Tai biến mạch máu não là bệnh tim mạch phổ biến xảy ra đối với người cao tuổi. Tại Việt Nam, hằng năm (2018) có khoảng 230.000 ca mới. Tai biến mạch máu não có thể dẫn tới liệt nửa người và các biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số cách chăm sóc người già bị tai biến để giảm thiểu tối đa các biến chứng do liệt và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chăm sóc người già tai biến nằm liệt như thế nào?
1. Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não/đột quỵ là tình trạng lưu lượng máu tới một phần nào đó của não bị giảm và dẫn tới tổn thương, hoại tử não.
Điều này có thể do mạch máu não bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông dẫn tới thiếu máu cục bộ làm tế bào não thiếu oxy và hoại tử . Thể này còn được gọi là nhồi máu não (ischemic).
Cũng có thể do mạch máu não tổn thương, thủng dẫn tới máu tràn khỏi mạch, đông tụ lại và chèn ép các phần khác của não. Thể này gọi là xuất huyết não (hemorrhagic).
Tai biến mạch máu não là gì?
Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí tế bào não bị tổn thương. Người trải qua tai biến mạch máu não thường bị yếu/liệt một bên cơ thể hay gặp khó khăn trong vận động, ngôn ngữ, suy nghĩ.
Tai biến mạch máu não thường xảy ra ở người già. Khoảng ba phần 4 các trường hợp tai biến mạch máu não từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp tai biến mạch máu não.
2. Hậu quả sau tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não dẫn tới những hậu quả nặng nề
2.1. Trên hô hấp
Nếu vùng não bị tổn thương điều khiển chức năng ăn và nuốt, bệnh nhân sẽ bị khó nuốt. Đây là triệu chứng thường gặp sau khi đột quỵ nhưng triệu chứng này sẽ cải thiện theo thời gian. Thức ăn và chất lỏng khó xuống thực quản sẽ đi vào đường thở và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.
Nếu vùng não bị tổn thương điều khiển chức năng sống còn của cơ thể như điều hòa thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, đột quỵ thường dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là hôn mê và tử vong.
2.2. Trên thần kinh
Tổn thương não cũng làm giảm trí nhớ, gây lú lẫn ở người già
Hệ thần kinh bao gồm não, tủy sống và mạng lưới các dây thần kinh khắp cơ thể. Tín hiệu được truyền từ các bộ phận cơ thể tới não và ngược lại. Khi não bị tổn thương có thể gây các hậu quả như tê/liệt nửa người hoặc mất cảm giác nóng lạnh. Nguyên nhân là do não bị tổn thương và không hiểu được các tín hiệu tác động vào cơ thể đó.
Bệnh nhân cũng có thể bị mất thị lực hoặc giảm tầm nhìn khi phần não bị tổn thương đảm nhiệm chức năng này.
Tổn thương não cũng làm giảm trí nhớ, gây lú lẫn, thay đổi hành vi hay trầm cảm.
2.3. Hệ cơ
Đột quỵ thường ảnh hưởng đến một bên não. Phần não bên trái kiểm soát phần bên phải của cơ thể và phần não phải điều khiển phần bên trái của cơ thể. Nếu phần não trái bị tổn thương nhiều, bạn có thể bị liệt nửa người bên phải.
Não bị tổn thương dẫn tới liệt nửa người ở người già tai biến
Liệt nửa người là một trong những di chứng nặng nề chất của bệnh nhân tai biến mạch máu não. Liệt gây khó khăn trong chăm sóc và ảnh hưởng nặng nề lên tâm lý của người bệnh do người bệnh cảm thấy không thể vận động, từ đó gây khó khăn cho sự hồi phục các di chứng do tai biến.
Nếu bệnh nhân tai biến bị liệt không được chăm sóc một cách hợp lý, có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như loét tỳ đè, nhiễm trùng, hoại tử, phải cắt bỏ vùng hoại tử thậm chí dẫn tới tử vong. Những biến chứng này đề là gánh nặng cho cả bệnh nhân và gia đình. Vì vậy, việc chăm sóc đúng cách cho bệnh nhân bị liệt là vô cùng quan trọng.
2.4. Hệ bài tiết
Người bệnh đột quỵ có thể bị đại tiểu tiện không tự chủ. Triệu chứng này xuất hiện sớm và sẽ cải thiện dần theo thời gian. Tình trạng đại tiểu tiện của bệnh nhân cần được theo dõi và vệ sinh thường xuyên. Nếu không xử lý kịp thời, vi khuẩn tại các chất bài tiết sẽ gây ảnh hưởng xấu lên da, làm tăng nguy cơ và mức độ nặng của loét do tỳ đè.
3. Cách chăm sóc người già bị tai biến
3.1. Phục hồi chức năng trong chăm sóc người già bị tai biến
Giúp người bệnh cải thiện khả năng nói
Khoảng 20-40% người bệnh sau đột quỵ mất khả năng nói tạm thời (aphasia). Sự mất khả năng tiếp nhận và đưa ra ý kiến đều xảy ra khi bệnh nhân bị tổn thương bán cầu não trái. Để làm giảm sự thất vọng của bệnh nhân, người nhà nên cố gắng đơn giản hóa cách giao tiếp với họ, ví dụ như giao tiếp bằng tranh ảnh, các con số hay ký hiệu đơn giản. Kiên nhẫn duy trì giao tiếp với bệnh nhân để họ có thể phục hồi hoàn toàn khả năng ban đầu.
Phục hồi chức năng trong chăm sóc người già bị tai biến
Sau tai biến, người già có thể bị mất đi những chức năng cơ bản như ngôn ngữ, hoạt động. Điều này khiến họ bị sốc và tổn thương tâm lý sâu sắc. Bày tỏ sự cảm thông, và lạc quan giúp người bệnh đối mặt với sự thật giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Phục hồi chức năng cho người già bị liệt do tai biến
Phục hồi chức năng rất có hiệu quả ở bệnh nhân đột quỵ trong ba đến sáu tháng đầu sau tai biến. Sự tiến bộ nhanh chóng trong giai đoạn đầu của phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh thêm động lực để tập luyện. Mặc dù sau đó sự tiến bộ sẽ chậm lại nhưng các bài tập phục hồi chức năng vẫn rất quan trọng đối với tiến triển của người bệnh. Vì vậy, khuyến khích người nhà tạo thói quen cho người bệnh với các bài tập phục hồi chức năng hằng ngày.
3.2. Chăm sóc người già bị liệt do tai biến
Với những bệnh nhân tai biến bị liệt, gia đình cần có các biện pháp chăm sóc phù hợp để tránh những biến chứng khác có thể xảy ra. Biến chứng thường thấy nhất là loét tỳ đè do nằm lâu. Vì vậy, nên thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu tối đa biến chứng đó:
- Vệ sinh sạch sẽ giường nằm của bệnh nhân.
- Vệ sinh răng miệng cho người bệnh sạch sẽ.
- Thường xuyên thay quần áo, không để quần áo bệnh nhân bị bẩn.
- Hỗ trợ bệnh nhân trong việc tắm rửa, mức độ hỗ trợ tùy thuộc vào giai đoạn của người bệnh.
- Quan sát và chăm sóc kịp thời khi bệnh nhân bị loét.
Khi xuất hiện vết loét ở người người già bị liệt do tai biến, cần chú ý sát trùng vết loét bằng các dung dịch sát trùng phù hợp.Dizigone là dung dịch sát khuẩn được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất trong sát trùng vết loét.
Dizigone – Hỗ trợ đắc lực trong chăm sóc người già bị tai biến
Dizigone được khuyến cáo trong chăm sóc người già bị liệt do tai biến
Ngoài phổ tác dụng rộng và khả năng sát trùng nhanh, dung dịch.sát trùng Dizigone còn êm dịu với làn da, không gây đau xót và không cản trở quá trình hồi phục của vết loét. Sử dụng Dizigone đẩy lùi biến chứng nhiễm trùng vết loét và giảm thời gian lành vết loét.
Cách sử dụng dung dịch sát trùng Dizigone:
- Lau/xịt/rửa vết loét da bằng dung dịch Dizigone 3-4 lần/ngày.
- Sau khi dùng, để nguyên dung dịch trên da tối thiểu 30s. Không cần rửa lại bằng nước.
- Để tăng hiệu quả kháng khuẩn, lành da của Dizigone, nên dùng kết hợp với kem Dizigone Nano Bạc. Dizigone Nano Bạc giúp gấp 3 lần khả năng kháng khuẩn, đồng thời duy trì độ ẩm thích hợp cho vết loét. Bôi kem Dizigone Nano Bạc sau mỗi lần rửa vết loét.bằng dung dịch Dizigone là cách sử dụng tối ưu nhất.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn người thân cách chăm sóc người già bị tai biến. Nếu còn thắc mắc, liên hệ 1900 9482 (trong giờ hành chính), 0964619482 (ngoài giờ hành chính) để được giải đáp bởi chuyên gia.