Hôi miệng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày, làm bạn trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp. Nếu không có cách chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng nặng và phát sinh ra nhiều bệnh lý về răng, nướu, lưỡi,…. Hiểu được những trở ngại do hôi miệng nặng gây ra để có thái độ chăm sóc, điều trị răng miệng một cách tốt nhất.
I. 4 trở ngại cuộc sống khi bị hôi miệng nặng
1. Người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp
Đây là trở ngại lớn nhất đối với những ai bị hôi miệng nặng. Do hơi thở có mùi khiến người bệnh sẽ ít nói chuyện với những người xung quanh. Thậm chí, với những trường hợp bị hôi miệng nặng, bệnh nhân có thể sẽ hạn chế đến mức tối thiểu việc giao tiếp với người xung quanh. Điều này ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần và các mối quan hệ xã hội.
2. Người bệnh trở nên căng thẳng, khó chịu
Bệnh nhân trở nên căng thẳng khi đi khám và điều trị
Chính mặc cảm của bản thân làm hạn chế quá trình giao tiếp và lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng ức chế, căng thẳng, khó chịu. Nhiều trường hợp nặng bệnh nhân sợ đi khám, có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, xa cách với thế giới xung quanh, làm phát sinh ra các bệnh lý tâm thần nguy hiểm.
3. Người bệnh khó khăn trong quá trình ăn uống
Hôi miệng nặng sẽ kéo theo nhiều vấn đề răng miệng khác như: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm lưỡi,…. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, chán ăn, gây khó khăn trong quá trình ăn uống. Bệnh nhân không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gầy sút cân, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
4. Người xung quanh hạn chế, né tránh khi giao tiếp
Mùi hôi miệng khó chịu sẽ cản trở không chỉ cho người bệnh mà cả cho những người xung quanh. Họ sẽ khó khăn hơn khi nói chuyện với bạn, nhiều trường hợp còn có những phản ứng né tránh, xa lánh. Đối với việc sống cùng nhà với người hôi miệng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc gia đình.
II. 3 nguyên nhân chính gây hôi miệng nặng bạn cần biết
Mặc dù nhiều người đã vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng vẫn xuất hiện tình trạng hôi miệng nặng. Một số nguyên nhân chính gây hôi miệng nặng có thể là:
1. Bệnh nhân có bệnh lý về răng miệng
Nấm lưỡi là một bệnh có thể gây ra hôi miệng nặng
Các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng trở nên nặng hơn:
- Viêm nha chu là hiện tượng vùng lợi xung quanh miệng viêm, sưng, đỏ. Nếu kéo dài sẽ hình thành các túi vi khuẩn giữa lợi và răng, từ đó dẫn đến hôi miệng.
- Viêm lưỡi, nấm lưỡi là tình trạng thức ăn thừa còn dính lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy protein tạo mùi khó chịu.
- Sâu răng: là việc hình thành lỗ hổng trong răng, là nơi cư trú và phát triển thuận lợi của vi khuẩn gây ra hôi miệng.
- Khô miệng khiến acid trong miệng tăng cao, cũng là cơ hội tốt để vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác không xuất phát từ răng miệng cũng là nguyên nhân dẫn tới hôi miệng nặng. Đó là các bệnh làm suy giảm miễn dịch cơ thể như: HIV, ung thư,… hay các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, tắc nghẽn ruột,….
>>> Xem bài viết: Cách khắc phục hôi miệng do trào ngược dạ dày
2. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Việc vệ sinh răng miệng không sạch khiến thức ăn thừa và vi sinh vật chưa được loại bỏ hết. Từ đó, tạo cơ hội để chúng sinh sôi, phát triển, phân hủy thức ăn sót lại, tạo ra hợp chất sulfur có mùi khó chịu.
3. Thói quen ăn uống không phù hợp
Ăn hành tỏi nhiều có thể gây ra hôi miệng tạm thời
Thức ăn cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh hôi miệng tạm thời. Tuy nhiên, nếu sử dụng kéo dài, tình trạng này có thể diễn biến nặng hơn. Một số loại thức ăn có thể gây hôi miệng đó là:
- Thực phẩm chứa tinh dầu mùi đặc trưng như: hành, tỏi,….
- Thức ăn giàu protein sẽ làm nặng thêm tình trạng hôi miệng như: thịt đỏ, cá, phô mai,…
- Thức ăn chay và ít carbohydrate sẽ dẫn tới hôi miệng nặng.
- Kẹo ngọt, đồ ăn nhiều đường cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật gây hôi miệng và các bệnh lý răng miệng khác điển hình là sâu răng.
>>> Xem bài viết: 6 nguyên nhân hôi miệng và 7 cách loại trừ hiệu quả nhanh
III. 3 điều cần làm để khắc phục tình trạng hôi miệng nặng
1. Vệ sinh răng miệng
Đây là bước quan trọng trong quá trình xử lý hôi miệng nặng. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa cũng như vi sinh vật có hại. Quá trình làm sạch răng miệng có thể kết hợp một số cách dưới đây:
- Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Bạn nên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm mượt, dùng với lực vừa phải tránh gây tổn thương niêm mạc. Bàn chải đánh răng cần được thay thường xuyên, khoảng 3-4 tháng/lần.
- Chọn kem đánh răng phù hợp với tình trạng của mỗi người. Đa số trong các loại kem đánh răng có chứa các tinh dầu như: bạc hà, cam thảo,… vừa giúp loại bỏ vi khuẩn, vừa tạo cảm giác the mát cho hơi thở.
- Bạn nên sử dụng các dung dịch súc miệng thường xuyên, đặc biệt sau khi ăn để loại bỏ tối đa thức ăn còn sót lại. Một số loại dung dịch súc miệng bạn có thể tham khảo như: dizigone, listerine, colgate,….
- Chỉ nha khoa cũng được khuyến khích sử dụng hằng ngày. Nó giúp loại bỏ thức ăn còn dính lại ở bên trong kẽ răng mà kem đánh răng hay nước súc miệng chưa tác động được vào.
- Có nhiều người sử dụng xịt thơm miệng nhằm mục đích che dấu mùi hôi miệng. Tuy nhiên, nếu dùng sản phẩm này lâu dài không những làm nặng thêm tình trạng hôi miệng mà còn làm xuất hiện nhiều bệnh lý về răng-nướu-lợi.
2. Chế độ ăn uống
Trong thời gian xử lý hôi miệng nặng, bạn không nên sử dụng:
- Các thực phẩm có mùi nặng, mùi đặc trưng như: hành, tỏi,…
- Không hút thuốc, dùng các chất kích thích như: rượu, bia,…
- Đồ ngọt, cứng, đồ chiên rán,…
Đồng thời, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giảm tình trạng khô miệng.
- Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Sử dụng thức ăn mềm để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng.
3. Điều trị bệnh lý nền
Với bệnh nhân có các bệnh lý kể ở trên, cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Lưu ý: đối với trường hợp này, người bệnh không được tự ý dùng thuốc hay sử dụng bất kì một phương pháp dân gian nào khác để tránh dẫn tới làm nặng thêm tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bệnh đã được điều trị triệt để, cần duy trì thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để chăm sóc sức khỏe răng miệng và có thể phát hiện kịp thời tình trạng bệnh có thể xảy đến.
>>> Xem bài viết: Hôi miệng làm sao hết? Tìm lời giải với 7 cách chữa hiệu quả tại nhà
IV. Dizigone – giải pháp hiệu quả hỗ trợ đánh bay mùi hôi miệng nặng
Sử dụng dung dịch súc miệng là một trong các biện pháp vệ sinh răng miệng đã được đề cập đến ở trên. Đây là cách vừa đơn giản, dễ làm lại không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, một dung dịch súc miệng giúp đánh bay mùi hôi miệng nặng cần đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Khả năng diệt khuẩn nhanh và mạnh.
- Không gây kích ứng hay gây xót niêm mạc miệng.
- An toàn với cơ thể.
Trong số vô vàn sản phẩm súc miệng hiện nay, Dizigone được biết đến là dung dịch kháng khuẩn với hiệu quả tiêu diệt 100% vi sinh vật gây hôi miệng chỉ trong vòng 30 giây. Bên cạnh đó, sản phẩm chứa các thành phần lành tính, tương thích với cơ chế miễn dịch của cơ thể nên tuyệt đối an toàn khi sử dụng. Sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
Cách dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:
- Súc miệng hằng ngày, đặc biệt là sau ăn bằng Dizigone. Giữ tối thiểu dung dịch ở miệng trong vòng 30 giây để sản phẩm phát huy tối đa hiệu quả.
- Không cần súc miệng lại với nước.
Lưu ý: sản phẩm có mùi clo đặc trưng, bay hơi rất nhanh chỉ sau vài giây sử dụng.
V. Kết luận
Hôi miệng nặng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy ngay từ bây giờ, hãy có bỏ túi các biện pháp xử lý hữu ích để đánh bay nỗi lo lắng về vấn đề hôi miệng. Dizigone là dung dịch súc miệng có hiệu lực kháng khuẩn mạnh, giúp đánh bay mùi hôi miệng nặng nhanh chóng, an toàn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các dược sĩ Đại học tư vấn và giải đáp cụ thể.
Tham khảo: www.healthline.com