Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh như thế nào là an toàn và hiệu quả? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Dưới đây là các cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh thông dụng từ dân gian cho đến hiện đại.
I. 5 cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian
1. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh
Trong lá chè xanh có chứa tanin, polyphenol có khả năng kháng khuẩn, làm sạch và phục hồi tổn thương tại vùng da hăm tã của trẻ. Bên cạnh đó, chúng còn chứa vitamin B1, B2, C giúp nuôi dưỡng làn da, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách sử dụng:
- Một nắm lá chè xanh rửa sạch với nước.
- Cho lá đó cùng ½ thìa cà phê muối vào nồi chứa 1 lít nước sạch đun sôi.
- Đợi nước ấm, chắt lấy nước.
- Sử dụng khăn mềm sạch thấm nước đó lau rửa vùng da bị hăm của bé, đồng thời có thể pha loãng để tắm cho bé.
- Tần suất: 1 lần/ngày.
2. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa acid lauric có khả năng kháng khuẩn đồng thời chứa vitamin E, K giúp dưỡng ẩm cho làn da bé.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng nước ấm.
- Dùng khăn mềm sạch lau khô vùng da đó.
- Thoa một lượng vừa đủ lên vị trí da bị hăm, dàn đều thành lớp mỏng.
- Tần suất: 2 lần/ngày.
>>> Xem bài viết: Xử lý hăm tã bằng dầu dừa liệu có an toàn, hiệu quả?
3. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá khế
Lá khế cũng là một trong số những nguyên liệu dân gian rất quen thuộc. Với thành phần có sắt, kẽm, photpho, magie, vitamin C, các chất chống oxy hóa, lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, sát khuẩn, giảm nhanh tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch một nắm lá khế bằng nước muối pha loãng.
- Vó nát lá khế, sau đó cùng với ¼ thìa cafe muối cho vào nồi 1,5 lít nước đun sôi.
- Đến khi nước ấm (khoảng 35oC), chắt lấy nước khế.
- Dùng khăn mềm sạch thấm nước vệ sinh nhẹ nhàng trên vùng da bị hăm.
- Tần suất 2-3 lần/ngày.
4. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Tương tự như lá khế, lá trầu không cũng rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong lá có chứa nhiều phenol như: eugenol, chavicol,…, tannin cùng với các vitamin C, B1. Chúng có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn đồng thời nuôi dưỡng, phục hồi làn da bị tổn thương của trẻ.
5. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng búp ổi non
Trong búp ổi non có chứa eugenol, volatile oil, quercetin có tác dụng kháng khuẩn, săn se niêm mạc, hiệu quả trong xử lý hăm tã ở trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 1 nắm búp ổi non.
- Đun sôi với một lượng nước thích hợp.
- Đợi nước ấm (khoảng 35oC) rồi chắt lấy phần nước.
- Dùng khăn mềm sạch thấm nước lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của trẻ.
- Tần suất: 2-3 lần/ngày.
II. 5 cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh theo phương pháp hiện đại
1. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng kem Bepanthen
Nguồn gốc: xuất xứ tại Đức.
Thành phần: amygdalus dulcis oil, prunus, panthenol, petrolatum, dầu paraffin, lanolin, nước. Với thành phần nổi bật là panthenol, sản phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da đồng thời giúp da của trẻ được mềm mịn.
Giá thành: 130.000 VNĐ/tuýp 100g.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm tã.
- Thoa một lớp mỏng lên da.
- Tần suất: 1 hoặc nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.
Đánh giá sản phẩm
- Ưu điểm: chống hăm hiệu quả, cung cấp độ ẩm phù hợp cho làn da bé.
- Nhược điểm: khả năng điều trị vết hăm trợt loét còn hạn chế.
2. Kem Dizigone baby
Nguồn gốc: Việt Nam, nguyên liệu nhập khẩu châu Âu
Thành phần: Dizigone Baby chứa Dầu mầm gạo, dầu bơ, Kẽm oxit, Nano bạc, Chiết xuất yến mạch, chiết xuất cúc tâm tư, và vitamin E có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm, làm mềm min và an toàn tuyệt đối với da bé.
Giá thành: 185.000 VNĐ / tuýp 30 gram
Cách sử dụng:
- Vệ sinh sạch vùng da bị hăm
- Thoa một lớp mỏng trên da
- Sử dụng 3 – 4 lần một ngày hoặc nhiểu hơn
Đánh giá sản phẩm:
- Kháng khuẩn, cải thiện hăm nhanh chóng
- An toàn tuyệt đối với da bé
- Lành tính
3. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng kem Sudocrem
Nguồn gốc: xuất xứ tại Anh.
Thành phần:
- Kẽm oxyd có khả năng làm giảm tổn thương da, giữ ẩm hiệu quả.
- Benzyl benzoat, benzyl cinnamate có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.
- Anhydrous hypoallergenic lanolin giúp làm dịu các vết mẩn đỏ, mềm da cho trẻ.
Giá thành: 100.000 VNĐ/tuýp 60g.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh vùng da bị hăm của trẻ.
- Mẹ rửa sạch tay trước khi bôi thuốc cho bé.
- Lấy một lượng vừa đủ thoa lên vùng da của bé, massage nhẹ nhàng cho kem thẩm thấu vào da.
- Tần suất: tùy theo mức độ bệnh có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.
Đánh giá sản phẩm:
- Ưu điểm: Khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Duy trì được độ ẩm cần thiết cho da bé.
- Nhược điểm: ít hiệu quả trong quá trình điều trị các vết hăm nặng, trợt loét.
4. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng kem Cetaphil
Nguồn gốc: xuất xứ tại Mỹ.
Thành phần:
- Kẽm oxyd giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Vitamin B5, E làm dịu da đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho da bé
Giá thành: 350.000 VNĐ/tuýp 70g.
Cách sử dụng:
- Lau sạch vùng quấn tã.
- Bôi một lớp kem mỏng, thoa nhẹ nhàng
- Nên sử dụng khi bé đi ngủ để tránh sự hao hụt sản phẩm trên da.
Đánh giá sản phẩm:
- Ưu điểm: chống hăm hiệu quả.
- Nhược điểm: ít hiệu quả trong quá trình xử lý các vết hăm nặng hay hăm loét.
5. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng kem Bubchen
Nguồn gốc: xuất xứ tại Đức.
Thành phần: chiết xuất từ Hoa cúc, tinh dầu cây carite, tinh dầu hoa hướng dương, cùng với panthenol, sáp ong, vitamin E.
Tác dụng: tiêu diệt, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời giúp làm mềm, dịu, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé.
Giá thành: 130.000VNĐ/tuýp 75 ml.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm tã của bé.
- Rửa tay sạch sẽ, lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên da.
- Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Đánh giá sản phẩm:
- Ưu điểm: khả năng kháng khuẩn, dưỡng ẩm tốt.
- Nhược điểm: tác dụng thấp trong quá trình điều trị vết hăm chảy mủ.
III. Xử lý hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng bộ sản phẩm Dizigone
Bộ sản phẩm bao gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Baby. Trong đó:
Dung dịch Dizigone có chứa các thành phần là: HClO, ClO-, OH* có khả năng tiêu diệt vi sinh vật một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Với phổ tác dụng rộng, khả năng diệt khuẩn tốt, sản phẩm hiệu quả trên cả những vết thương xuất hiện chảy mủ.
Kem Dizigone Baby có chứa các thành phần tự nhiên như:
- D-panthenol, kẽm oxit kết hợp với lô hội giúp dưỡng ẩm, dịu da, giảm viêm ngứa.
- Cúc tâm tư kết hợp với chiết xuất yến mạch giúp kháng khuẩn, chống viêm, kích thích phục hồi tái tạo vùng da bị tổn thương, cải thiện hăm hiệu quả
Sự kết hợp giữa bộ đôi sản phẩm của Dizigone sẽ làm tăng hiệu quả trong quá trình xử lý hăm tã ở trẻ nhỏ do:
- Khả năng diệt khuẩn tốt, ngay cả những vị trí có trợt loét.
- Dưỡng ẩm, tái tạo tế bào da.
- Chống viêm, ngăn ngừa sẹo.
- Thành phần lành tính, an toàn cho bé.
Dizigone được hàng ngàn mẹ có con nhỏ tin tưởng lựa chọn để chăm sóc làn da bé
Cách sử dụng bộ đôi sản phẩm Dizigone:
- Vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng.
- Bôi một lớp mỏng kem Dizigone Baby lên vùng da bé.
Giá tham khảo:
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml – 100.000 VNĐ/chai.
- Kem Dizigone baby – 185.000 VNĐ/tuýp.
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý hăm tã cho bé
>>> Xem bài viết: Bí quyết trị hăm tã tại nhà nhanh khỏi mẹ cần biết
Trên đây là các cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh từ dân gian đến hiện đại. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ để các mẹ lựa chọn được phương pháp xử lý hiệu quả nhất cho bé. Mọi thông tin cần tư vấn, xin liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được giải đáp.
Thảo đã bình luận
Bé nha em được tháng tuổi sài sản phẩm này được không ạ
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
Dizigone an toàn tuyệt đối và dùng được cho bé từ sơ sinh 0 ngày tuổi
Bạn yên tâm dùng cho em bé.