Khi phát hiện con bị chàm, cha mẹ thường hoang mang, muốn tìm cách giúp con điều trị triệt để. Trên thực tế, đây là căn bệnh viêm da mạn tính, cần thời gian dài để cải thiện. Cách chữa bệnh chàm trẻ em an toàn nhất phải dựa trên nguyên tắc dưỡng ẩm và sát khuẩn ngoài da.
1. Triệu chứng giúp nhận biết sớm bệnh chàm ở trẻ em
Bệnh chàm thường xuất hiện ở các bé dưới một tuổi với các biểu hiện đặc trưng: da khô nứt, ngứa và đau.
Vết chàm có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, nó thường gây ảnh hưởng nhiều ở bàn tay, mặt trong khuỷu tay và đầu gối, trên mặt hay da đầu của bé
Mức độ nghiêm trọng của chàm sẽ khác nhau trên mỗi người bệnh. Một số trẻ chỉ bị khô nứt từng mảng nhỏ, một số trẻ khác lại gặp tình trạng chàm tràn lan khắp cơ thể. Vùng da bị chàm có màu đỏ hoặc đậm hơn màu da bình thường của bé. Nó là nguyên nhân của những cơn ngứa dai dẳng, ảnh hướng đến chất lượng giấc ngủ và khiến trẻ sờ gãi. Nếu vết chàm bị chà sát tổn thương và chảy máu, trẻ có nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp do vi sinh vật gây bệnh từ bên ngoài.
4 dấu hiệu nhiễm trùng vết chàm ở trẻ bao gồm:
- Vết chàm chảy dịch rỉ viêm.
- Bề mặt vùng da chàm xuất hiện lớp vỏ màu vàng hoặc những đốm nhỏ màu trắng.
- Da nóng, đỏ và sưng đau.
- Trẻ có dấu hiệu sốt, rùng mình, quấy khóc.
Khi nhận thấy những dấu hiệu này, cha mẹ cần xử lý đúng cách – kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em
Đến nay, khoa học vẫn chưa kết luận được chính xác nguyên nhân gây chàm. Theo các nghiên cứu y khoa, bệnh chàm là tổng hợp của nhiều yếu tố:
- Do cơ địa, trẻ bị chàm thường có làn da rất khô do không có khả năng giữ ẩm. Tình trạng khô nứt kéo dài khiến da nhạy cảm với nhiều tác nhân gây bệnh, dễ bị ngứa và đau.
- Trẻ có bố mẹ, anh chị em bị chàm… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do được thừa hưởng cơ địa dị ứng. Khi bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài, cơ thể sẽ phản ứng dữ dội hơn bình thường, gây các biểu hiện của chàm mà trẻ khác không có.
Các tác nhân bên ngoài làm tăng nguy cơ bệnh chàm trẻ em:
- Các chất gây kích ứng: xà phòng, chất tẩy rửa, bao gồm dầu gội đầu, sữa tắm, nước giặt…
- Các yếu tố gây dị ứng ngoài môi trường: thời tiết khô lạnh hoặc ẩm ướt; bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng…
- Dị ứng thực phẩm: sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì…
- Chất liệu quần áo: len hoặc vải sợi tổng hợp.
Ngoài ra, tình trạng chàm của trẻ có thể nặng hơn trong một số trường hợp: không khí quá khô và bụi, ra nhiều mồ hôi, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh…
3. Ba nguyên tắc chữa bệnh chàm trẻ em an toàn – ngăn ngừa tái phát
Khỏi chàm dứt điểm là mong muốn của nhiều cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rõ một sự thật: chàm là bệnh do cơ địa dị ứng, sẽ chỉ cải thiện từ từ khi trẻ lớn hơn. Khoảng 70% trẻ bị chàm sẽ khỏi hẳn khi hệ miễn dịch dần được ổn định, 30% còn lại thường bị chàm dai dẳng lâu ngày. Điều trị bệnh chàm an toàn cho trẻ thường dựa trên ba nguyên tắc
- Sát khuẩn da – chống nhiễm trùng
- Dưỡng ẩm – chống khô, làm dịu da
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp
3.1. Sát khuẩn da – chống nhiễm trùng
Sát khuẩn giúp làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm và ngăn ngừa viêm nhiễm. Nhờ đó, một phần nguyên nhân gây chàm sẽ được loại bỏ, giúp trẻ giảm nhanh triệu chứng ngứa rát.
Do làn da bé rất nhạy cảm nên dung dịch sát khuẩn ngoài da cần thỏa mãn những yêu cầu:
- Hiệu quả mạnh trên nhiều mầm bệnh, đảm bảo da bé luôn sạch khuẩn.
- Tác dụng nhanh, giúp mau chóng đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do chàm.
- Dịu nhẹ, không gây xót.
- An toàn, được kiểm chứng chất lượng và cấp phép lưu hành.
Khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn cho bé bị chàm, cha mẹ cần cân nhắc tất cả các yếu tố này. Hiện nay, tại các bệnh viện và phòng khám da liễu, dung dịch sát khuẩn được khuyên dùng nhiều nhất là Dizigone.
Bộ sản phẩm Dizigone chuyên dụng cho chăm sóc chàm da
Dizigone sát khuẩn dựa trên các chất oxy hóa mạnh – tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nhờ đó, hiệu quả diệt mầm mệnh được tối ưu, nhưng vẫn an toàn và không gây kích ứng.
Cách dùng dung dịch Dizigone để vệ sinh da cho trẻ bị chàm:
- Lau/ rửa vùng da chàm bằng dung dịch Dizigone 3-4 lần/ngày.
- Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30s, không cần rửa lại bằng nước.
Sau khoảng 2-3 ngày sử dụng, vết chàm sẽ khô se, không còn rỉ nước, chảy dịch. Do cảm giác ngứa ngáy khó chịu được loại bỏ, bé ngủ ngoan, ăn tốt hơn và bớt đi nhiều lần quấy khóc.
3.2. Dưỡng ẩm – Chống khô rát và làm dịu da
Kem dưỡng ẩm nên được sử dụng hàng ngày để cấp ẩm, làm mềm vùng da chàm của bé. Khi đó, tình trạng khô nứt da được cải thiện, giảm nguy cơ mầm bệnh xâm nhập gây kích ứng.
Để dưỡng ẩm da cho bé, cha mẹ có thể cân nhắc giữa rất nhiều lựa chọn: Kem Dizigone Nano Bạc, kem cừu, vaseline… Nếu đang dùng dung dịch Dizigone để sát khuẩn, kem Dizigone sẽ là lựa chọn dưỡng ẩm tối ưu. Với bảng thành phần đa dạng như lô hội, tràm trà, cúc la mã… Dizigone Nano Bạc giúp duy trì độ ẩm phù hợp tại vùng tổn thương. Không chỉ vậy, các tinh thể nano siêu nhỏ cũng thấm nhanh qua da, kéo dài tác dụng sát khuẩn. Việc kết hợp sử dụng dung dịch Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc đã được chứng minh giúp x3 hiệu quả làm sạch, dưỡng lành da, cho hiệu quả vượt trội trên bệnh chàm trẻ em.
Vết chàm trên mặt em bé cải thiện nhanh khi được chăm sóc đúng cách
Cách dùng kem Dizigone Nano Bạc cho vùng da chàm:
- Đợi dung dịch Dizigone khô lại, thoa một lượng vừa đủ kem Dizigone Nano Bạc 3-4 lần/ngày
- Không chà sát mạnh khi thoa kem, thoa đều theo hướng lông mọc, vỗ nhẹ để thấm đều.
- Chú ý: Không thoa kem khi vết chàm chưa khô se, còn chảy dịch, chảy mủ.
Xem thêm bài viết:
Mẹ đã tìm ra sự thật để chữa bệnh chàm sữa cho con
Mẹ bé Bo chia sẻ bí quyết chăm con chàm sữa
3.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống
Chế độ ăn uống
Một số thực phẩm có thể là tác nhân gây dị ứng, khiến tình trạng chàm của bé nặng thêm. Vì vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm và loại bỏ chúng trong chế độ ăn của bé.
Nguồn thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm: trứng, sữa bò, hải sản… Khi cắt giảm những thực phẩm này, trẻ sẽ thiếu đi một nguồn cung cấp protein và canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Để giảm thiểu nguy cơ đó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi gì trong chế độ ăn.
Nếu trẻ bị chàm sữa đang bú mẹ, dinh dưỡng hàng ngày của mẹ cũng cần được coi trọng. Cụ thể, người mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho con, tránh để chúng gây hại thông qua nguồn sữa mẹ.
Thay đổi lối sống
Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh chàm trẻ em còn nặng thêm bởi các yếu tố bên ngoài như: phấn hoa, bụi nhà, chất vải quần áo, chất tẩy rửa… Vì vậy, thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng chàm của bé.
Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, thay giặt chăn màn, ga gối, ngâm rửa đồ chơi hàng ngày của bé. Chất vải quần áo của bé cũng nên là những loại vải mềm, khô thoáng, thấm hút tốt như cotton… Nếu bé dị ứng với xà phòng, chất tẩy rửa, việc đổi sang sản phẩm làm sạch dịu nhẹ hơn là vô cùng cần thiết. Cha me có thể tắm cho bé bằng dung dịch sát khuẩn Dizione pha loãng với nước ấm để đảm bảo da bé sạch sẽ, không bị kích ứng.
Phản hồi tích cực của khách hàng sau khi được tư vấn chữa chàm đúng cách bằng Dizigone
Chữa bệnh chàm trẻ em sẽ là cuộc chiến dai dẳng, khó khăn dành cho các bậc cha mẹ. Tuy vậy, hiểu được cách chữa chàm đúng cách – an toàn bằng bộ sản phẩm Dizigone sẽ giúp tình trạng chàm của con cải thiện nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát. Để được tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị chàm, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh chàm – Bộ Y tế