Trị nấm da đầu bằng muối là phương pháp dân gian truyền miệng khá phổ biến. Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả cũng như cách làm đúng hiện còn nhiều người bệnh chưa nắm rõ. Để người bệnh bớt lo lắng, dược sĩ Dizigone sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về phương pháp này.
Mục lục
1. Trị nấm da đầu bằng muối có tốt không?
Trước hết, bệnh nhân cần hiểu nấm da đầu là một dạng nhiễm nấm da có sự xuất hiện của các mảng tròn có vảy, khô kèm rụng tóc. Một số biểu hiện ít gặp khác là gàu hoặc mụn mủ lan tỏa. Có thể nói căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị triệt để có thể lây sang nhiều vùng khác hoặc lây cho người ở xung quanh.
Thông thường, nếu mức độ nấm da đầu ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách trị nấm da đầu dân gian với chanh, tỏi, gừng, giấm táo,v.v… Trong đó, trị nấm da đầu bằng muối được đánh giá là có hiệu quả khi người bệnh mới nhiễm nấm. Cụ thể:
- Theo Y học cổ truyền, dung dịch muối có khả năng làm khô và diệt khuẩn, nhờ đó tăng tốc độ chữa lành vùng nhiễm nấm và những vùng bị tổn thương.
- Ngoài ra, khi nấm có hiện tượng lan rộng, nước muối sẽ làm khô các mảng lan và ngăn ngừa nấm nhiễm rộng hơn.
- Trong một số nghiên cứu cho thấy muối chứa nhiều kẽm, vitamin A,…hỗ trợ tăng cường miễn dịch, khử độc và ngăn ngừa nấm tái phát hiệu quả.
2. Cách trị nấm da đầu tại nhà bằng muối hiệu quả
Như vậy, đối với bệnh nhân nhiễm nấm da đều thể nhẹ, chưa xuất hiện tổn thương da bội nhiễm thì có thể áp dụng một trong những cách trị nấm đầu với muối được liệt kê dưới đây. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đọc thêm các lưu ý sau phần này để đảm bảo điều trị đúng cách, hiệu quả.
2.1. Trị nấm da đầu bằng muối nguyên chất
Như đã đề cập, sử dụng dung dịch nước muối nguyên chất có thể sát khuẩn và làm khô vùng nhiễm nấm. Bởi các vi khuẩn gây nấm đều ưa môi trường ẩm ướt, nhiều bụi bẩn, nếu bệnh nhân dùng nước muối ủ tóc, nấm sẽ bị ức chế phát triển và không lan rộng gây tổn thương nặng.
Cách thực hiện:
- Pha 3 thìa muối (khoảng 18g) với 2 lít nước lạnh. Nên lấy nước đun sôi để nguội hoặc nước máy sạch vì nguồn nước không vệ sinh có thể làm nấm phát triển nhanh hơn.
- Sau khi gội sạch đầu với dầu gội, bệnh nhân dùng nước muối để gội lại và ủ tóc trong 30 phút. Tiếp đó, xả sạch với nước và sấy khô tóc.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
- Không pha nước muối quá đặc để tránh gây xót vùng da đang bị tổn thương.
- Không dùng dầu gội chứa hương liệu, có thành phần kích ứng. Bệnh nhân nên chọn loại dầu gội có thành phần thiên niên như lô hội, trà xanh,…đều là dược liệu có tính mát sẽ giúp giảm ngứa rát da đầu khi nấm.
2.2. Cách trị nấm da đầu bằng muối và chanh
Với những bệnh nhân có cơ địa da dầu, tóc thường bóng và ẩm nên dùng thêm chanh kết hợp với nước muối để loại bỏ bã nhờn, làm sạch da đầu hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Pha nước chanh muối: Lấy nước cốt 1 quả chanh, thêm 9g muối và 1 lít nước vào rồi khuấy đều.
- Lọc dung dịch qua tấm vải mỏng để loại bỏ tạp chất.
- Sau khi gội đầu sạch, sử dụng dung dịch chanh muối ủ tóc 10 – 15 phút rồi xả sạch lại với nước. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần trong 1 tháng liên tục và theo dõi kết quả nhé!
Lưu ý: Trong trường hợp da đầu nhiễm nấm có vùng vết thương hở thì không nên áp dụng cách này.
2.3. Trị nấm da đầu với muối và giấm
Thêm một phương pháp dùng muối trị nấm da đầu được nhiều bác sĩ thế giới khuyến khích đó là tận dụng hỗn hợp muối và giấm.
Cách thực hiện:
- Trộn 1 thìa cafe muối + 2 thìa canh giấm thành hỗn hợp.
- Khi gội đầu sạch, thoa hỗn hợp lên vùng da nhiễm nấm và ủ trong 10 phút.
- Gội sạch đầu để tránh hỗn hợp đọng lại quá lâu làm khô da. Bệnh nhân nên thực hiện 2 lần/ tuần và kéo dài từ 3 tuần trở lên để thấy kết quả.
2.4. Cách trị nấm đầu bằng lá trầu không và muối
Tuy không phổ biến trên thế giới do một số loại lá chỉ có ở Việt Nam nhưng lá trầu không vẫn hỗ trợ trị nấm da đầu và phòng ngừa nấm hiệu quả. Lá trầu không có tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm nên người bệnh sẽ giảm bớt tình trạng ngứa, lở loét khi bị nấm.
Cách thực hiện:
- Pha nước cốt: Rửa sạch 5 lá trầu không loại to, để ráo nước. Giã nát lá cùng vài hạt muối, sau đó chắt lấy nước cốt. Nếu lá nhỏ, người bệnh có thể lấy khoảng 7 – 8 lá.
- Gội đầu sạch, thoa nước cốt lên vùng da đầu bị nấm. Dùng tay massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm đều vào da. Sau đó, xả sạch lại với nước và sấy khô tóc.
- Bệnh nhân thực hiện với số lần và thời gian 2 – 3 lần/tuần trong 1 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt.
2.5. Hướng dẫn trị nấm đầu với lá hương nhu
Có cùng đặc tính như trầu không, lá hương nhu cũng chứa các chất chống oxy hóa, có tính kháng khuẩn, kháng nấm, ngừa viêm. Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng cách đun nước lá hương nhu để gội đầu khi bị nhiễm nấm.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 150g lá hương nhu đã rửa sạch và để ráo nước, thêm 2 lít nước đã đun sôi vào cùng một chút muối.
- Người bệnh có thể lọc hoặc không, dùng nước lá đã đun và gội đầu như bình thường. Trong khi gội, massage nhẹ nhàng để tinh chất trong lá thẩm thấu.
- Với cách này, bệnh nhân nên thực hiện 3 – 4 lần và theo dõi kết quả.
>>> Xem bài viết: Cách xử lý nấm da đầu tại nhà nhanh khỏi, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát
3. Lưu ý thực hiện trị nấm da đầu bằng muối cần nhớ
Lựa chọn trị nấm da đầu với muối tức là tình trạng nấm của bệnh nhân còn nhẹ. Tuy nhiên, không vì thế mà bỏ qua những lưu ý dưới đây để tránh làm tăng mức độ của bệnh:
- Xác định nguồn lây và phòng tránh: Nhằm hạn chế khả năng tái phát nấm hoặc nhiễm chéo cho người khác, bệnh nhân cần tìm rõ nguồn lây để chủ động phòng tránh, cách ly. Nếu có thể, hãy cố gắng loại bỏ nguồn lây để đảm bảo an toàn cho mình và người thân.
- Pha dung dịch đúng tỷ lệ: Như đã đề cập, dung dịch nước muối để ủ tóc không được pha quá đặc bởi nước muối nồng độ cao có thể làm khô da quá mức, gây bong tróc và ảnh hưởng đến độ ẩm tự nhiên. Nên pha 9g muối với 1 lít nước (nồng độ 0.9%) để đảm bảo an toàn cho da đầu của người bệnh.
- Thực hiện đúng và đủ: Đối với mỗi phương pháp nêu trên, bệnh nhân cần làm đúng số lần và thời gian yêu cầu để thấy rõ sự thay đổi. Nếu bệnh không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì bệnh nhân nên đi khám.
4. Phòng ngừa bệnh nấm da đầu như thế nào?
Ngăn ngừa tình trạng nấm khởi và tái phát nhiều lần, người chưa từng mắc hoặc đã bị bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp sau đây:
- Sử dụng quạt hoặc máy điều hòa không khí vào ban đêm để vùng da đầu được thông thoáng, không ẩm ướt do mồ hôi vào mùa hè.
- Đối với người bị bệnh, nên gội đầu với dầu gội có chứa thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ kê loại dầu có chứa hoạt chất kháng nấm ketoconazole hoặc selen sulfide để nấm không lan rộng. Khi gội không dùng nước quá nóng khiến nấm phát triển nhanh. Sau khi gội cần lau và sấy khô, tránh để đầu ướt lâu. Mặt khác, với người có nguy cơ nên gội đầu thường xuyên với dầu dược liệu để da đầu luôn sạch thoáng, đặc biệt trong mùa hè.
- Các loại khăn dùng để lau tóc, da đầu cần được giặt bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng lý tưởng vì thừa hay thiếu cân đều có khả năng làm giảm miễn dịch, từ đó tăng tỷ lệ nhiễm nấm.
- Nếu bị tiểu đường, hãy thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức bình thường vì lượng đường trong máu không được kiểm soát là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm.
- Khi có nguy cơ nhiễm nấm, hãy kiểm tra xem thú nuôi trong nhà có bị nấm không. Nếu có, hãy đưa chúng đến bác sĩ điều trị vì chúng có thể lây bệnh cho cả gia đình.
- Khi đã bị bệnh và đang dùng thuốc, bệnh nhân hãy uống đủ liệu trình theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Điều trị không triệt để có thể dẫn đến tái phát nhiễm nấm, kháng lại điều trị.
Qua những thông tin về hiệu quả trị nấm da đầu bằng muối cũng như cách thực hiện, các lưu ý và hướng dẫn phòng tránh, người bệnh đã phần nào giải đáp được khúc mắc của mình về phương pháp trị liệu dân gian này. Mọi thắc mắc chi tiết về bệnh nấm da đầu và nhiều bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline 1900 9482 để được trợ giúp nhanh nhất.
Chúc các bạn nhiều sức khỏe!