cả 2 bàn chân để so sánh).
- Cảm giác đau.
- Có bị chảy mủ dịch hay có dấu lép bép khi sờ hay không?
1.3, Kiểm tra cảm giác
Kiểm tra cảm giác nông:
- Xúc giác: dùng bông gòn cọ nhẹ vào bàn chân xem có cảm nhận được hay không.
- Cảm giác đau: dùng kim châm nhẹ đầu ngón chân.
- Cảm giác về nhiệt độ: dùng cốc chứa nước nóng và lạnh áp vào bàn chân.
1.4, Kiểm tra vận động
- Kiểm tra khả năng thực hiện những động tác cơ bản: xoay bàn chân, xoay cẳng chân, gập và duỗi gối.
- Kiểm tra các phản xạ: gối, cổ chân và bàn chân.
Sau khi tự kiểm tra theo hướng dẫn trên, nếu thấy có dấu hiệu bất thường cảnh báo biến chứng bàn chân tiểu đường, bệnh nhân nên đi khám để phát hiện chính xác và điều trị kịp thời.
2, Cần làm gì khi phát hiện có biến chứng bàn chân đái tháo đường
Loét bàn chân tiểu đường có thể diễn biến nghiêm trọng đến mức phải cắt cụt chi. Tuy nhiên, nguy cơ này hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu phát hiện sớm vết loét bàn chân và chăm sóc đúng cách. Điều trị loét bàn chân tiểu đường cần tuân thủ 3 nguyên tắc:
2.1. Kiểm soát đường huyết
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Kiểm soát đường huyết là bước quan trọng nhất trong điều trị loét bàn chân bệnh tiểu đường. Kiểm soát tốt đường huyết giúp giảm các vấn đề về thần kinh và mạch máu ngoại biên – 2 nguyên nhân chính gây ra loét bàn chân tiểu đường. Ngoài ra, đường huyết ổn định trong ngưỡng cho phép còn giúp máu lưu thông tới bàn chân tốt hơn, tăng sức đề kháng và khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Để kiểm soát tốt đường huyết bệnh nhân cần:
- Tuân thủ phác đồ thuốc bác sĩ chỉ định.
- Bên cạnh đó thực hiện tốt những biện pháp không dùng thuốc như: thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục điều độ (tránh hoạt động gắng sức gây áp lực lên bàn chân) và duy trì cân nặng lý tưởng.
- Thường xuyên theo dõi đường huyết để phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Xem thêm: 5 nguyên tắc giúp bạn chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường.
2.2. Chăm sóc tổn thương tại chỗ
-
Vệ sinh vết loét bằng dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn Dizigone dùng trong chăm sóc bàn chân tiểu đường
Vết loét có nguy cơ cao bị mầm bệnh xâm nhập gây nấm, nhiễm trùng dẫn đến nguy cơ hoại tử và cắt cụt chi. Do đó, vệ sinh hằng ngày ổ tổn thương bằng dung dịch chuyên dụng là vô cùng cần thiết. Vệ sinh ổ loét hàng ngày cần thực hiện theo 3 bước :
Bước 1: Rửa nước muối sinh lí, sau đó loại bỏ dị vât, mô hoại tử ra khỏi vết loét bằng nhíp đã sát trùng.
Bước 2: Sát trùng vết loét bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp.
Bước 3: Băng để bảo vệ đối với vết loét sâu, rộng.
-
Giữ độ ẩm phù hợp
Bàn chân tiểu đường luôn cần được giữ khô ráo, tuy nhiên không được để đến mức khô nứt vì khi đó mầm bệnh dễ dàng xâm nhập qua kẽ nứt. Nên cung cấp độ ẩm nhất định cho chân bằng kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng nứt nẻ (đặc biệt chú ý vùng gót chân). Ngoài ra, kem dưỡng ẩm phù hợp còn có thể giúp vết loét lành nhanh chóng, tăng cường phục hồi tổn thương da.
-
Hạn chế áp lực lên vết loét
Áp lực đè ép lên vết loét làm giảm lưu thông máu, khiến vết loét lâu lành hơn. Do đó, hạn chế áp lực lên vết loét sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông, thúc đẩy làm lành ổ tổn thương. Bệnh nhân có thể giảm áp lực lên vết loét bằng cách: sử dụng nạng hoặc giày có đệm; hạn chế di chuyển, va chạm lên vết loét…
2.3. Dùng thuốc kháng sinh khi nhiễm trùng
Khi có những dấu hiệu như: sốt; ổ loét chảy mủ, dịch có màu; đau dữ dội hơn bình thường… thì có khả năng vết loét đã bị nhiễm trùng. Bệnh nhân cần đi khám gấp để được chỉ định và hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý.
3. Dizigone và Dizigone nano bạc- giải pháp tuyệt vời trong chăm sóc bàn chân tiểu đường
Bộ đôi Dizigone – Dizigone Nano Bạc
Do những yếu tố nhất định nên yêu cầu đặt ra cho dung dịch sát khuẩn bàn chân tiểu đường rất khắt khe. Được sản xuất trên công nghệ EMWE tiên tiến ở châu Âu, Dizigone có những đặc tính nổi bật, vô cùng phù hợp trong xử lý vết loét bàn chân tiểu đường:
- Hiệu lực sát khuẩn cao, tiêu diệt hàng tỷ mầm bệnh chỉ trong vòng 30s.
- Có khả năng tiêu diệt màng sinh học biofilm – kẻ thù gây cản trở lành thương.
- Không gây chết mô hạt, do đó vết loét sẽ mau lành hơn.
- An toàn, không gây xót, không kích ứng.
- Không màu, dễ quan sát tình trạng phục hồi của vết loét.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, hiệu quả giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.
- Có khả năng khử mùi hôi của vết loét.
Với những ưu điểm kể trên, Dizigone đã khắc phục hầu hết các hạn chế của các dung dịch sát khuẩn thông dụng khác, trở thành sản phẩm được khuyên dùng số một trong chăm sóc bàn chân đái tháo đường.
Để tối ưu hiệu quả, nên sử dụng phối hợp hai sản phẩm: dung dịch sát khuẩn Dizigone và kem dưỡng ẩm Dizigone nano bạc. Ngoài công dụng dưỡng ẩm, Dizigone nano bạc còn có khả năng sát khuẩn, thúc đẩy làm lành vết thương. Khi sử dụng kết hợp hai sản phẩm, công dụng vệ sinh và hồi phục vết loét được thúc đẩy tối đa.
Cách sử dụng bộ đôi Dizigone – Dizigone Nano Bạc hiệu quả
- Sát trùng vết loét bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone 2-3 lần/ngày.
- Dùng Dizigone nano bạc thoa lên vết loét đã được sát khuẩn.
Đa số các bệnh nhân có biến chứng loét bàn chân đái tháo đường đều phản hồi rằng bệnh chuyển biến tích cực chỉ sau 1- 2 tuần sử dụng bộ sản phẩm.
Để được tư vấn và giải đáp thêm các thắc mắc về biến chứng loét bàn chân tiểu đường cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.