Chốc mép là hiện tượng gặp ở trẻ em. Do tổn thương gần miệng nên chốc mép gây đau, làm trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, nói chuyên. Tuy vậy, cha mẹ có thể chữa chốc mép tại nhà cho con bằng 3 nguyên tắc dưỡi đây
1. Thuốc bôi chốc mép tại chỗ
Chốc do nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn và virus. Do đó, cần sử dụng các dung dịch, các chất có khả năng diệt khuẩn
Sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone pha loãng: Ngâm hoặc tắm mỗi ngày 1 lần.
Sử dụng dung dịch Dizigone, milian, castellani, dung dịch eosin 2%…: Bôi vào nốt bọng nước ngày 1 lần vào buổi sáng.
Trường hợp nhiều vảy tiết (vảy màu vàng hoặc nâu nhạt giống mật ong): đắp nước muối sinh lý 9‰, nước thuốc tím 1/10.000 hoặc dung dịch Jarish lên tổn thương, đắp liên tục đến khi bong hết vảy, hoặc bôi mỡ kháng sinh như mỡ mupirocin hoặc kem axít fucidic, erythromycin…ngày hai đến ba lần.
2. Kháng sinh toàn thân chữa chốc mép
Thường dùng khi chốc nặng, lan ra nhiều vị trí trên cơ thể. Thời gian sử dụng từ 5 đến 7 ngày.
Một số kháng sinh chữa chốc mép thường dùng và liều lượng
3. Chữa chốc mép tại nhà bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone.
Chốc mép gây tổn thương ở vùng da non, yếu, nhạy cảm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Sử dụng chất sát khuẩn không phù hợp có thể gây đau, xót, khó chịu cho người bị chốc mép
Dizigone là dung dịch sát khuẩn phù hợp được các chuyên gia tin dùng. Sản phẩm hoàn toàn không gây đau, xót, không độc hại với các vùng lành xung quanh vết thương. Sản phẩm an toàn với làn da nhẹ cảm của bé.
Hướng dẫn sử dụng Dizigone chữa chốc mép tại nhà
- Bôi dung dịch kháng khuẩn Dizigone lên các nốt bọng nước, vảy tiết 2-3 lần/ngày.
- Có thể kết hợp bơi gel Dizigone Nano Bạc để đẩy nhanh hiệu quả
Bộ sản phẩm kháng khuẩn tuyệt vời của Dizigone
4. Chữa chốc mép tại nhà bằng phương pháp dân gian
Chữa bệnh bằng phương pháp dân gian luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Mặc dù thời gian chữa có thể dài hơn, tuy nhiên các biện pháp dân gian không gây tác dụng phụ như thuốc tây. Cùng tham khảo các biện pháp dân gian chữa chốc mép tại nhà hiệu quả nhất.
4.1. Chườm đá cục lên vết chốc
Chốc mép gây đau, rát tại vị trí tổn thương. Mặc dù không có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh nhưng chườm đá cục được nhiều người sử dụng do làm giảm đau do chốc. Gói đá cục trong túi ni lông hoặc mảnh vải để trườm lên vết chốc, không nên chườm đá trực tiếp lên vết chốc.
4.2. Chữa chốc mép bằng lá ổi
- Lá ổi là bài thuốc dân gian phổ biến ở nhiều vùng miền, nhiều quốc gia. Lá ổi chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt và làm săn se. Do đó, lá ổi rất thường được sử dụng cho vết chốc mép. Giã lá ổi rồi đắp lên vết chốc 15-20 phút mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời.
4.3. Chữa chốc lở bằng chuối và mật ong
- Chuối và mật ong không còn xa lạ với nhiều người với vô số công dụng tuyệt vời. Dầm nhuyễn chuối trộn cùng với mật ong rồi đắp lên vết chốc giúp chống viêm, giảm đau rát. Ngoài ra, ăn chuối kèm mật ong giúp giảm loét miệng rất tốt. Nhược điểm duy nhất là mật ong khá dính và gây khó chịu khi bôi ngoài da.
4.4. Sử dụng dầu dừa 2 lần mỗi ngày
- Dầu dừa phổ biến như mỹ phẩm làm đẹp cho chị em giúp làm đẹp da, chống nẻ rất tốt. Dầu dừa sử dụng rất tốt cho vết chốc mép với tác dụng làm dịu da, giảm đau rát. Thoa dầu dừa ngày 2 lần lên vùng da bị tổn thương để tối ưu hiệu quả.
4.5. Chăm sóc chốc mép bằng dưa leo
- Dưa leo chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Dưa leo có tác dụng làm mát, làm dịu da và thường được chị em sử dụng để làm đẹp da. Thái lát mỏng dưa leo rồi đắp lên vùng tổn thương 10 phút mỗi ngày có hiệu quả rất tốt.
4.6. Chữa chốc mép bằng sữa chua
- Sữa chua là nguồn thực phẩm yêu thích của nhiều người. Sữa chua vừa ngon, vừa bổ với nhiều công dụng tuyệt vời. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn cần thiết giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể.
- Ngoài ra, sữa chua giúp tăng độ ẩm, giảm chốc mép hiệu quả.
4.7. chữa chốc mép bằng nha đam
- Nha đam ngày càng quen thuộc với tất cả mọi người. Các chất trong cây nha đam có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Thoa trực tiếp gel nha đam tươi lên vùng da bệnh hoặc có thể sử dụng thuốc mỡ có chứa nha đam.
4.8. Bôi dầu tỏi lên vết chốc
- Tỏi có thể coi là biện pháp chữa thay thế đối với chốc mép nhờ khả năng kháng viêm, sát khuẩn. Giã nhuyễn tỏi đắp lên vết chốc. Tuy nhiên, mùi tỏi khá nồng gây khó chịu với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, tỏi không thích hợp thoa lên vết chốc mép ở trẻ nhỏ.
4.9. Tinh dầu tràm trà
- Để chữa người bệnh pha loãng tinh dầu theo tỷ lệ 1:10 và thoa lên vùng da bệnh. Người bệnh cũng có thể dùng các sản phẩm nước rửa có chứa tràm trà để vệ sinh vùng da chốc mép..
4.10. Hoa cúc và nghệ
- Trộn bột nghệ với nước sạch thoa lên vết chốc.
- Hoa cúc chứa các chất kháng khuẩn rất tốt. chống viêm và dưỡng ẩm cho da, ngoài ra tinh dầu hoa cúc có thể chống lại vi khuẩn Staphylococcus gây ra bệnh chốc lở.
5. Dấu hiệu nhận biết chốc mép mẹ nên biết
- Khởi phát là vết dát đỏ xung huyết, kích thước 0,5-1cm đường kính. Sau đó bọng nước nhanh chóng phát triển trên vết dát đỏ.
- Bọng nước kích thước 0,5-1cm đường kính, xung quanh có quầng đỏ, hoá mủ nhanh sau vài giờ thành bọng mủ.
- Bọng nước nhanh chóng dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong. Nếu cạy vảy sẽ thấy ở dưới là vết trợt nông màu đỏ, bề mặt ẩm ướt.
- Khoảng 7-10 ngày sau, vảy tiết bong đi để lại dát hồng, ẩm ướt, nhẵn, ít lâu sau lành hẳn, không để lại sẹo hoặc chỉ để lại dát tăng sắc tố.
- Vị trí: tổn thương thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới
- Triệu chứng toàn thân: thường không sốt, đôi khi có hạch viêm.
- Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều hoặc ít.
6. Biện pháp phòng ngừa chốc mép
- Chú ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ, nhất là sau khi mắc bệnh do vi rút như sởi.
- Tắm rửa vệ sinh ngoài da, cắt tóc, cắt móng tay.
- Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
- chữa sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.
- Tránh côn trùng đốt.
- Mang găng tay khi bôi thuốc lên tổn thương và rửa sạch tay ngay sau đó
- Cách ly trẻ tại nhà cho đến khi bác sĩ đảm bảo là không còn khả năng lây lan
7. Lưu ý trong chữa chốc mép
- Tuyệt đối không gãi, cạy vảy, bọng nước, hạn chế lây lan bệnh
- Giảm chà xát, va chạm mạnh lên vị trí tổn thương
- Không liếm môi, liếm mép
- Vệ sinh vết tổn thương bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn dizigone
- Phần lớn các vết chốc lở mép do virus có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Nhưng nếu tình trạng không cải thiện bạn nên chủ động đi khám và tham khảo ý kiến chuyên gia.
8. Đối tượng nguy cơ cao bị chốc mép
- Trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi do sức đề kháng kém, da non, nhạy cảm
- Mùa hè, thời tiết nóng ẩm, sống trong môi trường ẩm ướt lâu ngày.
- Những người điều kiện vệ sinh kém, lười vệ sinh cơ thể.
- Người mắc các bệnh liên quan đến viêm da như: ghẻ, viêm da cơ địa. viêm nang lông.
- Côn trùng cắn
9. Biến chứng nguy hiểm bệnh chốc mép
9.1 Biến chứng tại chỗ
Chàm hoá: ngoài tổn thương của chốc còn xuất hiện thêm các tổn thương của chàm. Đó là các mụn nước tập trung thành từng đám, phân bố quanh tổn thương chốc hoặc rải rác khắp cơ thể, ngứa nhiều. Khi chữa cần phối hợp chữa chàm.
Chốc loét
- Điều kiện thuận lợi: vệ sinh kém, tiểu đƣờng, giảm bạch cầu, trẻ suy dinh dưỡng hoặc sau sởi do giảm sức đề kháng.
- Lúc đầu là chốc thông thường, nếu không được chữa bọng nước sẽ lan rộng, sau khi vỡ để lại vết loét sâu xuống trung bì với dấu hiệu “đục lỗ: punchedout” trên phủ vảy tiết màu vàng xám bẩn, bờ rắn, gờ cao, màu tím. Vị trí hay gặp ở chi dưới. Nếu không chữa, loét có thể rộng trên 2-3cm. Tổn thương lâu lành, để lại sẹo xấu.
Viêm quầng, viêm mô bào: tổn thƣơng cơ bản là mảng đỏ, phù nề, cứng, đau, giới hạn rõ, bờ nổi cao, có thể có bọng nước hoặc hoại tử.
9.2 Toàn thân
- Viêm đường hô hấp
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm màng não
- Viêm cơ
- Viêm cầu thận cấp: chiếm 2-5% các trường hợp chốc, chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi nhưng tiên lượng tốt hơn ở người lớn. Thời gian trung bình từ lúc có bệnh chốc đến khi có biến chứng khoảng 2 – 3 tuần.