‘‘Lời nói không là dao mà khiến tim đau nhói – Lời nói không là khói mà khiến mắt cay cay”. Nhưng qua lời nói mà phảng phất mùi hôi miệng thì thật ngại ngùng và bối rối. Để hôi miệng không còn làm bạn mất tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã nguyên nhân và đi tìm cách xử lý hiệu quả căn bệnh khó ưa này.
I. Dấu hiệu nhận biết hôi miệng
Hôi miệng được nhận biết dễ dàng qua dấu hiệu chính là khi ngửi hơi thở từ miệng phát hiện có mùi khó chịu. Mùi hôi sẽ được nhận biết rõ rệt hơn vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy, vào buổi chiều muộn khi bụng đói hay khi cơ thể mệt mỏi.
Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu nhận biết khác như:
- Xuất hiện các bệnh về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng,…
- Răng có nhiều mảng bám, cao răng – nơi tích tụ các vi khuẩn gây mùi khó chịu.
- Khô miệng, tiết nước bọt ít.
Kiểm tra hôi miệng
Bạn có thể tự nhận biết mình có bị hôi miệng không qua 3 mẹo nhỏ sau:
- Liếm cổ tay của mình, để khô trong giây lát, sau đó ngửi trên cổ tay xem có mùi hôi không?
- Hà hơi vào chiếc cốc rỗng: sau đó ngửi hơi thở xem có mùi hôi không?
- Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng miệng: sau đó ngửi xem có mùi hôi không?
>>>XEM THÊM BÀI VIẾT: 6 nguyên nhân hôi miệng và 7 cách loại trừ hiệu quả nhanh
II. Giải mã 4 nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp
1. Do vi khuẩn
Vi khuẩn gây hôi miệng
Mùi hôi ở miệng thường do sự phân hủy protein của vi khuẩn trong miệng gây ra. Chúng phân hủy tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi hay còn gọi là VSC. Trong đó, có 3 chất chính gây hôi miệng là hydrogen sulfid (H2S) có mùi trứng thối, methyl mercaptan (CH3SH) có mùi hăng của tỏi và dimethyl sulfid (CH3SCH3) có mùi rau thối. Bình thường, nước bọt đóng vai trò là chất tẩy rửa tự nhiên trong miệng, sẽ hòa tan hết các chất gây mùi hôi. Nhưng khi các chất này sinh ra nhiều mà nước bọt không đủ hòa tan hết thì sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.
2. Nguyên nhân tạm thời
- Hơi thở hôi vào buổi sáng: điều này là bình thường do cả 1 đêm không uống nước dẫn đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt gây hôi miệng.
- Do sử dụng rượu, thuốc lá có chứa thành phần làm khô miệng dẫn đến giảm tiết nước bọt gây hôi miệng.
- Do dùng thực phẩm từ sữa. Sữa khi phân huỷ trong miệng sẽ giải phóng ra nhiều chất VSC.
- Do dùng các gia vị như hành và tỏi có chứa hàm lượng chất VSC cao.
3. Nguyên nhân có nguồn gốc trong miệng
Hôi miệng do sâu răng
- Do thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Do nhiễm trùng ở nướu răng
- Do răng sâu có lỗ hổng
- Do vôi răng bám quanh chân răng
- Do lưỡi bị viêm
- Do miệng khô – khi nước bọt giảm trên 50% mức độ bình thường
>>> Xem bài viết: Trở ngại cuộc sống bởi hôi miệng nặng: làm gì để khỏi nhanh?
4. Những nguyên nhân khác (ngoài miệng)
4.1. Do dùng thuốc
Do dùng một số thuốc có liên quan đến việc gây hôi miệng như amphetamin, chloral hydrat, dimethyl sulphoxid, nitrat và nitrit, phenothiazin,…
4.2. Do bị bệnh
- Bệnh nấm lưỡi: là tình trạng bề mặt lưỡi, bên trong khoang miệng xuất hiện những mảng bợn trắng bám cực kỳ chắc và dai. Nếu người bệnh có tác động bằng cách cạo các mảng bám khi đánh răng, thì có khả năng sẽ bị chảy máu, hoặc đau rát vùng bị tác động. Do các mảng bám không được làm sạch nên vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng hôi miệng.
- Bệnh nhiễm trùng đường mũi họng: rối loạn hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan… có thể dẫn đến hôi miệng do sự có mặt của khí có mùi thở ra khỏi khoang miệng và mũi.
- Bệnh về dạ dày – ruột: chứng trào ngược dạ dày – thực quản, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên viêm loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân của chứng hôi miệng.
- Bệnh đái tháo đường: bệnh nhân mắc bệnh có hàm lượng đường trong nước bọt cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Vi khuẩn kết hợp thức ăn trong miệng tạo thành các mảng bám gây nên hiện tượng sâu răng, viêm nướu răng, áp xe răng hoặc làm cho hơi thở bệnh nhân có mùi hôi khó chịu.
- Mắc bệnh hội chứng mùi cá ươn: Là hội chứng di truyền hiếm gặp. Nguyên nhân của hội chứng này là do rối loạn chuyển hóa. Cơ thể không chuyển hóa trimethylamin có trong thực phẩm có mùi tanh khi ăn vào, làm cho hóa chất tích tụ bên trong cơ thể, nhất là gan trước khi nó được bài tiết ra ngoài. Dù bệnh nhân đã dùng mọi biện pháp như tắm rửa thường xuyên, vệ sinh nhiều lần trong ngày thì mùi hôi vẫn tồn tại.
>>> Xem bài viết: Cách khắc phục hôi miệng do trào ngược dạ dày
III. Nguyên tắc xử trí hôi miệng
1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
1.1. Đánh răng
Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần không quá 3 phút. Cần đánh răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ hết các mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng và trong khoang miệng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng bàn chải, bạn nên thay bàn chải khác để đảm bảo chất lượng bàn chải, giúp vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hơn.
1.2. Chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa sẽ giúp ngăn vi khuẩn trao đổi chất gây hôi miệng. Bên cạnh đó, chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch mảng bám trên kẽ răng mà bàn chải thường không thể chải tới được. Không chỉ vậy, chỉ nha khoa còn ngăn ngừa được nguy cơ tổn thương răng và nướu do dùng tăm xỉa răng.
1.3. Súc miệng
Súc miệng thường xuyên sẽ giúp các mảng bám, thức ăn thừa còn mắc kẹt ở vùng kẽ răng trôi theo dòng nước ra ngoài. Súc miệng làm giảm tình trạng hôi miệng, mang đến hơi thở thơm tho, tươi mát đồng thời đẩy lùi các bệnh nha chu: viêm lợi, lở miệng, sâu răng,…
Cách lựa chọn dung dịch súc miệng phù hợp dành cho người hôi miệng được trình bày chi tiết ở phần sau.
1.4. Lấy cao răng
Cao răng là những mảng bám, cặn vụn thức ăn dư thừa bám dính ở thân răng và nướu răng. Theo thời gian, các mảng bám này bị vôi hóa trở nên cứng hơn, không thể làm sạch.
Để giảm thiểu tình trạng hôi miệng, bạn nên lấy cao răng 6 tháng/lần.
Đối với những trường hợp thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu, vệ sinh răng miệng kém, người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng thì nên lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần.
2. Lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt
- Kiêng ăn thực phẩm dễ gây mùi hôi miệng như hành tỏi, cà phê.
- Khi dùng sữa và các chế phẩm từ sữa thì sau đó cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Đối với thịt động vật bao gồm các loại gia súc, gia cầm như heo, bò, gà… và hải sản bao gồm tôm, cua, cá đều là thức ăn giàu protein. Khi hấp thụ loại thực phẩm này, các vi khuẩn tự nhiên trong miệng sẽ tiêu hóa protein tạo ra hợp chất sulfur dễ bay hơi từ đó gây ra tình trạng có mùi hôi trong hơi thở. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh thật kĩ răng miệng sau khi ăn thịt động vật.
- Hạn chế hút thuốc: do thuốc lá sẽ gây khô miệng. Hút thuốc làm giảm tiết nước bọt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
- Uống nhiều nước: Vừa tốt cho sức khỏe, vừa giảm thiểu tình trạng khô miệng, giúp vi khuẩn gây hôi miệng sẽ chậm phát triển hơn.
3. Điều trị bệnh lý nền (trường hợp hôi miệng do bệnh lý)
Đối với những trường hợp hôi miệng do bệnh lý, trước hết cần trị khỏi bệnh thì hôi miệng sẽ theo đó khỏi theo.
Trong thời gian điều trị bệnh lý nền (ví dụ như nấm lưỡi, trào ngược dạ dày thực quản, đái tháo đường…), người bệnh cần tuân theo chỉ định kê đơn thuốc của bác sĩ kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ (đánh răng, súc miệng…) như đã trình bày ở trên.
>>> Xem bài viết: Ba điều cần biết để giảm nhanh chứng hôi miệng
IV. Review 6 dung dịch súc miệng hiệu quả dành cho người hôi miệng
1. Nước muối sinh lý
Thành phần: chứa 0,9% nồng độ NaCl và 1 lít nước
Công dụng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp vệ sinh răng miệng, vòm họng, đẩy thức ăn thừa còn sót lại ra khỏi khoang miệng, giảm thiểu tình trạng hôi miệng.
Ưu điểm: giá thành rẻ, thành phần lành tính, an toàn.
Nhược điểm: Khả năng diệt khuẩn kém. Không loại bỏ được mảng bám dính chắc ở quanh chân răng.
Giá tham khảo: 5.000 – 10.000 đồng với chai 500ml
2. Nước súc miệng Colgate
Thành phần: nước, Glycerin, Propylene Glycol, Sorbitol, Kali Sorbat, Natri Fluorid, Natri saccarin, Menthol,…
Công dụng: giúp hơi thở thơm mát, hỗ trợ làm bong tróc mảng bám cao răng cứng đầu, những cặn thức ăn thừa, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
Ưu điểm:
- Không chứa cồn giúp loại bỏ sự cay rát khi sử dụng.
- Chứa cetylpyridinium clorua, Sodium flourid,… giúp bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn suốt 12 giờ đến 90%.
Nhược điểm: Kém hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do mắc các bệnh lý nền.
Giá tham khảo: 52.000- 150.000 đồng (tùy từng loại và dung tích chai)
3. Nước súc miệng Listerine
Thành phần: Nước, Alcohol, Sorbitol, Benzoic Acid, Sodium Saccharin, Methyl Salicylat, Thymol, Menthol, Sodium Benzoat…
Công dụng: Làm trắng răng, giúp hơi thở thơm mát, giảm thiểu các mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
Ưu điểm:
- Không bào mòn hay làm hỏng men răng
- Không chứa các chất tẩy trắng răng, làm trắng răng tự nhiên.
- Đa dạng về về thể tích, chủng loại.
Nhược điểm:
- Sử dụng quá thường xuyên sẽ gây tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt.
- Một số dòng nước súc miệng của Listerine chứa rất nhiều cồn mang lại cảm giác cay rát khi sử dụng.
Giá tham khảo: 40.000 – 130.000 đồng (tùy từng loại và dung tích chai).
>>> Xem thêm: Đánh giá hiệu quả, công dụng của nước súc miệng Listerine
4. Nước súc miệng Thái Dương Valentine
Thành phần: Menthol, Tinh dầu bạc hà, Tinh dầu long não, Nước tinh khiết…
Công dụng: điều trị nhiệt miệng, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn,…ở những vùng bàn chải không đi vào được giúp ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng, khử mùi hôi miệng đem đến hơi thở thơm mát.
Ưu điểm:
- Thành phần thảo dược, an toàn, lành tính, giá cả bình dân.
- Không chứa cồn, đường.
- Trị hôi miệng hiệu quả trong trường hợp hôi miệng thông thường.
Nhược điểm: Kém hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do mắc các bệnh lý nền đi kèm.
Giá tham khảo: khoảng 35.000 đồng/chai 500ml
5. Nước súc miệng Betadine
Thành phần: povidon – Iod 1%, Glycerol, Menthol, Methyl salicylat, Sodium Saccharin, Ethanol 96% và nước tinh khiết.
Công dụng: thường dùng điều trị trong hôi miệng do bệnh lý như viêm họng, viêm loét miệng, viêm lợi, nhiễm nấm candida…
Ưu điểm: chứa povidon – Iod 1% là chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh, giảm thiểu hôi miệng hiệu quả.
Nhược điểm:
- Sản phẩm này là thuốc trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Có thể xảy ra các phản ứng mẫn cảm da khi tiếp xúc bao gồm ngứa, đỏ da, vết bỏng rộp nhỏ.
- Sản phẩm có thể làm đổi màu răng giả hoặc dụng cụ niềng răng.
Giá tham khảo: khoảng 60.000 đồng/chai 125ml
6. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Thành phần: Các chất và ion oxy hóa như HClO, ClO-, HO*…
Công dụng: Làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi miệng do viêm nhiễm, hút thuốc, hỗ trợ điều trị viêm lợi, viêm nướu sung huyết, sâu răng, viêm khoang miệng, nhiệt miệng.
Ngoài ra, dung dịch kháng khuẩn Dizigone còn hiệu quả trong sát khuẩn tay, chân; vết thương hở, vết mổ, vết trầy xước ngoài da; vết loét do tì đè, nằm liệt, loét bàn chân do bệnh đái tháo đường; ngăn ngừa viêm nhiễm da do vi khuẩn, nấm, virus.
Ưu điểm:
- Dùng hiệu quả trong các trường hợp hôi miệng thông thường hoặc hôi miệng do bệnh lý mắc bệnh lý nền (như bệnh nấm lưỡi, bệnh đái tháo đường,…)
- Thành phần trong Dizigone được xử lý bằng công nghệ kháng khuẩn Ion EMWE (tương tự như hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể) nên an toàn với người sử dụng.
- Dizigone hoàn toàn an toàn khi không may lỡ nuốt lượng nhỏ xuống thực quản. Dizigone có pH trung tính nên không gây xót, kích ứng niêm mạc miệng.
Nhược điểm: Mùi chloride nhẹ đặc trưng.
Giá tham khảo: khoảng 100.000 đồng/chai 300ml
Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết, hữu ích cho bạn để xử trí hôi miệng. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 1900 9482 để được tư vấn cụ thể hơn.
Tham khảo: www.healthline.com